Trùn quế thực chất chính là giun quế hay giun ăn phân. Thức ăn của chúng chủ yếu là chất hữu cơ thể phân hủy như phân vật nuôi, rác thải hữu cơ. Nuôi trùn quế phục vụ chăn nuôi, trồng trọt ngày càng phổ biến. Trong bài viết sau đây, Sinh Học Đức Bình sẽ tổng hợp đến bà con một số cách nuôi giun quế đơn giản nhất.  

Vì sao nên nuôi trùn quế? 

Khi chăn nuôi gia súc, gia cầm, bà con cần sử dụng đến nguồn thức ăn giàu protein. Trong đó, trùn quế chứa rất nhiều axit amin, protein có lợi cho vật nuôi. Loại sinh vật này phù hợp bổ sung vào thức ăn hàng ngày cho gia súc, gia cầm. 

Trùn quế sử dụng trong ngành chăn nuôi và trồng trọt
Trùn quế sử dụng trong ngành chăn nuôi và trồng trọt

Bên cạnh đó, giun quế còn là nguồn sản sinh chất hữu cơ có lợi cho cây trồng. Loại phân này rất giàu vi sinh vật, dưỡng chất cần thiết duy trì tốc độ sinh trưởng của thực vật nói chung. 

Theo đó, phân trùn quế khả năng kích thích bộ rễ thực vật phát triển, ngăn chặn nhiều loại sâu bệnh và nấm gây hại,  tăng tỷ lệ ra hoa và đậu quả. Giun quế là nguyên liệu chế biến phân trùn quế và dịch trùn quế dùng trong trồng trọt. 

Nguyên tắc cần biết khi nuôi trùn quế 

Muốn nuôi trùn quế hiệu quả, bạn cần chuẩn bị đất, chọn môi trường nuôi có nhiệt độ phù hợp. 

Chọn đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và sạch 

Trước khi nuôi giun quế, bạn phải chuẩn bị nguồn đất chất lượng. Cụ thể, đất để nuôi trùn quế phải là loại đất giàu dinh dưỡng, có độ tơi xốp và không lẫn tạp chất. 

Đất nuôi trùn quế phải có độ tơi xốp 
Đất nuôi trùn quế phải có độ tơi xốp

Bởi trùn quế và ấu trùng của nó chủ yếu sống trong môi trường đất, nền đất phải tơi xốp, chứa lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của chúng. Còn với loại đất khô cứng, giữ nước kém, bà con tốt nhất không nên sử dụng. 

Chọn môi trường có nhiệt độ phù hợp 

Môi trường lý tưởng để nuôi trùn quế cần có nhiệt độ trung bình từ 20 đến 30 độ C. Nếu nuôi vào mùa đông, bà con nên thực hiện biện pháp che chắn, sưởi ấm phù hợp. Nhằm tránh tình trạng giun bị rét cóng. 

Còn nếu nuôi trùn quế vào mùa hè, bà con cũng hãy tiến hành biện pháp chống nóng, duy trì mật độ thả giun phù hợp, không quá dày cũng không quá thưa. 

Có thể nuôi trong xốp 

Với những khu vực có diện tích hạn hẹp, bà con có thể áp dụng kỹ thuật nuôi trùn quế trong thùng xốp. Ưu điểm của phương pháp nuôi này là không tốn nhiều diện tích, thu hoạch dễ dàng. 

Nuôi trùn quế trong thùng xốp
Nuôi trùn quế trong thùng xốp

Trong quá trình nuôi, bà con cần bổ sung thức ăn đầy đủ cho trùn quế, bố trí đầy đủ hệ thống các nước. Song song với đó, bà con vẫn phải bố trí tấm lót, tránh để trùn quế bò ra ngoài. 

Một vài cách nuôi trùn quế phổ biến 

Trong phần dưới đây, Sinh Học Đức Bình sẽ tổng hợp đến mọi người một số cách nuôi giun quế từ nguồn thức ăn đơn giản, dễ kiếm. 

Nuôi trùn quế bằng bèo tây 

Đặc điểm của bèo tây hay lục bình là dễ phát triển, có thể mọc ở nhiều vùng nước đọng, hầu như không chứa thuốc trừ sâu. Đây là nguồn thức ăn an toàn và rất dồi dào cho trùn quế. Chỉ từ một nhánh bèo tây, bà con có thể nhân giống nhanh chóng, phục vụ nuôi trùn quế hiệu quả. 

Bèo tây rất thích hợp sử dụng làm thức ăn cho trùn quế 
Bèo tây rất thích hợp sử dụng làm thức ăn cho trùn quế

So với sử dụng phân vật nuôi, dùng bèo tây để nuôi trùn quế thường triển khai hơn. Không những vậy, chi phí bà con cần bỏ ra sẽ thấp hơn. Sau khoảng 1 đến 2 tháng, mọi người có thể khai thác. Nguồn nguyên liệu này dễ dàng chế biến thành thức ăn con cho trùn quế. Phân trùn quế nuôi từ bèo tây được cho là có khả năng giữ nước hiệu quả hơn loại phân khác. 

Nuôi trùn quế bằng rác hữu cơ 

Rác thải hữu cơ là nguồn thức ăn lý tưởng cho trùn quế. Bà con có thể tận dụng nguồn rác thải hàng ngày để nuôi trùn quế. Chẳng hạn như phế phẩm nông nghiệp, rau thừa, vỏ chuối,… Những loại rác thải này dễ dàng phân thùy nhanh trong đường ruột của giun quế. 

Nuôi trùn quế bằng một số loại cám

Các loại cám như cám ngô, cám gạo,.. Là nguồn thức ăn ưa thích của trùn quế. Trong khi nuôi giun quế, bà con nên tận dụng nguồn thức sẵn có này. Lưu ý, bà con không nên cho trùn quế ăn trực tiếp cám mà phải ủ cám cùng men vi sinh. Như vậy, giun quế mới hấp thụ thức ăn hiệu quả. 

Khái quát quy trình nuôi trùn quế 

Sau đây là phần khái quát quy trình nuôi trùn quế, bà con có thể tham khảo. 

Bước 1: Chuẩn bị chuồng nuôi 

Chuồng nuôi giun quế cần đặt tại vị trí đông nam hoặc hướng nam. Kích thước chuồng có thể tùy chỉnh. Phổ biến nhất hiện nay là kiểu chuồng có chiều ngang 5m, chiều rộng 25m, chiều cao 0.4m. Phía trên chuồng, bà con cần bố trí mái che. 

Chuồng nuôi trùn quế phải có mái che
Chuồng nuôi trùn quế phải có mái che

Bước 2: Chuẩn bị đất nền 

Đất nền nuôi trùn quế phải có độ tơi xốp, không lẫn nhiều tạp chất, độ pH trung bình 6.5. Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng một số loại phân vật nuôi để làm đất nền nuôi giun. Để xử lý đất nền, mọi người hãy tham khảo 3 phương pháp sau:

  • Ủ nóng: Rải một lớp phân có độ dày trung bình 10 đến 15cm rồi lại rải thêm một lớp chất nền dày khoảng 10cm (đan xen 1 lớp vôi bột). Bà con cứ tiếp tục như vậy đến khi phân và chất độn đạt độ cao từ 1m đến 1.5 m. Tại vị trí chính giữa, bà con nên bố trí thêm một ống nhựa để thông khí. Sau 5 đến 7 ngày, mọi người lại tưới nước và đảo hỗn hợp chất nền. Khoảng 3 đến 4 tuần sau là hỗn hợp chất nền này có thể sử dụng. 
  • Ủ nguội: Thực hiện tương tự phương pháp ủ nóng nhưng không dùng đến vôi bột. Ngoài ra, bà con cần bố trí thêm một lớp rơm rạ, tưới nước ẩm, dùng bùn trát kín đống hỗn hợp. Thời gian ủ hỗn hợp kéo dài khoảng 3 tháng. 
  • Ủ hỗn hợp: Áp dụng đánh đống tương tự cách ủ nóng, đợi cho đến khi đống ủ đạt nhiệt độ 70 độ C (thường là 4 đến 6 ngày). Tiếp theo, bà con tưới nước, trát kín bùn và ủ trong khoảng 2 tháng. 

Bước 3: Bắt đầu thả giống

Sau khi chuẩn bị xong đất nền, bà con hãy bắt tay vào bước thả trùn quế giống. Hiện nay, có hai loại giống trùn quế phổ biến là trùn tinh và sinh khối trùn quế. 

  • Trùn tinh: Giun quế bố mẹ chiếm khoảng trên 80%. 
  • Sinh khối trùn quế: Gồm cả giun quế bố mẹ, giun quế con, trứng giun và đất ẩm, thức ăn kèm theo. Thông thường tỉ lệ giun chỉ chiếm từ 5 đến 15% trong hỗn hợp sinh khối trùn quế.
Thả giống trùn quế 
Thả giống trùn quế

Bước 4: Chăm sóc trùn quế 

Trong quá trình chăm sóc trùn quế, bà con cần duy trì độ ẩm trong khoảng 65% đến 85%, tuyệt đối không để dưới ngưỡng 50%. Trùn quế vốn sợ nắng nên bà con bà hãy thực hiện biện pháp che chắn phù hợp. 

Trường hợp nuôi trùn quế thương mại, bà con nên sử dụng nguồn thức ăn là phân vật nuôi. Bởi đây lây là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, giúp trùn quế nhanh lớn. 

Bước 5: Thu hoạch 

Thời gian thu hoạch phụ thuộc vào loại trùn quế bà con lựa chọn và mục đích nuôi. Cụ thể như:

  • Nuôi lấy sinh khối: Sau 2 đến 3 tháng là có thể thu hoạch. 
  • Nuôi lấy phân trùn quế: Tùy thuộc theo lượng phân thải ra. Trong phần lớn trường hợp thì sau khoảng 6 tháng, phân trùn quế sẽ đủ điều kiện thu hoạch. 
  • Nuôi lấy con: Sau 3 đến 4 tháng, trùn quế đã trưởng thành đủ điều kiện để khai thác. Nếu nhận thấy trùn quế còn nhỏ, bà con có thể nuôi thêm một thời gian. 

Lời kết 

Sinh Học Đức Bình vừa giới thiệu đến bà con một số phương pháp và khái quát quy trình nuôi trùn quế. Nếu đang chăn nuôi quy mô lớn cần dùng đến phân hoặc sinh khối trùn quế, bà con nên thử nuôi trùn quế. Trường hợp cần tìm mua chế phẩm sinh học hỗ trợ chất lượng, quý khách hãy gọi đến số 0915798085.

⫸ Xem thêm: Dịch trùn quế là gì? Gợi ý cách sử dụng dịch trùn quế

⫸ Xem thêm: Phân trùn quế là gì? Hướng dẫn cách sử dụng phân trùn quế 

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *