Đệm lót sinh học giúp bà con tối ưu chi phí chăn nuôi, giảm thiểu mùi hôi, các bệnh lây nhiễm, tạo môi trường chăn nuôi an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của hộ nuôi và các gia đình xung quanh,… Tuy nhiên, đệm lót sinh học cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Vậy nhược điểm của đệm lót sinh học là gì? Cách khắc phục những nhược điểm này như thế nào? Cùng Sinh Học Đức Bình tìm hiểu nhé!
Đệm lót sinh học là gì? Cơ chế hoạt động của đệm lót sinh học
Khái niệm đệm lót sinh học
Đệm lót sinh học được tạo nên từ các thành phần nguyên liệu có độ trơ cao như: trấu, xơ dừa, mùn cưa, rơm rạ, cành cây khô,… có cấy thêm nhóm vi khuẩn có hoạt tính cao từ các loại chế phẩm vi sinh chuyên phân giải phân, nước tiểu, giảm khí độc và khử mùi hôi chuồng trại.
Thông thường, đệm lót sinh học có 2 thành phần chính là chất độn chuồng (trấu, mùn cưa, xơ dừa, lõi ngô,…) và chế phẩm vi sinh trộn cùng các loại ngũ cốc (cám gạo, bột ngô,…). Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học tức là bà con sẽ tạo ra đệm lót sinh học đúng kỹ thuật, sau đó nuôi thả gia súc gia cầm trên nền đệm lót đó.
Cơ chế hoạt động và chức năng của đệm lót sinh học
Cơ chế hoạt động của đệm lót sinh học chủ yếu là sử dụng nhóm vi sinh vật đặc hiệu, chuyên phân hủy nước tiểu và phân gia súc gia cầm. Theo đó, khi phân và nước tiểu của vật nuôi thải ra ngấm xuống nền đệm lót, nhóm vi sinh vật này bám xung quanh, tiết ra enzyme ngoại bào và tiến hành phân giải các chất có trong phân và nước tiểu vật nuôi bằng lên men hiếu khí và phản ứng oxi hóa.
Nhóm vi sinh vật hoạt động tích cực ở môi trường có nền nhiệt cao với quan hệ cộng sinh và hỗ trợ nhau sinh trưởng, không ngừng phát triển số lượng và luôn duy trì hoạt tính trong nền đệm lót. Lớp mùn cưa, trấu hay các loại bột ngũ cốc kết hợp tạo độ cứng và độ tơi xốp nhất định cho đệm lót, thực hiện chức năng hấp thụ, ức chế, tiêu diệt vi khuẩn hại và khử mùi hôi thối từ khí H2S, NH3.
Nhờ đó, chất độc trong phân và nước tiểu của vật nuôi được tiêu hủy, mùi hôi chuồng trại giảm giúp môi trường nuôi sạch sẽ, sức đề kháng của gia súc gia cầm được nâng cao. Vậy cụ thể đệm lót sinh học có ưu điểm gì? Liệu đệm lót sinh học có nhược điểm nào không?
Tìm hiểu những ưu điểm của đệm lót sinh học
Với cơ chế hoạt động kể trên, đệm lót sinh học có những ưu điểm vượt trội, mang đến nhiều lợi ích cho hộ chăn nuôi như:
Phân hủy cực nhanh phân và nước tiểu giúp bà con tiết kiệm thời gian và công sức
Sử dụng đệm lót sinh học, bà con hoàn toàn không cần mất thời gian và công sức vệ sinh chuồng trại thường xuyên, cũng không phải tắm rửa liên tục cho vật nuôi. Từ đó, tiết kiệm tối thiểu 80% lượng nước sử dụng để làm sạch chuồng và vật nuôi. Nước chỉ dùng cho vật nuôi uống hoặc thỉnh thoảng cấp ẩm cho chuồng.
Khử mùi hôi chuồng trại tạo môi trường chăn nuôi sạch, an toàn
Nhờ hệ vi sinh vật đa dạng, hoạt động mạnh mẽ trong đệm lót đã ức chế, tiêu diệt những vi khuẩn, khí độc gây mùi hôi thối bằng cách lên men hoàn toàn các chất hữu cơ để giải phóng năng lượng tạo thành sản phẩm có chứa nước, CO2,…không còn mùi hôi, tạo môi trường chăn nuôi sạch sẽ, an toàn.
Nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi giúp tối ưu chi phí chăn nuôi, lợi nhuận cao
Chuồng nuôi sạch sẽ giúp vật nuôi ít bị bệnh, sức đề kháng tăng, khả năng hấp thụ thức ăn tốt hơn. Nhờ đó, bà con tiết kiệm được nhiều chi phí như: thuốc điều trị, thuê thú y, các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho vật nuôi,… Giảm chi phí chăn nuôi nhưng số lượng đàn vẫn tăng, chất lượng thịt đảm bảo và đương nhiên giá thành bán ra cũng sẽ cao.
Bên cạnh đó, đệm lót sinh học sau một thời gian sử dụng có thể đem đi bón cây. Đây chính là nguồn dinh dưỡng phong phú giúp cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh. Việc tận dụng đệm lót sinh học tạo nên mô hình chăn nuôi khép kín, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư vừa cho lợi nhuận cao cả trong chăn nuôi và trồng trọt.
Nhược điểm của đệm lót sinh học có thể bà con chưa biết
Tuy có nhiều ưu điểm, mang lại những lợi ích thiết thực cho nhà nông nhưng thực tế vẫn có nhược điểm của đệm lót sinh học, đó chính là:
Nền chuồng nóng ảnh hưởng đến vật nuôi
Quá trình lên men của hệ vi sinh vật hữu hiệu trong lớp đệm lót khiến cho nhiệt độ chuồng nuôi tăng cao, thường đạt mức 30 – 40 độ C, thậm chí có thể tăng 45 độ C. Nên mùa đông dùng đệm lót sinh học có thể giữ ấm tốt cho vật nuôi nhưng mùa hè nền chuồng sẽ gây nóng, nhất là đối với gà thịt, gà đẻ, heo,…
Không gian sinh hoạt của vật nuôi bị thu nhỏ, khó để chăn nuôi số lượng lớn
Đệm lót sinh học thường có độ dày từ 50cm – 60cm trong khi chủ nuôi vẫn phải chừa lại ¼ – ⅓ diện tích chuồng để vật nuôi có chỗ nằm vào mùa hè. Việc này khiến không gian chuồng trại bị thu nhỏ, khó có thể thực hiện chăn nuôi mật độ cao. Nếu cố tình nuôi nhiều, việc phân giải phân và nước tiểu, khử mùi hôi chuồng trại không đạt hiệu quả và đệm lót sinh học cũng sẽ giảm tuổi thọ.
Chi phí đầu tư đệm lót sinh học khá lớn nếu chăn nuôi kiểu trang trại
Nếu chăn nuôi theo quy mô và mật độ lớn, chi phí đầu tư đệm lót sinh học sẽ rất lớn. Mặc dù các thành phần độn nền như trấu, mùn cưa, xơ dừa, lõi ngô, rơm rạ, cám, ngô,…không khó kiếm nhưng những nguyên liệu này ngày càng có giá cao.
Chưa kể, quá trình dùng đệm lót bà con liên tục phải bảo dưỡng với các loại chế phẩm vi sinh. Thời gian sử dụng đệm lót sinh học có giới hạn và chỉ dùng được ở một số vùng có không khí khô và không được để đệm lót sinh học bị ảnh hưởng bởi mưa, gió hay ánh nắng mặt trời. Từ đó khiến chi phí đầu tư đệm lót sinh học khá lớn nếu mô hình chăn nuôi lớn.
Nhược điểm của đệm lót sinh học – Vật nuôi dễ nhiễm các bệnh về đường hô hấp
Nguyên nhân là do quá trình chọn vật liệu độn chuồng nếu không đảm bảo chất lượng sẽ khiến hệ hô hấp của vật nuôi bị ảnh hưởng. Ví dụ như: mùn cưa quá khô hoặc bên trong mùn cưa vẫn còn tồn tại nhiều vi khuẩn gây hại,… Đó là chưa kể, đệm lót sinh học sau 1 thời gian dài sử dụng nếu không được thay sẽ là một ổ mầm bệnh, đe dọa sức khỏe vật nuôi.
Cách khắc phục nhược điểm của đệm lót sinh học
Đó là một số nhược điểm của đệm lót sinh học. Tuy nhiên, bà con không cần quá lo lắng vì vẫn có cách khắc phục cho những điểm hạn chế đó. Cụ thể:
- Nếu chuồng quá nóng, bà con cần lắp đặt hệ thống quạt gió và giàn phun sương nhằm cấp ẩm và tạo độ thông tháo cho chuồng nuôi.
- Để giảm bớt các bệnh về đường hô hấp ở vật nuôi, bà con cần giảm đi lượng bụi ở mùn cưa. Thay vào đó là dùng trấu/ rơm rạ ở phía trên theo tỉ lệ ¼ – ⅓ lớp.
- Ngay từ ban đầu cần lựa chọn chất liệu độn nền có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh. Chỉ chọn các loại chế phẩm vi sinh chuyên dùng làm đệm lót sinh học như: Emgro, emzeo của Công ty Sinh Học Đức Bình.
- Thường xuyên kiểm tra đệm lót. Tuyệt đối không để đệm bị quá khô hay quá ướt làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi. Bảo dưỡng đệm lót bằng cách bổ sung chế phẩm vi sinh từ 20 – 25 ngày/lần.
- Cần thay đệm lót sinh học khác ngay nếu thấy đệm đóng kết thành mảng, độ dày bị giảm, xuất hiện mốc và mùi hôi thối.
Và đó là những thông tin về đệm lót sinh học kèm theo ưu, nhược điểm và cách khắc phục nhược điểm của đệm lót sinh học. Nếu bà con cần mua chế phẩm vi sinh EM chỉ cần truy cập web: sinhhocducbinh.com, chọn đặt hàng, tư vấn viên của công ty sẽ giúp bà con chọn đúng loại chế phẩm, đủ số lượng cần dùng và chuyển về tận nơi bà con mong muốn. Chúc bà con có được vụ chăn nuôi lợi nhuận cao với đệm lót sinh học!
⫸ Xem thêm: Kỹ thuật tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi chất lượng, an toàn
⫸ Xem thêm: Công dụng của đệm lót sinh học trong chăn nuôi là gì? Mua ở đâu?
⫸ Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi heo đạt năng suất cao
⫸ Xem thêm: Top 3 cách làm đệm lót sinh học nuôi gà đơn giản, hiệu quả kinh tế cao
⫸ Xem thêm: Chuyên gia hướng dẫn các bước làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò
⫸ Xem thêm: Cách sử dụng đệm lót sinh học hiệu quả trong chăn nuôi gia súc