Được biết đến là một trong những phương pháp trừ sâu an toàn, thân thiện với môi trường, nấm Trichoderma nhận được sự quan tâm của nhiều người. Đây được xem là bước tiến vượt bậc trong sự phát triển của nền nông nghiệp hiện nay. Vậy nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết gì về loại nấm vi sinh này, hãy để sinhhocducbinh.com giải đáp một cách toàn diện về chúng cũng như cách bảo quản nấm Trichoderma ngay trong bài viết sau đây nhé.

Nấm Trichoderma là gì?

Trước tiên hãy cùng tìm hiểu sơ lược về nấm Trichoderma. Nấm Trichoderma thuộc nhóm các vi khuẩn có lợi và tồn tại dưới nhiều dạng, kích cỡ khác nhau. Trái ngược với nhiều loại nấm khác, nấm này có khả năng kiểm soát nhiễm trùng của các vi nấm gây bệnh và kích thích sự phát triển của cây trồng. Một số loại nấm gây hại mà chúng có thể ức chế là: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium…

Nấm Trichoderma đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng nông nghiệp và xử lý môi trường. Chúng có khả năng phân hủy chất hữu cơ, giúp cải thiện chất lượng đất và ngăn chặn sự hình thành, phát triển của những loại vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng.

Với đặc tính thân thiện với môi trường, nấm Trichoderma được ưu ái tận dụng trong nông nghiệp hữu cơ là chính. Người ta sử dụng chúng để bảo vệ cây trồng khỏi bệnh nhanh hơn, tận dụng chất kháng sinh tự nhiên để kiểm soát vi khuẩn gây bệnh.

Đôi nét về nấm Trichoderma
Đôi nét về nấm Trichoderma

Cách sử dụng nấm Trichoderma

Hiện nay có 2 phương pháp sử dụng nấm Trichoderma phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Sử dụng bón trực tiếp

Sử dụng nấm Trichoderma để bón trực tiếp là phương pháp đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất. Bất kỳ ai cũng có thể áp dụng phương pháp này vào các loại cây trái, rau củ mà mình đang trồng. Tuy nhiên, lưu ý rằng nếu sử dụng nấm để bón lót cho cây thì nên bón 1-2 lần/ vụ đối với cây ngắn ngày. Đối với cây lâu năm thì nên bón ít nhất 2 lần/ năm.

Với phương pháp bón trực tiếp, người ta có thể sử dụng nấm để pha loãng với nước và tưới vào đất hoặc phun lên cây trồng. Phương pháp này đơn giản, hiệu quả, thế nhưng nếu gặp thời tiết bất lợi như mưa nhiều hoặc nắng gắt thì sẽ làm chết nấm. Do vậy, nên quan sát và có lịch trình bón nấm phù hợp.

Sử dụng bón trực tiếp
Sử dụng bón trực tiếp

Ủ nấm với các loại phân khác

Một cách sử dụng nấm Trichoderma phổ biến khác đó là ủ nấm với các loại phân khác. Do tính chất dễ phân hủy dưới nhiệt độ cao hoặc mưa nhiều, nấm Trichoderma được khuyến khích sử dụng kèm các loại phân khác. Một số phân bón có thể kết hợp như: ure, xác bã thực vật, phân chuồng, super lân…

Người trồng cây có thể trộn đều các hỗn hợp phân bón với nhau cùng 1 lượng nấm nhất định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Sau đó phun nước vào để tạo độ ẩm nhất định, không quá khô cũng không quá ướt. Sau đó ủ bạt và đợi trong 4 -5 ngày, kiểm tra độ ẩm của hỗn hợp phân và phun nước nếu cần thiết. Sau 30 ngày ủ là người nông dân có thể sử dụng để bón phân cho cây trồng của mình hiệu quả. 

Cách bảo quản nấm Trichoderma 

Nếu bạn sử dụng nấm Trichoderma, bạn cần tìm hiểu về những cách bảo quản chúng. Việc thực hiện bảo quản đúng cách sẽ giúp duy trì chất lượng cho sản phẩm nấm, giúp người nông dân sử dụng được lâu dài và hạn chế tổn thất do nấm chết. Dưới đây là một số cách bảo quản nấm Trichoderma phổ biến mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Bảo quản dưới dạng nguyên liệu

Có nhiều người biết cách làm nấm Trichoderma và thực hiện làm nấm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như lúa mì hoặc gạo. Đối với trường hợp nấm tự làm, sau khi nấm đã hình thành, người nông dân có thể bảo quản bằng cách đổi qua sử dụng túi vải để nấm được thoáng khí. Một số trường hợp sử dụng túi nilon có thể tạo độ ẩm cao và làm nấm chết do không gian kín.

Người nông dân có thể sấy khô nấm ở nhiệt độ tối đa 40 độ C. Sau đó bảo quản nấm ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng chiếu vào. Nấm sẽ được kéo dài thời gian sử dụng nếu giảm được tối đa độ ẩm ở môi trường xung quanh.

Cách bảo quản nấm Trichoderma
Cách bảo quản nấm Trichoderma

Bảo quản dưới dạng chế phẩm sinh học

Đối với các dạng nấm Trichoderma được sản xuất dưới dạng chế phẩm sinh học, người nông dân có thể bảo quản trong túi kín hoặc bình, lọ thủy tinh. Các loại chai, lọ có nút kín là phương pháp bảo quản tối ưu cho dạng nấm này. Đối với túi đựng thì nên giữ kín và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc nơi ẩm thấp.

Bảo quản sau khi pha loãng

Thông thường, sau khi hòa tan nấm Trichoderma với nước theo tỷ lệ phù hợp, bạn cần sử dụng hỗn hợp này để bón vào cây trái trong vòng 24 giờ để đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng, người nông dân không thể sử dụng hết dung dịch dịch đã pha. Lúc này có thể bỏ vào bình hoặc lọ có nắp kín để đậy chặt lại, sau đó bỏ vào ngăn mát tủ lạnh và sử dụng càng sớm càng tốt.

Bảo quản sau khi pha loãng
Bảo quản sau khi pha loãng

Bảo quản khi không sử dụng hết

Đối với các túi nấm Trichoderma sau khi đã mở ra nhưng không sử dụng hết cũng cần phải bảo quản đúng cách. Cụ thể, người nông dân cần cột kín miệng túi hoặc sử dụng các loại máy hàn miệng túi chuyên dụng để hàn lại. Đảm bảo rằng không khí không được tiếp xúc với nấm bên trong túi.

Cùng với đó, hãy để túi nấm ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời hoặc mưa gió ẩm ướt. Đây là cách tốt nhất giúp bảo quản nấm khi không sử dụng hết. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, bạn nên sử dụng nấm trong lần mở túi đầu tiên hoặc sử dụng càng sớm càng tốt.

Một số ưu và nhược điểm của nấm Trichoderma

Như đã đề cập, nấm Trichoderma thuộc nhóm vi sinh vật mang đến nhiều lợi ích cho cây trồng. Tuy nhiên bên cạnh đó, loại nấm này cũng có một số nhược điểm nhất định. Hãy cùng điểm qua các ưu nhược điểm sau đây để có cái nhìn tổng quan nhất:

Ưu điểm

  • Tiêu diệt vi khuẩn, sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
  • Hạn chế được nhiều bệnh của cây như vàng lá, thối rễ…
  • Kiểm soát bệnh một cách tự nhiên, giúp giảm sự phụ thuộc của cây trồng vào các loại hóa chất hoặc kháng sinh.
  • Gia tăng sức khỏe cây trồng, kích thích sự phát triển của hệ rễ và thúc đẩy hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
  • Phân hủy chất hữu cơ trong đất, giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Thân thiện với môi trường, không phát sinh độc tố làm ô nhiễm nguồn đất và nước nơi sử dụng.
Ưu điểm của nấm Trichoderma
Ưu điểm của nấm Trichoderma

Nhược điểm

  • Dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường như độ pH, độ ẩm, nhiệt độ xung quanh và ánh sáng.
  • Bị giảm tác dụng hoặc dễ chết do không được bảo quản đúng cách.
  • Nếu sử dụng quá liều hoặc liên tục, nấm có thể bị kháng cự bởi các loại nấm gây bệnh khác, giảm hiệu quả và tăng nguy cơ gây bệnh cho cây trồng.
  • Giá thành đắt.
  • Đòi hỏi người dùng phải bảo quản đúng cách.
  • Phải sử dụng đúng quy trình, hướng dẫn mới mang đến hiệu quả cao.

Có thể thấy, nấm Trichoderma mang lại nhiều lợi ích cho cây trồng và môi trường. Tuy nhiên cũng cần xem xét các nhược điểm của chúng và có biện pháp khắc phục hiệu quả để việc sử dụng mang đến nhiều lợi ích hơn.

Trên đây sinhhocducbinh.com đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin xoay quanh nấm Trichoderma cũng như cách bảo quản nấm Trichoderma đơn giản. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho việc trồng trọt của các bạn.

⫸ Xem thêm: Chế phẩm Trichoderma Bacillus: Cách sử dụng, nơi mua bán uy tín

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *