Nuôi tôm là một trong những ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng để làm được điều ấy, người nuôi phải áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, đặc biệt chú trọng khâu xử lý bùn đáy ao tôm sao cho triệt để. Vậy bạn đã biết đến những phương pháp xử lý bùn đúng cách, hiệu quả mà tiết kiệm kinh phí chưa?

Tại sao cần phải xử lý bùn đáy ao tôm?

Bùn tại khu vực ao tôm được tích tụ từ nhiều nguồn khác nhau, như đất ao xói mòn, đất bị rửa trôi từ khu vực khác, phân tôm, thức ăn thừa của tôm, vỏ tôm lột xác, vôi khoáng, xác sinh vật, kháng sinh, dư lượng thuốc dùng cho tôm…. Liệu rằng có cần thiết phải xử lý lớp bùn này không?

Chất lượng nước trong ao giảm sút

Nuôi tôm có thành công hay không phụ thuộc chất nhiều vào chất lượng nước. Cũng bởi vậy, những người trong nghề vẫn có câu “nuôi tôm là nuôi nước”. Đông nghĩa nếu chất lượng nước không đảm bảo thì khó lòng nuôi tôm cho năng suất cao. 

Trong khi đó, lớp bùn đáy ao nhiều sẽ gây ra hiện tượng nước bị đục không đảm bảo sự xâm nhập của ánh sáng, giảm mức hoạt động của quang hợp và oxy hòa tan. Điều này sẽ khiến cho tôm nuôi trong ao cảm thấy căng thẳng, nếu kéo dài có thể gây chết hàng loạt.

Bùn đáy ao tôm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước
Bùn đáy ao tôm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước

Tôm dễ bị nhiễm độc đồng loạt

Đáy bùn là nơi san sinh là 2 hợp chất là NH3 và H2S. Được biết hai chất này có tính độc và làm tôm dễ bị stress, căng thẳng, giảm cảm giác thèm ăn. Và việc tôm nổi đầu vào buổi sáng, chính là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn cần phải nhanh chóng xử lý bùn đáy ao tôm

Bùn đáy ao khiến tôm bị bệnh

Lớp bùn ở đáy ao là nơi giàu chất hữu cơ, kết hợp với môi trường kỵ khí là điều kiện thích hợp để vi khuẩn, nấm, mầm bệnh gây hại phát sinh. Trong đó, có những bệnh nguy hiểm như cụt râu, mòn đuôi, đen mang, hoại tử mang. Trên thực tế đã có rất nhiều người nuôi tôm, xử lý bùn không tốt kết quả dẫn đến tôm nhiễm bệnh đồng loạt. 

Lớp bùn đáy ao là nguyên nhân gây bệnh ở tôm
Lớp bùn đáy ao là nguyên nhân gây bệnh ở tôm

Thời điểm thích hợp để xử lý bùn ở đáy ao nuôi tôm

Việc xử lý bùn đáy ao tôm đóng rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và năng suất mùa vụ. Chính vì vậy, với những người trong nghề hỏ rất chú trọng việc xử lý lớp bùn dưới đáy. Tuy nhiên, đâu sẽ là thời điểm thích hợp nhất để xử lý. Theo chuyên gian, việc xử lý bùn nên tiến hành vào đầu mùa vụ.

Hay nói cách khác, bùn dưới đáy ao nên được xử lý khi bắt đầu một mùa vụ mới. Trong trường hợp đã tiến hành nuôi, việc xử lý sẽ rất khó, mất nhiều thời gian, kinh phí, ảnh hưởng trực tiếp đến tôm. Hơn hết, khi xử lý hết lợp bùn, môi trường nước trong sạch, không chứa những nguy cơ gây bệnh, tôm nhỏ sẽ có điều kiện tốt nhất để sinh trưởng. 

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp ao tôm có dấu hiệu bị bệnh do lớp bùn dưới đáy ao cũng cần tiến hành xử lý kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Thay vì đợi đến mùa vụ nuôi tiếp theo mới tiến hành xử lý. 

Hãy xử lý bùn khi chuẩn bị một mùa vụ nuôi mới
Hãy xử lý bùn khi chuẩn bị một mùa vụ nuôi mới

Bật mí một số cách làm sạch bùn đáy ao đơn giản

Được biết, có rất nhiều cách xử lý bùn đáy ao tôm. Nhưng đơn giản mà hiệu quả không thể không kể đến một số cách được chính chuyên gia chia sẻ. Cụ thể:

Tiến hành làm sạch và phơi ao sau khi thu hoạch

Trước khi bước vào mùa vụ tiếp theo, chúng ta hãy tiến hành dọn sạch lớp bùn của mùa trước và phơi ao trong nhiều ngày. Việc làm sạch ao, khá vất vả nhưng lại loại bỏ triệt để lớp bùn dưới đáy ao. Cách thực hiện, người dân tiến hành tháo bỏ toàn bộ nước trong ao, rồi nạo vét lớp bùn, xịt rửa đáy ao.

Sau khi đã làm sách, tiến hành phơi ngày. Nhờ vậy có thể loại bỏ đi lượng vi khuẩn có hại, oxy hóa các chất hữu cơ và hạn chế xuất hiện độc khi tiến hành nuôi mùa vụ mới. Về thời gian phơi ao, người dân có thể thực hiện trong một đến hai tuần trước khi chuẩn bị cho đợt nuôi tiếp theo.

Xử lý bùn đáy ao tôm bằng cách làm sạch và phơi ao
Xử lý bùn đáy ao tôm bằng cách làm sạch và phơi ao

Sử dụng bạt lót đáy ao phù hợp

Đáy ao là khu vực tiếp xúc giữa nước và đất nên rất dễ sinh ra các phản ứng yếm khí từ đó gây độc cho tôm. Vì vậy người dân nên sử dụng một lớp bạt lót toàn bộ đáy ao sẽ đảm bảo an toàn sinh học. Đồng thời, việc quản lý chất lượng nước và khu vực đáy cũng trở nên dễ dàng hơn. Cuối mùa vụ, xử lý bùn đáy ao tôm sẽ không mất nhiều thời gian, kinh phí. 

Kiểm soát nghiêm ngặt lượng thức ăn và thức ăn thừa

Thức ăn thừa là nguyên nhân trực tiếp tạo nên lớp bùn đáy ao. Do vậy, người nuôi tôm cần phải kiểm soát nghiêm ngặt lượng thức ăn mỗi ngày làm sao cho vừa đủ không dư thừa quá nhiều. Đặc biệt, nên lựa chọn thức ăn chất lượng, phù hợp với loại tôm đang nuôi. Sở dĩ, thức ăn kém chất lượng sẽ bị tan nhanh trong nước tôm không sử dụng hết dẫn đến việc làm tăng lượng bùn cho ao nuôi.

Kiểm soát lượng thức ăn cho tôm mỗi ngày
Kiểm soát lượng thức ăn cho tôm mỗi ngày

Hạn chất xói mòn đất tại khu vực ao nuôi

Mưa lớn sẽ gây nên tình trạng xói mòn đất tại khu vực bờ ao và chảy vào ao nuôi. Từ đó, lượng bùn dưới đáy ao sẽ tăng lên đáng kể, ngay cả khi mùa vụ chưa kết thúc. Để hạn chế xói mòn, bà con có thể xây bờ ao cao hơn so với mặt đất. Thường xuyên nạo vét các đường dẫn nước vào ao hoặc xung quanh bờ ao. 

Đối với những ao nuôi đã có tuổi đời cao, không đảm bảo bà con có thể tiến hành cải tạo, xây mới. Mặc dù chi phí sẽ khá cao nhưng lại giúp quá trình nuôi về sau thuận lợi, chất lượng và sản lượng tôm cũng đảm bảo hơn. 

Loại bỏ toàn bộ các chất thải ra khỏi ao nuôi tôm

Trên thực tế có nhiều ao nuôi xuất hiện tình trạng lượng bùn dưới đáy ao quá nhiều mà chưa kết thúc mùa vụ. Nếu không xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây hại cho tôm. Và cách xử lý bùn đáy ao tôm lúc này là hút toàn bộ bùn dưới đáy ao bằng máy móc hiện đại. Song song với đó bà con hãy thay nước đáy cho toàn bộ ao nuôi.

Sử dụng men vi sinh để xử lý

Xử lý bùn đáy ao nuôi tôm bằng men vi sinh đang là phương pháp được bà con sử dụng nhiều nhất. Đây là phương pháp sinh học cho hiệu quả cao, an toàn với môi trường mà lại tiết kiệm chi phí nhất. Tăng quá trình phân hủy lớp bùn, tăng tốc độ phân hủy về mặt của lớp váng cứng và có khả năng làm giảm khí độc sinh ra từ đáy đáy trong ao.

Ao nuôi sau khi được xử lý nước sẽ có độ trong nhất định, mầm bệnh do các loại vi sinh gây nên không còn, chất lượng, năng suất nuôi trồng tăng theo. Cùng với đó, bà con sẽ giảm thiểu tối đa chi phí thay nước, nạo vét ao. Đó cũng chính là một trong những lý do nhiều bà con nuôi trồng tôm cá lựa chọn men vi sinh thay cho nhiều phương pháp khác.

Hơn hết, trên thị trường đang có rất nhiều loại men vi sinh giúp xử bùn đáy ao để bà con lựa chọn. Mỗi một loại men xử lý bùn đều có những thế mạnh riêng. Nên khi mua bà con nên xem xét kỹ tình trạng thực tế của ao nuôi để lựa chọn sản phẩm phù hợp tăng hiệu quả xử lý mà lại tiết kiệm thời gian. 

Lời kết

Xử lý bùn đáy ao tôm có nhiều cách khác nhau, mỗi một phương pháp lại có ưu điểm và phù hợp với từng tình trạng thực tế của ao. Trong quá trình xử lý bà con lưu ý lựa chọn cách phù hợp nhất để tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn. 

⫸ Xem thêm:  TÁC HẠI CỦA BÙN VÀ CÁCH XỬ LÝ ĐÁY AO TÔM HIỆU QUẢ

⫸ Xem thêm: Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý nước trong ao tôm hiệu quả

⫸ Xem thêm: Cách xử lý nước đục trong ao tôm hiệu quả bằng chế phẩm sinh học

⫸ Xem thêm: Hướng dẫn phương pháp xử lý nước ao tôm bị nhớt nhanh chóng và hiệu quả

⫸ Xem thêm: Sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao tôm như thế nào?

⫸ Xem thêm: Chia sẻ cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm đơn giản mà hiệu quả

⫸ Xem thêm:  Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý bùn đáy ao nuôi cá nhanh gọn

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *