Nước hồ cá bị xanh là hiện tượng thường thấy ở các bể cá trong nhà hoặc hồ cá mini của tiểu cảnh sân vườn. Nhiều gia chủ khó hiểu khi đã thay nước thường xuyên cho bể cá mà nước vẫn bị đục xanh chỉ sau một thời gian ngắn. Vậy nguyên nhân nước hồ cá bị chuyển màu xanh là gì? Cách khắc phục hiện tượng nước hồ cá bị đục xanh triệt để như thế nào? Sinh Học Đức Bình giải đáp nhanh ngay sau đây. 

Nước hồ cá bị xanh do đâu? Cách xử lý hồ cá bị xanh nước cực nhanh
Nước hồ cá bị xanh do đâu? Cách xử lý hồ cá bị xanh nước cực nhanh

Nước hồ cá bị xanh do đâu?

Tảo lam và tảo lục là nguyên nhân chính khiến nước hồ cá bị xanh. Hai loại tảo này hình thành từ thức ăn thừa hoặc phân của cá trong hồ. Thực tế, tảo lam không mang lại giá trị dinh dưỡng nhiều cho các loài sinh vật trong môi trường nước. Do lớp màng nhầy vi sinh vật không thể ăn được mà còn tiết ra chất độc hại. 

Bên cạnh đó, sự phát triển quá mức của 2 loại tảo này còn khiến nước chuyển màu xanh đậm, làm mất sự cân bằng trong môi trường nước. Khi tảo tàn, nước hồ cá bị ô nhiễm nặng, có thể khiến cá chết hàng loạt. Ngoài tảo, nước bể cá bị xanh còn do một số nguyên nhân sau:

  • Không thay nước định kỳ cho bể cá: Bạn quên không thay nước và vệ sinh bể cá định kỳ không chỉ khiến tảo phát triển nhanh mà có thể khiến cá chết do môi trường nước bẩn. 
  • Dùng máy lọc nước kém chất lượng: Tảo tiết ra nhiều chất khác nhau trong nước. Chỉ cần máy lọc nước không đáp ứng được yêu cầu lọc sẽ khiến bể cá thiếu oxy, ô nhiễm nước, tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh hơn nữa.
  • Nuôi quá nhiều cá trong hồ và cho cá ăn quá nhiều: Việc này khiến lượng thức ăn thừa lắng xuống đáy bể nhiều tạo điều kiện để tảo hình thành và phát triển. Vì tảo sinh ra từ phân và thức ăn thừa của cá.
Nước bể cá bị xanh chủ yếu là do sự phát triển quá mức của tảo lục, tảo lam
Nước bể cá bị xanh chủ yếu là do sự phát triển quá mức của tảo lục, tảo lam

Nếu thấy nước bể cá chuyển màu xanh, bạn nên tìm cách xử lý việc này càng sớm càng tốt, tránh để nguồn nước ô nhiễm nặng khiến cá chết hàng loạt.

Cách khắc phục nước hồ cá bị xanh triệt để, tiết kiệm chi phí nhất

Có 3 cách xử lý nước hồ cá bị đục xanh triệt để, đơn giản và ít tốn kém, đó là:

Phương pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm vi sinh chuyên xử lý nước hồ cá EMZEO

Hiện nay, sử dụng chế phẩm vi sinh EMZEO xử lý nước hồ cá bị đục xanh được rất nhiều người áp dụng. Cụ thể, mời quý vị theo dõi bảng dưới đây:

Thành phần, công dụng Cơ chế hoạt động Ưu điểm Cách sử dụng
Chế phẩm EMZEO chứa hệ vi sinh vật đặc hiệu chuyên xử lý nước ao hồ bị xanh do rêu tảo như: Bacillus, Nitrobacter, Lactobacillu… Khi dùng EMZEO, tế bào vi khuẩn có trong chế phẩm được bổ sung vào hồ cá. Từ đây, chúng sinh trưởng và cạnh tranh với các loại tảo có hại. Tảo, rêu hại bị lấn át, yếu dần và tự phân hủy mà không khiến độ cân bằng môi trường nước bị ảnh hưởng.  Sử dụng chế phẩm vi sinh khắc phục hiện tượng xanh của nước hồ cực kỳ an toàn. Tuy không nhanh nhưng không khiến độ pH của nước bị mất cân bằng mà còn loại bỏ toàn bộ chất hóa học có trong nước. Với gói 10gr EMZEO/EMKOI, bạn dùng được cho 100l nước hồ cá. Sau khi đổ chế phẩm vào hồ, bạn bật ngay quạt nước, sục khí, máy lọc hoạt động trong 5 – 7h. Từ 3 – 5 ngày, nước hồ cá sẽ không còn xanh đục. Định kỳ 20 ngày – 1 tháng dùng chế phẩm vi sinh cho bể cá một lần. 
Sử dụng chế phẩm vi sinh chuyên xử lý nước hồ cá EMZEO
Sử dụng chế phẩm vi sinh chuyên xử lý nước hồ cá EMZEO

Phương pháp vật lý: Lau chùi vệ sinh hồ cá, thay nước hồ, làm sạch bộ lọc

Khi phát hiện nước bể cá bị xanh, bạn có thể sử dụng phương pháp vật lý gồm: lau chùi vệ sinh hồ cá, thay nước và làm sạch bộ lọc. Nhưng trước khi thực hiện những việc này, bạn cần vớt hết các mảng bám nổi trên bề mặt bể nước trước. Tiếp đến bạn vệ sinh hồ cá bằng cách lau dọn bể cá nhưng không cần cọ quá sạch các đồ trang trí trong hồ/bể cá. 

Vì những đồ trang trí này đều chứa những vi sinh vật có lợi cho sự sống của cá. Bước tiếp theo bạn cần làm đó là vệ sinh bộ lọc. Mỗi loại lọc sẽ có cách vệ sinh khác nhau nhưng không nên có ý định thay toàn bộ các thiết bị bên trong bộ lọc ngay. Vì có thể làm biến mất các loài vi sinh vật có lợi, khiến cá cũng bị ảnh hưởng. 

Xử lý nước hồ cá bị xanh bằng phương pháp vật lý: Lau chùi vệ sinh hồ cá, thay nước hồ, làm sạch bộ lọc
Xử lý nước hồ cá bị xanh bằng phương pháp vật lý: Lau chùi vệ sinh hồ cá, thay nước hồ, làm sạch bộ lọc

Sau khi đã lau chùi bể, vệ sinh bộ lọc, việc tiếp theo bạn cần làm là thay nước hồ cá. Bạn chú ý khi thay nước mới cho hồ, bạn chỉ được rút tối đa ⅓ số nước đang có trong hồ để phần nước còn lại trong hồ đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cá. Cuối cùng, tháo nước mới (đã khử Clo và lắng cặn) vào trong bể. 

Xử lý nước hồ cá bị xanh bằng phương pháp vật lý có hiệu quả hơn phương pháp sinh học. Tuy nhiên, bạn nên bổ sung thêm sục khí và quạt nước vào bên trong nước nhằm tăng lượng oxy trong hồ. Ngoài ra, để kiểm soát sự phát triển của tảo, rêu, bạn cần ngừng cá ăn trong 24h sau khi xử lý nước hồ bị xanh bằng phương pháp vật lý. 

Phương pháp hóa học: Dùng thuốc tiêu diệt rêu tảo

Thị trường hiện nay có khá nhiều loại thuốc tiêu diệt tảo rêu cực nhanh, khắc phục ngay tình trạng nước hồ cá bị đục xanh sau 3 ngày sử dụng. Chỉ 0.5cc, bạn dùng được cho 1 khối nước, bỏ 2 lần/ngày (sáng từ 8 – 9 giờ, chiều 4 – 5 giờ). Tuy phương pháp hóa học có tác dụng ngay nhưng cũng có ảnh hưởng phần nào đến cá. 

Do đó, Sinh Học Đức Bình không khuyến cáo bạn sử dụng cách xử lý nước hồ cá bị xanh bằng phương pháp hóa học. Vì thuốc hóa học không chỉ tiêu diệt tảo rêu có hại mà còn vô tình làm chết tảo có lợi cho việc điều hòa độ cân bằng của nước.

Chú ý: Nếu thấy nước hồ bị đục xanh do tảo rêu phát triển, xâm lấn quá mức, bạn có thể dùng thuốc hóa học tiêu diệt tảo rêu. Nhưng hãy đảm bảo sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật để không khiến môi trường sống của cá bị ảnh hưởng.

Bật mí cách giảm tình trạng hồ cá bị xanh hiệu quả nhất

Các phương pháp xử lý nước hồ cá bị đục xanh ở trên đều chỉ là phương pháp “chống” bạn nên thực hiện những việc dưới đây để “phòng” rêu tảo hình thành và phát triển:

  • Hạn chế ánh sáng trong bể cá vì ánh sáng khiến tảo rêu phát triển nhanh hơn;
  • Giữ vệ sinh hồ cá bằng cách thay nước hồ cá tối thiểu 1 lần/tuần và không rút sạch nước trong hồ. 
  • Cho cá ăn vừa đủ, tránh để dư thừa thức ăn vì tảo hình thành và phát triển nhanh là nhờ lượng thức ăn thừa của cá rơi xuống đáy bể. 
  • Định kỳ vệ sinh bộ lọc bằng nước lọc, không nên dùng nước có xà phòng. Nếu bộ lọc không đáp ứng được yêu cầu, bạn nên thay một bộ lọc mới. 
  • Nuôi kèm những loại cá có khả năng làm sạch bể bằng cách ăn tảo rêu như: cá tỳ bà, cá lau kính,…
  • Ngừng sử dụng các loại phân bón cho hồ cá. 

Trên đây là thông tin về nguyên nhân và cách xử lý khi nước hồ cá bị xanh đơn giản, nhanh chóng nhất mà ai cũng có thể tự thực hiện. Tin rằng, sau khi đọc bài viết này, bạn đã không còn quá lo lắng khi hồ cá/bể cá nhà mình bị xanh. Đặc biệt, chú ý quan sát hồ cá thường xuyên, tránh để tao xanh phát triển mạnh quá mức khiến các phương pháp kể trên khó đạt được hiệu quả trong thời gian ngắn.

⫸ Xem thêm: Bật mí 5 cách châm vi sinh cho hồ cá hiệu quả và tiết kiệm

⫸ Xem thêm: Vi sinh có lợi cho hồ cá – Top các chế phẩm sinh học không nên bỏ lỡ 2024

⫸ Xem thêm: Cách làm trong nước hồ cá ngoài trời ít người biết đến

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *