Đạm cá là một loại phân bón sinh học hữu cơ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, được sử dụng cho cây trồng. Nhiều người sử dụng đạm cá nhưng vẫn chưa biết rõ về loại đạm này như công dụng, cách ủ cũng như những lưu ý đi kèm. Hôm nay hãy cùng sinhhocbinhduc.com giải đáp thắc mắc cách sử dụng đạm cá hiệu quả nhất cho bà con ngay trong bài viết sau đây nhé.
Đạm cá là gì?
Đạm cá được chế biến dưới dạng bột, là một nguồn cung cấp chất đạm tự nhiên cho thực vật, cây trồng. Nó được sản xuất bằng cách chế biến cá tươi hoặc cá đã qua xử lý để sử dụng làm phân bón hữu cơ sinh học. Đạm cá chứa một lượng lớn chất đạm và các dạng amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng.
Đạm cá được sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ để cung cấp chất đạm cho cây trồng. Đây là nguồn cung cấp chất đạm hữu cơ, không chứa các chất cấu trúc hóa học và hợp chất kỹ thuật như các loại phân bón hóa học khác.
Đạm cá có thể bón trực tiếp vào đất hoặc kết hợp cùng các loại phân khác để cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho hệ vi sinh trong đất. Sử dụng đạm cá đúng cách và đúng liều lượng sẽ tác động tích cực đến hệ sinh thái và sự tăng trưởng của thực vật.
Tác dụng của đạm cá đối với cây trồng
Đạm cá mang đến nhiều tác dụng khác nhau cho cây trồng. Cụ thể một số tác dụng được giải thích như sau:
- Cung cấp đạm sinh học và chất dinh dưỡng: Đạm cá là một nguồn chất đạm tự nhiên có nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất. Chúng là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phân chia tế bào trong cây trồng. Sử dụng đạm cá sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh, lá xanh tươi và tạo ra nhiều mầm hoa, trái cây.
- Kích thích cây trồng lớn nhanh: Đạm cá chứa các dạng amino acid và vi chất cần thiết cho sự hấp thụ của cây. Nó giúp tăng cường khả năng hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng từ đất, như nitơ, photphat, kali và các khoáng chất khác. Điều này giúp kích thích cây trồng lớn nhanh, hiệu suất tăng trưởng cao.
- Tăng cường sức khỏe và hạn chế bệnh hại cho cây trồng: Do chứa nhiều chất dinh dưỡng cần, nên đạm cá giúp tạo ra các chất bảo vệ tự nhiên cho cây, như các chất chống oxy hóa và hợp chất kháng vi sinh. Những chất này giúp cây trồng phát triên triển mạnh mẽ, có khả năng chống chọi các tác động tiêu cực của môi trường, bệnh tật và côn trùng gây hại.
- Cải thiện cấu trúc đất: Đạm cá có khả năng cải thiện cấu trúc đất hiệu quả, kích thích sự phát triển của giun, gián tiếp cải tạo đất. Đạm cá còn có khả năng tăng cường sự liên kết của đất, cải tạo đất khô cằn thành đất phì nhiêu, màu mỡ nhiều dưỡng chất. Đồng thời cân bằng độ pH trong đất và ức chế một số độc tính có hại cho cây trồng.
- Cân bằng sinh thái: Trong đạm cá được ủ với emzeo có chứa một lượng lớn các vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng.
Cách sử dụng đạm cá hiệu quả
Sử dụng đạm cá cần phải xem xét từng mục đích và đối tượng sử dụng khác nhau để đạt được hiệu quả tối ưu. Dưới đây là cách sử dụng đạm cá cho từng đối tượng cụ thể mà bà con có thể tham khảo:
Sử dụng đạm cá cho hoa
- Đối với hoa hồng: Bà con trồng hoa hồng cần lưu ý thực hiện phun đạm cá cho cây khoảng 3 tuần/ lần. Lưu ý nên sử dụng nước sạch để tưới lại hoa sau khi phun đạm cá từ 3-4 giờ. Đối với những cây đang ra hoa, hãy dùng 1 lít đạm cá kết hợp cùng 300 lít nước sạch để tưới gốc.
- Đối với hoa lan: Với mục đích kích rễ hoa lan, bà con cần sử dụng 1 lít đạm cá kết hợp cùng 200 lít nước sạch để phun vào rễ hoa, thực hiện định kỳ 1 lần sau mỗi 2 tuần. Đối với lan sau khi đã ra hoa, bà con duy trì phun đạm cá với tỷ lệ 1:250 (đạm cá: nước sạch). Lưu ý nên tưới lan lại với nước sau khi sử dụng đạm cá từ 2 giờ.
- Đối với các loại hoa khác: Bà con pha đạm cá theo tỷ lệ 15ml đạm cá và 1 lít nước sạch. Thực hiện tưới vào gốc dung dịch trên trong 7 ngày/ lần. Bà con có thể phun dưới gốc để hoa hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.
Sử dụng đạm cá cho cây ăn quả
Đối với cây ăn quả, tùy theo giai đoạn lớn lên của cây mà bà con sử dụng đạm cá theo tỷ lệ, liều lượng khác nhau. Cụ thể như sau:
- Sầu riêng: Bà con sử dụng đạm cá với nước theo tỷ lệ 1:250 để tưới gốc định kỳ 1 lần sau 3 tuần. Tỷ lệ này phù hợp cho các loại sầu riêng mới trồng. Đối với sầu riêng đang làm trái, bà con giảm tỷ lệ đạm cá xuống 1:300 và kết hợp cùng các loại phân bón khác để đảm bảo cây có được đầy đủ và đa dạng các dưỡng chất cần thiết.
- Cam, bưởi, xoài, quýt, nho, ổi…: Đối với các loại cây ăn trái này, bà con thực hiện pha đạm cá theo tỷ lệ 1: 250 và tưới định kỳ hàng tháng để đạt được hiệu quả tối đa.
Sử dụng đạm cá cho cây công nghiệp
Các loại cây công nghiệp như điều, cà phê, trà, hạt tiêu, thuốc lá, mía, dâu tằm…bà con cũng có thể sử dụng đạm cá làm phân bón. Cụ thể, thực hiện pha loãng đạm cá theo tỷ lệ 1:200 với nước sạch. Tiến hành tưới vào gốc cây khoảng 3 lít mỗi lần sau 6 tháng để cây hấp thụ dinh dưỡng đủ và đúng thời điểm. Các loại cây công nghiệp chỉ nên bón đạm cá từ 6-8 tháng một lần là phù hợp.
Sử dụng đạm cá cho cây lương thực
Đối với các loại cây lương thực như lúa, ngô, sắn…bà con pha dung dịch theo tỷ lệ 50ml đạm cá với 20 lít nước. Sử dụng khoảng 9-10 lít cho 1 hecta ruộng. Trong mùa vụ, bà con nên kiên trì bón phân đạm cá khoảng 2-3 lần sau 40-45 ngày. Điều này giúp cho cây lương thực hấp thụ dưỡng chất và phát triển tốt hơn.
Những lưu ý khi sử dụng đạm cá
Khi sử dụng đạm cá, bà con cần lưu ý một số điểm như sau:
- Thời điểm sử dụng đạm cá: Chọn thời gian phù hợp để sử dụng đạm cá. Tránh sử dụng trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc mưa lũ. Đồng thời, hạn chế sử dụng trong thời điểm cây ra trái, ra bông hoặc chuẩn bị thu hoạch. Nên kết hợp cùng các loại phân khác để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho cây.
- Sử dụng đạm cá đúng cách: Nên pha loãng đạm cá theo tỷ lệ hợp lý để tránh tưới không đều và làm tăng nguy cơ cháy lá, tổn thương cho cây. Nên phun hoặc tưới vào gốc cây là tốt nhất.
- Không kết hợp cùng các loại phân bón hóa học: Trong đạm cá chứa hàng triệu vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Nếu kết hợp cùng các loại phân bón hóa học sẽ làm tăng nguy cơ ức chế vi khuẩn có lợi từ đạm cá. Từ đó làm giảm hiệu quả của đạm cá đối với việc kích thích tăng trưởng cho cây.
- Bảo quản đúng cách: Để đảm bảo đạm cá giữ được chất lượng tốt nhất và tránh quá trình oxy hóa, hãy bảo quản chúng trong bọc kín, ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Không lạm dụng đạm cá: luôn tuân thủ hướng dẫn trên bao bì về liều lượng sử dụng. Việc lạm dụng đạm cá có thể gây hại cho cây trồng và gây ra sự cháy lá, các phản ứng không mong muốn khác.
Trên đây sinhhocducbinh.com đã chia sẻ đến quý bà con về phân bón sinh học hữu cơ mang tên đạm cá và cách sử dụng đạm cá an toàn, hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên là hoàn toàn hữu ích đối với bà con.
⫸ Xem thêm: Phân cá: Tác dụng, cách ủ và lưu ý khi sử dụng chi tiết nhất
⫸ Xem thêm: Đạm cá hữu cơ: Công dụng, cách ủ và lưu ý khi sử dụng
⫸ Xem thêm: Cách làm đạm cá bón cây tươi tốt theo công thức chuẩn và không hôi
⫸ Xem thêm: 5 tác dụng tuyệt vời của việc bón đạm cá cho hoa hồng
⫸ Xem thêm: Chế phẩm sinh học cho cây trồng – Xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp