...

Rơm rạ là phế phẩm sau khi thu hoạch lúa được tận dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: làm nhà, bón phân, làm chuồng trại…Tuy nhiên, ngày nay rơm rạ nhiều và không thể tiêu thụ được hết. Nhiều người lựa chọn đốt rơm rạ để phân hủy gây ra những tác động tiêu cực cho môi trường. Do vậy, việc tìm kiếm một giải pháp an toàn để xử lý rơm rạ nhận được đông đảo sự quan tâm. Cụ thể là giải pháp xử lý rơm rạ bằng Trichoderma mà sinhhocducbinh.com sẽ hướng dẫn ngay sau đây.

Những tác hại của việc xử lý rơm rạ không đúng cách

Rơm rạ được xem là một phế phẩm phổ biến sau các vụ mùa thu hoạch lúa của nước ta. Từ xưa, nhiều hộ nông dân đã lựa chọn phương pháp đốt rơm rạ để phân hủy chúng. Tuy nhiên, cách thức này mang đến nhiều hệ lụy cho môi trường và sức khỏe của con người. Dưới đây là một số tác hại tiêu biểu:

  • Ô nhiễm môi trường nước: Nếu rơm rạ được đổ trực tiếp xuống sông, hồ, ao, suối hoặc nguồn nước khác mà không qua xử lý có thể gây ô nhiễm nước. Bởi vì trong rơm rạ chứa chất hữu cơ và một số chất dinh dưỡng như photpho và nitrat, có thể gây độc hại cho môi trường nước, rối loạn hệ sinh thái.
  • Ô nhiễm không khí: Khi đốt rơm rạ sẽ tạo ra khói bụi gây ô nhiễm không khí trong khu vực xung quanh. Khói bay ra có thể gây độc cho hệ hô hấp, ảnh hưởng đến mắt và các vấn đề sức khỏe khác.
  • Tai nạn cháy: Nếu đốt rơm rạ không kiểm soát, cháy có thể lan ra những khu vực lân cận gây ra thiệt hại khó lường trước. Đám cháy lớn có thể làm cháy rừng, cháy nhà và đe dọa tính mạng nhiều loại động thực vật, kể cả con người.
Những lưu ý khi sử dụng Trichoderma
Những tác hại của việc đốt rơm rạ

Cách xử lý rơm rạ hiện nay

Hiện nay, xử lý rơm rạ hiệu quả thường được nhiều người lựa chọn đó là xử lý rơm rạ bằng Trichoderma. Phương pháp này được thay thế cho những cách xử lý truyền thống như: cho trâu bò ăn, đốt…và mang đến nhiều tác động tích cực cho ngành nông nghiệp. Nhà nông có thể tận dụng rơm rạ để ủ phân, một phần giúp bón đất tươi tốt hơn, một phần giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Xử lý rơm rạ bằng cách sử dụng Trichoderma hoặc các chế phẩm sinh học khác sẽ làm cho đất được phì nhiêu, màu mỡ hơn, hạn chế tình trạng khô cằn, chai sạn. Đối với phương pháp sử dụng Trichoderma chỉ phù hợp với nền đồng ruộng có độ ẩm nhất định. Đối với các cánh đồng ngập nước thì có thể sử dụng chế phẩm sinh học khác.

Xử lý rơm rạ bằng Trichoderma
Xử lý rơm rạ bằng Trichoderma

Quy trình xử lý rơm rạ bằng Trichoderma

Chuẩn bị nguyên liệu

Đối với từng loại Trichoderma của các nhà sản xuất khác nhau sẽ có hướng dẫn sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, đối với 1 gói Trichoderma 1 kg, bà con có thể hòa tan với 3 – 4 m3 nước sạch. Bên cạnh đó, đối với rơm rạ, nên cắt ngắn khoảng 10cm trước khi ủ sẽ dễ ủ hơn.

Ủ rơm rạ

Các bước ủ rơm rạ được tiến hành như sau:

  • Đảo rơm: Rơm rạ cần được đảo đều với lượng hỗn hợp Trichoderma đã chuẩn bị. Đối với rơm bị khô lâu ngày, bà con có thể tưới thêm nước để tạo độ ẩm khi hòa cùng Trichoderma.
  • Phủ rơm bằng tấm bạc: Sau khi đã trộn, đảo rơm đều với Trichoderma, bà con đậy tấm bạc hoặc bọc nilon cho kín, tránh mưa nắng. Nên ủ trong vòng 2 ngày dưới mức nhiệt 40-50 độ C. Nên kiểm tra rơm rạ thường xuyên, tưới thêm nước để đảm bảo độ ẩm đạt 60%.
  • Đảo rơm: Sau khoảng 7 ngày, bà con đảo đều rơm rạ cho đều để tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi.
  • Sử dụng rơm rạ để bón phân: Sau 1 tháng bà con có thể sử dụng rơm rạ như 1 loại phân bón hữu cơ, an toàn và hiệu quả đối với các loại cây trồng. Có thể bón vào đất trước khi trồng hoặc bón vào gốc cây đều được.
Ủ rơm rạ bằng bọc nilon
Ủ rơm rạ bằng bọc nilon

Xử lý rơm rạ ngay trên ruộng

Một cách xử lý rơm rạ nhanh hơn, ít tốn thời gian và công sức đó là xử lý trực tiếp ngay trên cánh đồng. Cách này phù hợp với những bà con cần xử lý rơm nhanh để kịp vụ mùa tiếp theo. Liều lượng được khuyến khích sử dụng là: 3-4 kg Trichoderma cho 1 hecta ruộng.

Cách xử lý rơm rạ bằng Trichoderma thường được tiến hành như sau:

  • Làm mềm đất: Bà con làm mềm đất và rơm rạ sau khi đã thu hoạch bằng các dụng cụ chuyên dụng hoặc máy cày, máy bừa. 
  • Phun Trichoderma: Pha hỗn hợp Trichoderma với nước theo tỷ lệ đã hướng dẫn, sau đó phun đều lên khắp bề mặt đất ruộng, nơi cần xử lý rơm rạ.
  • Ngâm ruộng: Ruộng cần được ngâm Trichoderma trong 1 tuần. Sau đó tiến hành phác ruộng để bề mặt của đất được ráo.
  • Chuẩn bị trước khi cấy lúa: Nên để ruộng trống khoảng 1 tuần trước khi cấy lúa mới, để đảm bảo đủ thời gian cho đất phục hồi độ ẩm và chất dinh dưỡng.
Xử lý rơm rạ ngay trên ruộng
Xử lý rơm rạ ngay trên ruộng

Tác dụng của nấm Trichoderma trong việc xử lý rơm rạ

Xử lý rơm rạ có nhiều cách, tuy nhiên xử lý với Trichoderma luôn được xem là phương án tối ưu hiện nay. Có nhiều nguyên nhân làm cho Trichoderma được tận dụng như sau:

  • Phân giải chất hữu cơ: Trichoderma có khả năng phân hủy các chất hữu cơ trong rơm rạ. Nó tiếp xúc và tạo enzim để phân giải các chất hữu cơ trong rơm rạ thành các dạng dễ phân giải hơn như đường, axit hữu cơ.
  • Cải thiện chất lượng đất: Nấm Trichoderma giúp cải thiện chất lượng đất bằng cách tăng tính cơ học, hóa học và sinh học của đất. Cụ thể nó giúp cải thiện độ thoáng khí, dinh dưỡng và cung cấp chất hữu cơ vào đất, tăng sức đề kháng cho cây và khả năng chống lại bệnh hại.
  • Giảm ô nhiễm môi trường: Sử dụng Trichoderma giúp giảm ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ gây ra. Thay vì đốt rơm rạ, Trichoderma giúp phân giải rơm một cách tự nhiên, an toàn, không gây ô nhiễm. Đồng thời còn giúp tái sử dụng rơm rạ làm phân bón hữu cơ, duy trì môi trường đất lành mạnh.
  • Tăng cường hiệu suất cây trồng: Trichoderma được xem là chất kháng sinh tự nhiên, giúp tăng cường sự phát triển và chống lại bệnh hại cho cây trồng. Nó cũng giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cây từ đất, tăng sức khỏe và năng suất cho cây.

Những lưu ý khi sử dụng Trichoderma

Mặc dù nấm Trichoderma mang đến nhiều lợi ích và giúp xử lý rơm rạ an toàn, hiệu quả. Thế nhưng, bà con cần phải lưu ý một số điểm khi sử dụng Trichoderma như sau:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn về liều dùng, cách dùng: Nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Đây là thông tin quan trọng về việc quy định liều lượng, cách dùng, cách lưu trữ cũng như quá trình xử lý.
  • Đảm bảo điều kiện phát triển phù hợp cho nấm Trichoderma: Một môi trường phù hợp để Trichoderma phát triển là phải đủ độ ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh mưa.
  • Không sử dụng quá liều: Đảm bảo sử dụng đúng liều lượng như hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc sử dụng quá liều không chỉ gây lãng phí mà còn gây kém hiệu quả, tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Chọn loại Trichoderma phù hợp: Có nhiều loại Trichoderma trên thị trường hiện nay, hãy lựa chọn một loại phù hợp với mục đích và điều kiện sử dụng của bạn. Đảm bảo rằng loại Trichoderma được chọn phù hợp với việc phân giải chất hữu cơ trong rơm rạ.
Những lưu ý khi sử dụng Trichoderma
Những lưu ý khi sử dụng Trichoderma

Trên đây, bài viết của sinhhocducbinh.com đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về việc xử lý rơm rạ bằng Trichoderma. Hy vọng bài viết này là hữu ích đối với các bạn, đừng quên chia sẻ và áp dụng vào thực tế để thấy hiệu quả của phương pháp này nhé.

⫸ Xem thêm: Chế phẩm Trichoderma Bacillus: Cách sử dụng, nơi mua bán uy tín

⫸ Xem thêm: Hướng dẫn cách bảo quản nấm Trichoderma đơn giản

⫸ Xem thêm: 4 Cách dùng Trichoderma đơn giản, cho hiệu quả cao

⫸ Xem thêm: Hướng dẫn cách ủ đậu tương với Trichoderma chi tiết nhất

⫸ Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng nấm Trichoderma cho hoa hồng

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *