Sự ra đời của thuốc trừ sâu sinh học được xem là sự đột phá lớn trong nền nông nghiệp Việt Nam nhằm thay thế cho các loại thuốc hóa học độc hại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết về loại thuốc sinh học này là gì? Công dụng và những ưu điểm của nó như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhằm đưa những sản phẩm chất lượng và an toàn vào sản xuất nông nghiệp để bảo vệ sức khỏe của bạn, gia đình và xã hội, môi trường nhé.

Giải đáp thế nào là thuốc trừ sâu sinh học?

Thuốc trừ sâu sinh học hay còn có tên gọi khác là thuốc trừ sâu hữu cơ, đây là dòng sản phẩm dùng để tiêu diệt các loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng được bào chế từ các chế phẩm có nguồn gốc sinh học. Đó là các vi sinh vật có lợi như nấm, virut, vi khuẩn hoặc được chiết xuất từ các chất có trong thực vật. Xuất phát từ nguồn gốc bào chế mà thuốc diệt trừ sâu sinh học được chia thành 2 nhóm chính là:

Thuốc trừ sâu sinh học hay còn được gọi là thuốc trừ sâu hữu cơ
Thuốc trừ sâu sinh học hay còn được gọi là thuốc trừ sâu hữu cơ
  • Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh:  

Đây là nhóm thuốc trừ sâu với thành phần hoạt tính của các vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, virut, tảo hoặc động vật nguyên sinh có hữu hiệu trong việc ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh, vi khuẩn, vi rút gây hại. Trong đó, loại phổ biến và vượt trội nhất của nhóm này chính là dòng sản phẩm được chiết xuất từ chủng vi khuẩn Bacillus thuringiensis (thuốc trừ sâu vi sinh Bt). Bt có đặc dụng trong việc tiết ra một loại protein rất đặc biệt, độc tố của nó chỉ gây hại cho côn trùng; giúp ngừa và tiêu diệt các nguồn sâu bệnh gây hại cho thực vật.

  • Nhóm thuốc trừ sâu thảo mộc:

Đây là nhóm thuốc trừ sâu có chứa các độc tố trừ diệt sâu bệnh được chiết tách ra từ các loại cây cỏ hoặc trong các dầu thực vật, thảo mộc thiên nhiên. Điển hình nhất của nhóm thuốc trừ sâu thảo mộc chính là nhóm chất Pyrethrin, nó được chiết xuất từ trong cây cúc trừ trùng.

 Có nguồn gốc sinh học nên có hai nhóm là từ thảo mộc và vi sinh
Có nguồn gốc sinh học nên có hai nhóm là từ thảo mộc và vi sinh

Công dụng của thuốc trừ sâu sinh học

Hiện nay, thuốc trừ sâu vi sinh hay thảo mộc đang ngày càng được nhiều nhà nông sử dụng phổ rộng và thay thế dần cho thuốc trừ sâu hóa học với những công dụng như:

  • Giúp phòng và trị các loại sâu bệnh gây hại cho các loại rau, củ, cây ăn quả,….
  • Thu hút và tiêu diệt các loại côn trùng chích hút, phá hoại mùa màng như rầy, rệp sáp, sâu ăn lá, nhện đỏ, bọ nhầy, bọ trĩ, bướm đêm, châu chấu, mối, sùng đất, tuyến trùng, …
  • Bổ sung các chất kháng sinh được tiết ra từ vi sinh vật cho cây trồng nhằm giúp tăng sức đề kháng cho cây phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và đồng thời ức chế, xua đuổi các loại sâu bệnh gây hại.
  • Giúp bảo vệ môi trường và không gây hại đến các sinh vật có lợi, nhờ đó mà giữ được sự cân bằng sinh học vốn có của tự nhiên.
Hiệu quả diệt trừ sâu bệnh không thua kém dòng thuốc hóa học
Hiệu quả diệt trừ sâu bệnh không thua kém dòng thuốc hóa học

Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học

Thuốc trừ sâu sinh học sở nhiều ưu điểm vượt trội và đặc biệt khi được so sánh với thuốc trừ sâu hóa học, những ưu điểm đó lại càng được làm nổi bật hơn.

An toàn và thân thiện với môi trường, con người

Thông thường các dòng sản phẩm thuốc diệt trừ sâu bệnh hóa học, chúng được sản xuất từ các chất hóa học như Diaphos 50EC, Lancer 50SP, Sairifos 585 EC,….Theo các nhà nghiên cứu hóa học thì đây đều là những độc tố và có mùi hôi khó chịu. Dùng về lâu dài sẽ gây ô nhiễm nguồn đất, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, đặc biệt là sức khỏe của con người và các sinh vật sống trên trái đất.

Ngược lại, thuốc trừ sâu sinh học do được bào chế từ các nguyên liệu có nguồn gốc vi sinh và thảo mộc nên rất an toàn, lành tính. Hoặc một số sản phẩm nếu có chứa độc tố thì hàm lượng cũng không đáng kể, rất thấp nên không gây ảnh hưởng đến thiên địch và con người.

Thuốc sinh học an toàn tuyệt đối với môi trường và con người
Thuốc sinh học an toàn tuyệt đối với môi trường và con người

Thời gian phân hủy nhanh

Thực tế, chúng ta phải công nhận rằng thuốc trừ sâu diệt sâu bệnh thường có tác dụng rất nhanh chóng do chứa thành phần độc tố mạnh. Tuy nhiên, ưu điểm này cũng chính là nhược điểm lớn nhất của nó. Bởi độc tố mạnh thường cần một khoảng thời gian rất dài mới có thể phân hủy hết.

Chính vì thế, thực tế cũng đã thấy có không ít nông sản nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Mà nguyên nhân chính là do nông sản có dư lượng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực phẩm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng, uy tín của thị trường nông sản Việt.

Khác với thuốc hóa học thì thuốc BVTV sinh học lại có khả năng phân hủy nhanh chóng. Vì thế, dư lượng thuốc lên thành phẩm nông nghiệp rất thấp hoặc hầu như không có.

Thuốc phân hủy nhanh nên không bị tồn dư trong nông sản
Thuốc phân hủy nhanh nên không bị tồn dư trong nông sản

Bảo vệ thiên địch, cân bằng hệ sinh thái

Cũng vì có thời gian phân hủy nhanh kết hợp với cơ chế tác dụng chọn đúng đối tượng để tiêu diệt nên thuốc trừ sâu hữu cơ hay sinh học không gây hại cho các thiên địch. Tức là hệ sinh thái vi sinh vật có lợi, hữu hiệu của cây trồng và đất vốn có trong tự nhiên. Vì thế, hệ sinh thái luôn được ổn định và cân bằng.

Chi phí sản xuất thấp, giá thành rẻ

Đây cùng là một trong những điểm cộng lớn của thuốc trừ sâu hữu cơ. Thông thường, cách chế xuất được thực hiện rất đơn giản, nhanh chóng từ các nguyên liệu dễ tìm kiếm. Chính vì thế, giá thành của thuốc BVTV sinh học cũng rất rẻ, rẻ hơn gấp nhiều lần so với thuốc hóa học. Bởi các nguyên liệu sản xuất loại thuốc này phần lớn đều là nhập khẩu từ nước ngoài.

Chi phí sản xuất thuốc BVTV sinh học thấp nên giá thành rẻ
Chi phí sản xuất thuốc BVTV sinh học thấp nên giá thành rẻ

Đa công dụng

Cuối cùng, ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học ngoài mục đích chính là giúp ức chế và diệt trừ sâu bệnh thì nó còn mang lại nhiều công dụng hữu hiệu khác như tăng sức đề kháng cho thực vật, hạn chế sâu bệnh phát triển,….

Các loại thuốc trừ sâu sinh học phổ biến hiện nay

Thuốc trừ sâu thảo mộc

Là loại thuốc trừ sâu sinh học với thành phần có chứa các chất hữu cơ thứ cấp được chiết tách ra từ cơ thể thực vật, các hoạt chất này chủ yếu là chủ yếu là Alkaloid, azadirachtin, rotenone, matrine và Pheno. Hiện nay, thuốc trừ sâu thảo mộc ngày càng được ưa chuộng với cách chế biến đơn giản, nguyên liệu dồi dào và hiệu lực cao.

Các nguồn nguyên liệu chính thường sử dụng như cúc trừ sâu, khổ sâm, cây neem (tức cây xoan, cây sầu đâu),….Các hoạt chất azadirachtin, Phenol, matrine,…chúng giúp tiêu diệt sâu bệnh, côn trùng theo cơ chế khiến ấu trùng chán ăn, trứng không thể nở được, ức chế và làm mất khả năng sinh sản của côn trùng, sâu bệnh.

Nguyên liệu thuốc trừ sâu thảo mộc
Nguyên liệu thuốc trừ sâu thảo mộc

Thuốc trừ sâu vi sinh

Được chiết xuất từ các vi sinh vật sống như vi khuẩn, virus hoặc tuyến trùng. Chúng được bào chế ở dạng tiềm sinh nhằm tăng sức chịu được dài lâu ngay cả trong điều kiện sống khắc nghiệt. Sau đó, khi gặp điều kiện thuận lợi khi sử dụng trên đồng ruộng, các vi sinh vật có trong chế phẩm sẽ phát triển và sống ký sinh trên các vật chủ thích hợp.

Vi sinh vật trong thuốc trừ sâu vi sinh hoạt động theo cơ chế đối kháng, cạnh tranh thức ăn và không gian sống của các tác nhân gây hại, côn trùng và sâu bệnh. Đồng thời, quá trình này chúng còn tiết ra các độc tố, kháng sinh nhằm tiêu diệt nấm, các loại sâu cuốn lá, sâu xanh, sâu hại bông, sâu tơ,…nên cây trồng được bảo vệ hiệu quả.

Thuốc có nguồn gốc từ nấm

Nói đến thuốc trừ sâu sinh học phổ biến hiện nay không thể không nhắc đến các chế phẩm đến từ nấm. Đây cũng là dòng thuốc vi sinh vật có chứa các hoạt chất Emamectin benzoate và Abamectin, đặc biệt có hiệu dụng trong việc diệt trừ sâu xanh, sâu tơ, bọ phấn, bọ trĩ. Hoặc thuốc trừ sâu chiết xuất từ nấm Streptomyces có chứa hoạt chất Validamycin A lại chuyên trị bệnh nấm hồng trên cây cao su, bệnh khô vằn cho lúa, bệnh chết rạp ở một số cây thân mềm.

Thuốc trừ sâu nguồn từ nấm
Thuốc trừ sâu nguồn từ nấm

Kháng sinh và độc tố

Đây dòng thuốc bảo vệ thực vật sinh học có chứa các kháng sinh và độc tố. Chúng được hình thành nhờ quá trình hình thành nuôi cấy vi sinh, sau đó tách ra và chế thành. Các kháng sinh này sẽ tác động lên tế bào của các vi sinh gây bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động sống của chúng. Còn các độc tố lại gây độc cho một hoặc các cơ quan, chức năng sinh lý trong cơ thể sâu hại.

Các loại thuốc sinh học khác

Ngoài các loại thuốc kể trên thì thị trường còn có một số loại thuốc bảo vệ thực vật là các chế phẩm sinh học như axit humic, Chitosan chiết xuất từ vỏ tôm cua, axit fulvic trong than bùn,….Ngoài ra, dầu khoáng là sản phẩm tự nhiên tuy không có nguồn gốc trực tiếp là từ các vi sinh vật nhưng lại mang đầy đủ những đặc điểm lý tính như một loại thuốc trừ sâu sinh học. Hơn nữa, dầu khoáng cũng cực an toàn và thân thiện với con người, môi trường.

Thuốc BVTV nguồn gốc từ axit humic
Thuốc BVTV nguồn gốc từ axit humic

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ hiệu quả

Thuốc trừ sâu hữu cơ hay chính là thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học đặc biệt an toàn nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất, người dùng cần chú ý những điểm sau:

  • Tránh lạm dụng để không xảy ra tình trạng sâu kháng thuốc.
  • Thời điểm tốt nhất để phun thuốc trừ sâu hữu cơ là khi sâu còn non. Bởi khả năng kháng thuốc của sâu lúc này vẫn còn yếu kém.
  • Tránh kết hợp, trộn lẫn thuốc TS sinh học với các loại thuốc hay thành phần khác. Điều này tránh các phản ứng hóa học ức chế các chất lẫn nhau có thể giảm công dụng của thuốc.
  • Nên phun thuốc vào lúc trời râm mát, tạnh ráo và không có gió lớn. Tránh phun vào thời điểm có mưa hoặc nắng lớn.

Như vậy, trên đây là những thông tin đầy đủ về thuốc trừ sâu sinh học là gì cũng như công dụng, ưu điểm và các loại phổ biến hiện nay mà chúng tôi xin gửi tới mọi người. Nhìn chung, sử dụng dòng thuốc chế phẩm sinh học này sẽ tạo ra cuộc cách mạng lớn để xây dựng và phát triển nền nông nghiệp xanh và bền vững.

⫸ Xem thêm: Ưu nhược điểm của chế phẩm vi khuẩn trừ sâu không phải ai cũng biết

⫸ Xem thêm: Bật mí 5 cách châm vi sinh cho hồ cá hiệu quả và tiết kiệm

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *