Ngày nay sử dụng phân đạm cá trong nông nghiệp đang dần trở nên phổ biến và thay thế cho các hóa chất độc hại. Bởi những tác dụng không nhỏ của nó mang lại đối với sự phát triển của cây trồng cũng như vì nguồn thực phẩm sạch và bảo vệ môi trường hiệu quả. Vì vậy, bà con đừng bỏ qua cách làm đạm cá bón cây với công thức chuẩn và không bị mùi hôi trong bài viết này, để có một mùa bội thu nhé.

Tìm hiểu thế nào là đạm cá bón cho cây trồng?

Đạm cá hay phân cá hoặc dịch đạm cá có tên trong tiếng anh là fish fertilizer. Đây là một loại phân bón hữu cơ với thành phần được sản xuất chính từ nguyên liệu cá tươi và một số phụ gia là chế phẩm sinh học khác. Theo đó, quy trình sản xuất được thực hiện bằng cách thủy phân các nguyên liệu qua biện pháp ủ lên men.

Đạm cá được ủ lên men thủy phân từ cá tươi
Đạm cá được ủ lên men thủy phân từ cá tươi

Dịch đạm cá không chỉ giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng mà các dưỡng chất này còn được phân giải với kích thích siêu bé nhỏ. Nhờ đó mà quá trình hấp thụ chất ở cây diễn ra nhanh hơn, giúp cây to chắc khỏe, tăng khả năng miễn dịch, chống chịu thời tiết và sâu bọ tốt hơn.

Đặc biệt, hiện nay cách làm đạm cá bón cây đều dùng Men ủ phân cá Emzeo không chỉ giúp bà con rút ngắn thời gian ủ mà còn giúp khử mùi hôi hiệu quả.

Vì sao nên dùng đạm cá cho cây trồng?

Thay vì sử dụng các loại phân bón hóa học thì sử dụng đạm cá bón cây được Hội Nông dân khuyến khích bà con nên dùng bởi những lợi ích, công dụng sau:

Giàu đạm và cung cấp đầy đủ dưỡng chất

Trong đạm cá có chứa đầy đủ các protein, khoáng chất và đặc biệt có tới 17 loại axit amin thiết yếu như vitamin A, B, D, đạm hữu cơ. Có thể khẳng định rằng chưa có một loại phân bón nào có thể giàu axít amin như dịch đạm cá.

Ngoài ra, loại phân bón hữu cơ này còn bổ sung nhiều nguyên tố trung và vi lượng như K, mangan, magie, P, K , sắt,….Thực tế, sử dụng đạm cá bón cho cây trồng sau một thời gian sẽ có những cải thiện rõ rệt như cây sinh trưởng khỏe, phát triển tốt, lá xanh, quả to khỏe cho năng suất cao.

Ngược lại, những loại cây khác do sử dụng các loại đạm thông thường nên không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Vì vậy, cây sinh trưởng yếu, thân còi cọc, lá vàng, ít quả và nhỏ, cho năng suất thấp.

Dùng đạm cá giúp cây sinh trưởng tươi tốt hơn
Dùng đạm cá giúp cây sinh trưởng tươi tốt hơn

Giảm sâu bọ, sần trái và virut

Sử dụng phân đạm hữu cơ từ quá trình thủy phân cá giúp giảm các tác động xấu lên cây trồng như ấu trùng, vi rút, các tác hại từ sâu bệnh do một số axitamin chứa lưu huỳnh gây ra. Từ đó giúp loại bỏ tình trạng sần trái, quăn lá cũng như giúp các loại cây tự thụ phấn ra nhiều hoa, đậu trái và ngừa rụng quả hiệu quả, giúp bà con tăng năng suất, sản phẩm đạt chuẩn chất lượng cao.

Hạn chế tác hại từ vô cơ và hỗ trợ tạo diệp tố

Cách làm đạm cá bón cây thay thế phân bón hóa học giúp hạn chế tác hại và giải độc các loại hóa chất, vô cơ từ thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời đạm giúp hỗ trợ tạo diệp tố, giúp tăng sắc tố cho cây luôn xanh tốt.

Thích hợp dùng mọi giai đoạn sinh trưởng

Đạm hữu cơ từ cá thích hợp sử dụng ở mọi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Nhất là vào giai đoạn bón thúc hoặc cần bón gấp khi cây cần hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng phải dễ hấp thụ.

Tăng hiệu suất hấp thụ, ít bay hơi

Đây là một trong những ưu điểm lớn khi sử dụng dịch thủy phân cá thay vì dùng phân hóa học. Bởi phân bón hóa học thường cho thời gian hấp thụ lâu, nên trong quá trình tiếp xúc với nhiệt môi trường, các dưỡng chất dễ bị bay hơi. Vì vậy, cho thành quả hấp thụ kém, do cây chưa kịp “ăn” thì đã hết.

Ngược lại, sử dụng phân bón là thành phẩm dịch đạm cá có được trong quá trình ủ men thủy phân ở dưới dạng các axit amin không chỉ giúp cây trồng dễ hấp thu “tiêu hóa” mà còn khó bay hơi. Kết hợp với việc cây hấp thụ dinh dưỡng nhanh nên cho hiệu suất sử dụng lớn. Đặc biệt, hiệu quả sẽ càng đạt cao hơn nếu thực hiện tưới lên cả bề mặt lá.

Giúp cải tạo đất

Các vi sinh vật có lợi trong phân đạm cá sẽ giúp tạo ra một hệ sinh thái vô cùng hoàn hảo để cây trồng và các loại cây rau củ sinh trưởng khỏe mạnh, bền lâu. Bởi chúng sẽ kích thích các chủng vi khuẩn có lợi phát triển, tăng dưỡng chất cho đất trồng. Đồng thời, giúp tăng khả năng giữ ẩm và giữ nước của đất.

Chưa hết, hệ sinh vật có lợi này còn giúp cải tạo, làm tơi xốp cho những phần đất đã bị bạc màu, khô cằn có “sức sống” trở lại. Bên cạnh đó, chúng còn giúp giải phèn, các chất nhiễm mặn và các độc tố nitrat gây hại cho đất.

Đạm sinh học hữu cơ từ cá giúp cải tạo đất hiệu quả
Đạm sinh học hữu cơ từ cá giúp cải tạo đất hiệu quả

Góp phần tạo ra thực phẩm sạch và giảm nguy cơ độc hại tới môi trường

Đây cũng là một trong những công dụng và ý nghĩa to lớn nhất khi dùng phân cá bón cho cây trồng. Bởi thành phần chủ yếu là đạm sinh học tự nhiên, do đó, chúng dễ dàng phân hủy và không chứa các chất độc hại có thể gây hại đến môi trường.

Hơn nữa, nếu cách làm đạm cá hữu cơ được ủ đúng cách sẽ giảm mùi hôi thối khó chịu hiệu quả. Giúp bảo vệ môi trường không khí luôn trong lành và dễ dàng thay thế được các loại phân hóa học khác. Cũng bởi những ưu thế này mà phân đạm cá chính là giải pháp hoàn hảo để bà con có nguồn thực phẩm là rau quả sạch, tốt cho sức khỏe.

Tiết kiệm chi phí trồng trọt

Tự ủ phân đạm cá tại nhà còn là giải pháp hoàn hảo để bà con, đặc biệt là những người thích trồng rau sạch tiết kiệm một số tiền không nhỏ. Bởi khi không phải mua quá nhiều loại phân bón trên thị trường với giá cả ngày một leo thang.

Hướng dẫn cách làm đạm cá bón cây đơn giản tại nhà

Cách làm đạm cá để bón cây không khó nhưng cần phải được ủ đúng cách, bởi như vậy mới giàu dinh dưỡng, đạt được hiệu quả năng suất như mong muốn. Vì thế, dưới đây là công thức ủ chuẩn và đặc biệt không để lại mùi hôi của cá sau khi lên men mà chúng tôi xin gửi tới bà con.

Hướng dẫn các bước làm đạm cá hữu cơ

Bước 1: Chọn nguyên liệu là cá tươi, cá có thể để nguyên con hoặc xay ra. Tuyệt đối không nên dùng cá đã ươn thối để ủ vì khi ủ chất lượng của phân đạm cá sẽ giảm rất đáng kể.

Xay nhỏ cá hoặc để nguyên con
Xay nhỏ cá hoặc để nguyên con

Bước 2: Rắc đều Men ủ phân cá Emzeo mật rỉ đường vào cá. Công thức được tính theo tỷ lệ sau: 1 gói Emzeo 200gr + 1 lít mật rỉ đường (hoặc có thể thay thế bằng đường phên đen) + 10-15 kg cá tươi + 1 lít nước sạch.

Chú ý:

  • Đối với cá đã được xay nhỏ thì công thức tỷ lệ trộn là: 1 gói Emzeo ủ với 20-25 kg cá.
  • Với cá nguyên con nhỏ: 1 gói Emzeo ủ với 15-20 kg cá.
  • Cá nguyên con to, đầu cá, ruột cá: 1 gói Emzeo ủ với 10-15 kg cá
Rắc men ủ Emzeo và mật rỉ đường lên cá
Rắc men ủ Emzeo và mật rỉ đường lên cá

– Bước 3: Có thể rắc thêm gói khử mùi hôi EMZEO lên trên bề mặt thùng phân cá (100 kg cá ủ rắc thêm 1-2 gói EMZEO)

– Bước 4: Khuấy đều và đậy kín, chùm túi bóng đen lên miệng thùng để ủ.

– Bước 5: Sau khi ủ được 15 – 20 ngày, bà con nên mở thùng và bổ sung thêm 7 – 10 lít nước (đối với 10kg cá ủ) + 200ml mật rỉ đường. Khuấy đều và tiếp tục đậy ủ thêm 10 – 15 ngày là sử dụng được.

Hướng dẫn cách sử dụng

Dung dịch ĐẠM CÁ HỮU CƠ sau khi ủ sẽ được pha với nước sạch dùng để tưới hoặc phun cho cây trồng (1 lít phân cá pha với 150 – 200 lít nước sạch).

Pha với nước sạch để tưới cho cây
Pha với nước sạch để tưới cho cây

Trên đây là những lợi ích và hướng dẫn cách làm đạm cá bón cây chuẩn công thức không bị hôi mà chúng tôi đã gửi tới bà con. Hy vọng với những thông tin hữu ích này công việc trồng rau sạch và cây trồng của mọi người trở nên dễ dàng và năng suất hơn, và đừng quên tham khảo thêm nhiều sản phẩm sinh học tại sinhhocducbinh.com để có một mùa bội thu hơn nhé.

⫸ Xem thêm: Phân cá: Tác dụng, cách ủ và lưu ý khi sử dụng chi tiết nhất

⫸ Xem thêm: Đạm cá hữu cơ: Công dụng, cách ủ và lưu ý khi sử dụng

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *