Trong những năm gần đây, mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhằm tạo ra ngành nông nghiệp sạch. Vậy đệm lót sinh học là gì? Chúng đem lại lợi ích gì cho chăn nuôi hiện nay? Cách sử dụng đệm lót sinh học như thế nào cho lợn, gà, bò,…? Để giải đáp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé! 

Đệm lót sinh học là gì?

Tại Việt Nam, đệm lót sinh học còn được gọi với cái tên như: Chăn nuôi không chất thải, chăn nuôi tự nhiên hay chăn nuôi sinh thái. Mô hình này thường chỉ được áp dụng cho các nông trại có xu hướng chăn nuôi khép kín, tức chăn nuôi trong chuồng trại chứ không thả rông tự nhiên. 

Đệm lót sinh học có hai lớp, một là lớp độn chuồng là trấu, mùn cưa, vỏ lạc, rơm rạ,… và lớp thứ hai là lớp chế phẩm sinh học. Hiện nay, mô hình chăn nuôi sạch với đệm lót sinh học đã được sử dụng rộng rãi trên cả nước và được áp dụng cho nuôi gà, trâu, bò, lợn và cả rất nhiều loài gia súc gia cầm khác nhau.

Tìm hiểu về đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc gia cầm 
Tìm hiểu về đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc gia cầm

Việc áp dụng quy mô chăn nuôi này mang lại nhiều lợi ích. Không chỉ lợi ích cho động vật nuôi có môi trường sinh sống và phát triển thuận lợi mà còn đêm đến cả lợi ích cho con người và môi trường khi hạn chế được việc ô nhiễm, cụ thể dưới đây. 

Sử dụng đệm lót sinh học nhằm mục đích gì? 

Khi nắm được cách sử dụng đệm lót sinh học, bà con áp dụng nhằm mục đích đem lại các lợi ích cho công tác chăn nuôi như: 

  • Đệm lót sinh học tiêu hủy phân và nước tiểu của gia súc gia cầm nhanh chóng. Nhờ vào thành phần lớp đệm lót có vi sinh vật bám quanh, chúng sẽ tiết enzym ngoại bào để phân giải chất thải của động vật hiệu quả. 
  • Khử được mùi hôi đáng kể khi không còn động chất thải của gia súc nữa. Tạo được môi trường sinh sống và phát triển của gia súc được đảm bảo và sạch sẽ hơn. Đồng thời cũng không ảnh hưởng tới người chăn nuôi và những dân cư xung quanh. 
  • Bảo vệ môi trường và hạn chế ô nhiễm khi loại bỏ được các chất thải và mùi hôi từ việc công tác chăn nuôi, đặc biệt là đối với quy mô rộng lớn. 
  • Hạn chế được các mầm bệnh cho gia súc như: tiêu chảy hay hen ở gà,… Từ đó đảm bảo chất lượng chăn nuôi và cho ra năng suất cao khi giảm thiểu được số lượng chết chóc đáng kể. 
  • Tiết kiệm được nhân công khi không phải thường xuyên thay chất độn cho chuồng. Ngoài ra, việc thay đệm lót cũng trở nên đơn giản hơn , không còn nặng nhọc như trước nữa. 
Đệm lót sinh học mang lại lợi ích cho bà con nông dân 
Đệm lót sinh học mang lại lợi ích cho bà con nông dân

Cách sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi 

Sử dụng đệm lót sinh học vào trong chăn nuôi đã trở nên phổ biến vì đem lại nhiều lợi ích. Hơn hết là đảm bảo yếu tố nông nghiệp sạch và giúp cải thiện được năng suất đáng kể. Do đó, bà con cần học cách sử dụng đệm lót sinh học để kịp thời áp dụng. 

Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà 

Dưới đây là kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi gà đơn giản, mời bà con cùng tham khảo: 

  • Thu thập và rải trấu khô lên toàn bộ nền chuồng gà sao cho độ dày trung bình vào khoảng 10cm. 
  • Thả gà vào sinh sống bình thường. 
  • Sau khoảng thời gian tầm 7 đến 10 ngày đối với gà úm, tầm 2 đến 3 ngày đối với gà lấy thịt. Bà con quan sát nếu thấy bề mặt lớp đệm bị phân trải kín thì hãy dùng dụng cụ như cào để đảo lại lớp đệm lót. 
  • Tiếp đến là rắc đều chế phẩm men lên toàn bộ bề mặt lớp đệm độn. Đảm bảo sao cho mọi ngóc ngách của bề mặt chuồng chứa được đều có chế phẩm men là được. 
Hướng dẫn cách sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
Hướng dẫn cách sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà

Chế phẩm men được làm bằng cách: hòa trộn chế phẩm sinh gà với cám ngô hoặc cám gạo với tỉ lệ 1:3 hoặc 1:5 tùy vào quy mô chăn nuôi lớn nhỏ. Sau đó thêm nước sạch vào trộn đều rồi cho toàn bộ nguyên liệu vừa chuẩn bị vào thùng hoặc túi bịt kín để ủ. Sau 2 đến 3 ngày là sử dụng được nên bà con lưu ý ủ trước để khi trộn đệm lót sinh học có cái dùng luôn.

Kỹ thuật nuôi heo bằng đệm lót sinh học

Chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học mặc dù chưa phổ biến nhưng cũng đã được áp dụng mang lại hiệu quả. Ở cách sử dụng đệm lót sinh học cho heo, bà con có thể thay trấu bằng mùn cưa vì chúng có tính năng hút ẩm cũng rất tốt. 

Kỹ thuật nuôi heo bằng đệm lót sinh học 
Kỹ thuật nuôi heo bằng đệm lót sinh học
  • Dùng mùn cưa/ trấu trải đều lên bề mặt chuồng lợn, độ dày lớp đệm này có thể dày đến 30 cm. 
  • Dùng nước sạch phun đều lên lớp đệm vừa trải sao cho độ ẩm đạt tầm 40% là được. Chú ý phun nước từ từ bằng vòi cho ra tia nhỏ như hạt mưa để tránh làm bề mặt trấu bị trôi đi.
  • Tiếp đến tưới đều 1 lớp dịch men ( men vi sinh gốc trộn với bột ngô rồi hòa vào nước, tỉ lệ có thể tham khảo với chuồng lớn là 1kg men, 10kg bột ngô và 200 lít nước)
  • Rải tiếp một lớp mùn cưa có độ dày khoảng 30cm lên trên, tiếp tục tưới nước cho độ ẩm đạt khoảng 30% là vừa. 
  • Rải đều bột ngô đã được chuẩn bị lên trên. Bột ngô này đã được trộn cùng với dịch men trước đó. 
  • Tiếp tục lại tưới thêm một lượng dịch men tương tự như phía bên trên rồi rắc toàn bộ bã ngô còn sót lại, rồi đậy kín bằng bạt. 
  • Thực hiện ủ sau 2 đến 3 ngày, kiểm tra sâu xuống khoảng 3cm thấy ẩm nóng, không có mùi hôi là đạt yêu cầu và có thể cho heo vào chuồng nuôi ngay. 
Lớp đệm tạo môi trường sạch sẽ cho lợn sinh sống 
Lớp đệm tạo môi trường sạch sẽ cho lợn sinh sống

Lưu ý khi thực hiện cách sử dụng đệm lót sinh học và bảo quản bà con nên biết 

  • Đệm lót có thời gian sử dụng có hiệu quả tốt là từ 6 đến 12 tháng. Tất nhiên, đệm càng dày thì hiệu quả sử dụng càng lâu nên bà con ưu tiên làm dày 1 lần để sử dụng lâu dài. 
  • Trung bình 2-3 ngày nên cào qua bề mặt đệm lót để đảo phân nhanh phân hủy. 
  • Chuồng trại có mô hình đệm lót sinh học phải có mái tre để tránh mưa, ướt. Nếu lớp đệm bị ướt, phải thực hiện thay trấu mới thì mới lớp đệm mới phát huy được công dụng. 
  • Đệm lót sinh học có men vi sinh nên diễn ra sự phân hủy vi khuẩn có hại, bà con không cần phải phun thuốc định kỳ nữa. 
  • Khi nghe mùi hôi, thối bốc ra từ phân và nước tiểu của gia súc, bà con hãy sới bề mặt lớp đệm ngay cả khi chưa tới ngày. Điều này sẽ giúp chuồng thông thoáng và chất thải cũng sẽ phân hủy nhanh. 
  • Vào mùa đông, đệm như một lớp sưởi ấm nhưng vào mùa hè, lớp đệm này lại khá nóng nực. Do đó, bà con hãy mở cửa chuồng thông thoáng vào mùa hè, nếu có thể hãy tạo lớp đệm mỏng hơn. 
  • Một lưu ý vô cùng đặc biệt đó là tìm mua chế phẩm vi sinh chất lượng khi thực hiện làm đệm lót sinh học cho gia súc. Điều này đảm bảo mang lại hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ được sức khỏe của động vật. 
Lưu ý khi sử dụng đệm lót sinh học mang lại hiệu quả 
Lưu ý khi sử dụng đệm lót sinh học mang lại hiệu quả

Kết luận 

Có thể thấy, đệm lót sinh học giúp ích rất nhiều cho bà con trong việc chăn nuôi gia súc ở quy mô lớn. Vừa hạn chế được mùi hôi, giải quyết được chất thải gia súc mà còn tạo nên nền nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn cho cả môi trường và con người. Hãy cùng học cách sử dụng đệm lót sinh học ngay để việc chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhé! 

⫸ Xem thêm: Kỹ thuật tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi chất lượng, an toàn

⫸ Xem thêm: Công dụng của đệm lót sinh học trong chăn nuôi là gì? Mua ở đâu?

⫸ Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi heo đạt năng suất cao

⫸ Xem thêm: Top 3 cách làm đệm lót sinh học nuôi gà đơn giản, hiệu quả kinh tế cao

⫸ Xem thêm: Chuyên gia hướng dẫn các bước làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *