Việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc gia cầm hiện nay đã không còn là phương pháp xa lạ. Bởi chăn nuôi trên đệm lót sinh học hợp vệ sinh, hạn chế mùi hôi chuồng trại, vi khuẩn gây hại và chi phí đầu tư không quá lớn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nơi bà con chưa biết cách tạo đệm lót sinh học. Do đó, Sinh Học Đức Bình chia sẻ một số thông tin về phương pháp “chăn nuôi sạch” này. 

Kỹ thuật tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi chất lượng, an toàn tuyệt đối
Kỹ thuật tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi chất lượng, an toàn tuyệt đối

Khái niệm đệm lót sinh học và chức năng của đệm lót sinh học là gì? 

Tại Việt Nam đệm lót sinh học có nhiều cách gọi khác nhau như: chăn nuôi không chất thải, chăn nuôi sinh thái, chăn nuôi sạch, chăn nuôi trên đệm lót dày,… Nhưng hiểu một cách đơn giản đó là bà con nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên một nền đệm lót được tạo ra từ những nguyên liệu có độ trơ cao, khó bị nhũn do nước trộn cùng chế phẩm vi sinh. 

Đệm lót sinh học có 2 thành phần chính là chất độn chuồng như: rơm rạ, mùn cưa, trấu, vỏ lạc, gỗ, bã mía,… và chế phẩm sinh học trộn cùng bột ngũ cốc như ngô, cám,… Ở nước ta, đệm lót sinh học được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi dê, thỏ, heo, gà,… với chức năng:

  • Loại bỏ mùi hôi từ chất thải của vật nuôi;
  • Đệm lót cung cấp lượng lớn vi sinh vật có lợi trong chuồng giúp duy trì, cân bằng hệ sinh thái hữu ích cho vật nuôi;
  • Giảm các loại vi khuẩn có hại dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con giống và gia đình. 
Đệm lót sinh học được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi 
Đệm lót sinh học được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi

Lợi ích bất ngờ của đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Đệm lót sinh học dùng trong chăn nuôi giúp:

  • Giảm đáng kể chi phí chăn nuôi cho nhà nông:
  • Tiết kiệm tối đa 80% lượng nước dùng để tắm rửa vật nuôi, vệ sinh chuồng trại. Chỉ cần dùng nước để tạo độ ẩm cho chuồng trại và nước uống cho vật nuôi. 
  • Không cần thuê người vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho vật nuôi hàng ngày.
  • Môi trường sống của vật nuôi được cải thiện, giảm nguy cơ mắc bệnh. Do đó, bà con tiết kiệm được chi phí tìm thú y và thuốc điều trị bệnh. 
  • Chi phí đầu tư làm đệm lót sinh học thấp do các thành phần nguyên vật liệu đều dễ kiếm và có giá thành rẻ. 
  • Nhờ hệ vi sinh vật có lợi trong đệm lót hoạt động mạnh mẽ, tiêu diệt mầm bệnh hại giúp vật nuôi khỏe mạnh, hấp thu thức ăn tốt, vật nuôi nhanh lớn, chất lượng thịt được đánh giá cao. 
  • Đệm lót sinh học khử mùi hôi thối, giảm ruồi muỗi, giữ không khí trong lành. Nhờ đó, không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của chủ nuôi và các hộ gia đình xung quanh. 
  • Đệm lót sinh học sau khi dùng có thể đem bón cây. 
Đệm lót sinh học mang đến nhiều lợi ích trong chăn nuôi
Đệm lót sinh học mang đến nhiều lợi ích trong chăn nuôi

Với những lợi ích hết sức thiết thực như vậy, bà con nên tìm hiểu về kỹ thuật tạo đệm lót sinh học cho vật nuôi ngay từ bây giờ. Bài viết này, Sinh Học Đức Bình chia sẻ về cách nuôi gà, thỏ, dê với đệm lót sinh học. Mời tham khảo!

Kỹ thuật nuôi gà bằng đệm lót sinh học

Đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà có 2 loại:

Đệm lót sinh học nuôi gà bằng trấu

Các bước tiến hành như sau:

  • Bước 1: Sử dụng chế phẩm vi sinh EMZEO rắc một lượt xuống nền chuồng nuôi theo lượng: 1 gói chế phẩm 200gr dùng được cho chuồng nuôi diện tích 25 – 30m2.
  • Bước 2: Rải trấu xuống nền chuồng nuôi, độ dày từ 7 – 10cm. Tiếp tục rắc thêm 1 lớp chế phẩm vi sinh EMZEO lên trên bề mặt của trấu theo lượng 1 gói 200gr dùng cho 10m2. Rải xong thì thả gà vào nuôi. 
  • Bước 3: Đối với gà úm (từ 7 – 10 ngày), gà nuôi thịt (3 – 5 ngày), bà con quan sát xem phân có kín bề mặt đệm sinh học chưa. Nếu đã kín thì dùng bồ cào, cào sơ lớp đệm lót. Cố gắng không làm gà sợ. 
  • Bước 4: Sau khi bề mặt đệm lót được cào đều, tiếp tục rắc chế phẩm sinh học lên trên, dùng tay xoa đều bề mặt để men vi sinh phân bố đều vào đệm lót.
  • Bước 5: Sau 20 – 30 ngày sử dụng, nếu thấy chuồng nuôi có mùi hôi thì bà con cần tiến hành bổ sung ngay chế phẩm EMZEO, 1 gói dùng cho 30m2. Đây gọi là bước bảo dưỡng đệm lót sinh học. 
Đệm lót sinh học nuôi gà vịt bằng trấu
Đệm lót sinh học nuôi gà vịt bằng trấu

Đệm lót sinh học bằng mùn cưa kết hợp trấu

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cũng dùng chế phẩm EMZEO rải đều nền chuồng, 1 gói dùng cho 25 – 30m2. 
  • Bước 2: Rải 1 lớp 1 mùn cưa dày 10 – 15cm. Nếu kết hợp trấu, bà con rải 7cm mùn cưa, 8cm trấu lên trên. 
  • Bước 3: Rắc thêm 1 lớp chế phẩm vi sinh EMZEO lên trên bề mặt mùn cưa, 1 gói dùng cho 10m2. Sau đó thả gà vào. 
  • Bước 4, 5, 6 làm tương tự như chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học bằng trấu. 

Kỹ thuật tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi thỏ

Các bước tiến hành như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu cần dùng gồm: mùn cưa sạch, trấu mới sát, chế phẩm vi sinh Emzeo. 
  • Bước 2: Vệ sinh chuồng nuôi, để khô thoáng và đảm bảo chuồng lối thoát nước. 
  • Bước 3: Trộn mùn cưa và trấu theo tỉ lệ 7:3 cùng chế phẩm Emzeo (1 gói 200gr cho 5m2). Đệm lót dày từ 5 – 7cm. 
  • Bước 4: Sau khi trộn xong các hỗn hợp, chỉ cần trải đều xuống nền chuồng nuôi và tiếp tục rắc thêm chế phẩm xuống nền chuồng, 1 gói dùng cho 10m2. 
  • Bước 4: Thả thỏ vào nuôi và định kỳ bảo dưỡng đệm lót. 
Kỹ thuật tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi thỏ
Kỹ thuật tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi thỏ

Kỹ thuật nuôi heo bằng đệm lót sinh học

Dùng chế phẩm vi sinh EMZEO làm đệm lót sinh học nuôi heo

Cách thức tiến hành như sau:

  • Bước 1: Rải xuống nền chuồng 1 lớp trấu hoặc mùn cưa dày 15cm. Dùng vòi phun mưa cấp ẩm cho lớp nền (độ ẩm đạt 20%). Vừa phun nước vừa cào lớp nền để độ ẩm đạt tỉ lệ đều nhau. 
  • Bước 2: Sử dụng chế phẩm vi sinh Emzeo thảo dược rắc lên bề mặt nền. Tiếp tục rắc thêm trấu/ mùn cưa lên trên lớp chế phẩm cho đến khi đạt được độ dày 60cm. Rải thêm 2 gói chế phẩm Emzeo 200gr lên bề mặt lớp đệm. 
  • Bước 3: Phủ kín bề mặt lớp đệm lót bằng bạt trong vòng 5 ngày. Sau thời gian này, bà con có thể thả heo vào chuồng nuôi. 
  • Bước 4: Từ 5 – 10 ngày tiếp theo, rải thêm 2 gói chế phẩm vi sinh Emzeo 200gr lên bề mặt lớp đệm lót, vừa cào vừa rải đảm bảo chế phẩm ngấm đều.
  • Bước 5: Bảo dưỡng lớp đệm lót sinh học này thường xuyên bằng cách rải thêm chế phẩm Emzeo thảo dược. Cứ 20 – 25 ngày rắc 1 gói, rải chế phẩm kết hợp cào nền. 
Dùng chế phẩm vi sinh EMZEO làm đệm lót sinh học nuôi heo
Dùng chế phẩm vi sinh EMZEO làm đệm lót sinh học nuôi heo

Dùng chế phẩm EMGRO làm đệm lót sinh học chăn nuôi heo

Thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị lượng trấu và mùn cưa đảm bảo đệm lót có độ dày 60cm, chế phẩm EMGRO (1 lít), chế phẩm vi sinh emzeo (1 gói 200gr), ô zoa tưới, nước sạch. 
  • Bước 2: Pha chế phẩm EMGRO với 20 lít nước sạch, trải đều 1 lớp trấu, mùn cưa có chiều dày 15 – 20cm. Tưới 5 lít hỗn hợp EMGRO vừa pha lên 15m2 bề mặt trấu và mùn cưa. 
  • Bước 3: Tiếp tục rải thêm trấu lên trên, dày 30cm. Tưới tiếp 5 lít dịch men vi sinh lên 15m2 đệm lót. 
  • Bước 4: Tiếp tục rải trấu và mùn cưa lên trên, độ dày đạt 50cm – 60cm thì dừng. Tưới tiếp 10l dịch men vi sinh lên bề mặt đệm lót. 
  • Bước 5: Rắc 1 gói chế phẩm emzeo lên đệm lót, 1 gói dùng cho 15m2. Vừa rải chế phẩm vừa cào nền. Sau 2 ngày là có thể thả heo vào chuồng.
  • Bước 6: Nếu thấy đệm lót xuất hiện mùi hôi, bà con cào nhẹ bề mặt đệm lót, rải thêm 1 gói chế phẩm vi sinh emzeo lên bề mặt. 1 gói dùng cho 20 – 25m2.
Dùng chế phẩm EMGRO làm đệm lót sinh học chăn nuôi heo
Dùng chế phẩm EMGRO làm đệm lót sinh học chăn nuôi heo

Chú ý

  • Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, bà con cần trám xi măng hoặc lát gạch khoảng ⅓ nền chuồng để heo có chỗ nằm khi thời tiết nóng bức. 
  • Lắp đặt hệ thống phun sương và quạt gió để cân bằng độ nhiệt và độ ẩm cho chuồng nuôi. 
  • Đệm lót sinh học nuôi theo có thể dùng từ 6 tháng trở lên nếu được bảo dưỡng tốt. 

Kỹ thuật nuôi dê trên đệm lót sinh học

Để làm đệm lót sinh học nuôi dê, bà con cần đảm bảo yêu cầu chung đối với chuồng nuôi như sau:

  • Chuồng nuôi phải cao ráo, không ẩm ướt, sạch sẽ. Sàn chuồng cách mặt đất 60 – 80cm, đảm bảo tránh mưa tránh gió và ánh nắng gay gắt chiếu vào dê. 
  • Mỗi chuồng đều phải có máng nước, máng ăn riêng. Để nuôi dê trên đệm lót sinh học, nền chuồng phải bằng đất, được nện chặt. 

Kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi dê đối với chuồng 20m2, các bước tiến hành gồm:

  • Bước 1: Bà con trộn 1 gói chế phẩm vi sinh Emzeo với 3kg cám gạo với 2 lít nước sạch, trộn đều để tạo ẩm, độ ẩm đạt 20% là được. Tiếp theo cho vào bao ủ trong 2 ngày. 
  • Bước 2: Rải mùn cưa, trấu vào nền chuồng, chiều dày khoảng 20cm – 30cm, phun ẩm nền khoảng 50 – 60%. 
  • Bước 3: Rắc đều hỗn hợp men vi sinh đã ủ lên trên bề mặt trấu và mùn cưa. Dùng cào xới nhẹ bề mặt để tạo độ tơi xốp cho đệm lót. 
  • Bước 4: Trung bình 1 tháng bà con bổ sung chế phẩm vi sinh 1 lần cho đệm lót để đảm bảo chuồng nuôi không bốc mùi. 

Chú ý

  • Từ 1 – 2 ngày bà con cần kiểm tra đệm lót sinh học. Đệm lót càng tơi xốp thì khả năng tiêu phân, khử mùi hôi càng nhanh. 
  • Nếu đệm lót có mùi hôi, cần xới tơi đệm lót, rắc tiếp chế phẩm và dùng thêm quạt gió.
  • Hạn chế nước mưa hoặc nước gây ướt đệm lót.
  • Tuổi thọ của đệm lót khoảng 6 tháng, tùy thuộc vào độ dày và chất lượng nguyên vật liệu. 
  • Bảo dưỡng đệm lót thường xuyên bằng cách rắc thêm chế phẩm vi sinh EMZEO. 

Trên đây là các thông tin về đệm lót sinh học kèm theo hướng dẫn tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi dê, gà, heo, thỏ. Tin rằng nếu áp dụng phương pháp chăn nuôi bằng đệm lót sinh học bà con sẽ ngày càng gia tăng số lượng đàn giống và chất lượng thịt. 

Bà con cần mua chế phẩm vi sinh EMZEO hay chế phẩm EMGRO chất lượng đề làm đệm lót sinh học, không cần đi đâu cả mà chỉ cần truy cập trang web: sinhhocducbinh.com, đặt hàng số lượng theo nhu cầu, để lại số điện thoại và địa chỉ, Công ty sẽ chuyển hàng về tận nơi cho quý vị. 

⫸ Xem thêm: Công dụng của đệm lót sinh học trong chăn nuôi là gì? Mua ở đâu?

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *