Mùn cưa được xem như là dư thừa tại các xưởng xử lý gỗ, tuy nhiên chúng lại là nguyên liệu có ích cho trồng trọt. Cụ thể là ủ để trở thành phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh. Qua bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết hơn về cách ủ phân hữu cơ từ mùn cưa bạn nhé! 

Mùn cưa là gì? 

Mùn cưa là các mảnh vụn gỗ có nguồn gốc từ quá trình sản xuất hay chế biến gỗ. Điển hình như trong hoạt động công nghiệp sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ như cửa, bàn, kệ,… chắc chắn sẽ có không ít lượng mùn cưa được tạo ra. 

Sử dụng mùn cưa cho nông nghiệp trồng trọt 
Sử dụng mùn cưa cho nông nghiệp trồng trọt

Người thợ sẽ bào hoặc cắt các loại gỗ, tre, nứa,… lúc này mùn cưa được tạo ra với kích thước không đồng đều. Trước kia, chúng được coi là rác thải tự nhiên, không có giá trị sử dụng, nhưng đến thời điểm hiện tại, mùn cưa có nhiều công dụng. Điển hình là trong nền nông nghiệp khi sử dụng làm các việc sau: 

  • Ủ làm phân bón hữu cơ, ứng dụng bón cho cây trồng trong nông nghiệp làm tăng năng suất. 
  • Trộn với đất giúp đất tơi xốp, đồng thời làm cho đất lỏng lẻo, có hàm lượng oxy ổn định và dễ dàng thấm nước. 
  • Khi trồng cây vào vị trí khác, có thể cho mùn cưa xuống dưới hố trồng giúp cây hấp thu nước tốt hơn. 
  • Đổ mùn cưa cao trên 5cm lên trên mặt đất sẽ giúp ngăn ngừa cỏ dại mọc. 
  • Vào mùa đông lạnh giá, mùn cưa như một lớp bảo vệ trên bề mặt đất giúp các họ cây có củ và thân rễ cây vượt qua được cái lạnh. 
  • Trộn mùn cưa với tro hoặc urê rồi chất đống đều giữa các luống và hàng cây, điều này giúp giữ nước trong lòng mặt đất không bị bốc hơi. 
  • Rải mùn cưa dưới gốc cây dâu tây, cà chua,… sẽ tránh trái tiếp xúc với mặt đất, là tránh được sâu bướm gây hại. 

Như thế nào là phân hữu cơ từ mùn cưa? 

Phân hữu cơ từ mùn cưa là phân được ủ lên với nguyên liệu chính là mùn cưa. Quá trình ủ được thực hiện là nhờ vào hoạt động của các vi sinh vật có lợi. Từ đó chuyển hóa từ mùn cưa thô thành chất tơi xốp có hàm lượng dinh dưỡng cao, cần thiết cho cây trồng. 

Phân hữu cơ được ủ từ mùn cưa là như thế nào? 
Phân hữu cơ được ủ từ mùn cưa là như thế nào?

Với cách ủ phân hữu cơ từ mùn cưa, bạn có thể thu hoạch được lượng phân hữu cơ đáng kể. Đồng nghĩa với việc cây trồng của bạn có thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc hóa học. Cây vừa có thể phát triển thuận lợi, vừa tạo ra thành quả an toàn và chất lượng đối với con người. 

Công dụng của phân hữu cơ được làm từ mùn cưa đối với nông nghiệp 

Thông qua cách ủ phân hữu cơ từ mùn cưa, bạn thu về phân hữu cơ đem bón cho cây trồng nhằm mang lại các công dụng như sau: 

  • Cung cấp các chất cần thiết cho cây bao gồm các nguyên tố đa, trung, vi lượng. Ngoài ra còn có vitamin, đạm, lân, kali,… toàn là các chất dinh dưỡng giúp cây phát triển thuận lợi và khỏe mạnh. 
  • Cân bằng độ PH cho đất, đồng thời tạo độ ẩm và giữ được các chất dinh dưỡng, không bị thất thoát ra bên ngoài. 
  • Cải thiện tình trạng kết dính ở đất, tránh thất thoát nước đáng kể, bên cạnh còn giúp tăng độ tơi xốp và độ mùn giúp đất được chất lượng hơn. 
  • Cải thiện tính chất lý – hóa – sinh cho đất khi phân hữu cơ làm từ mùn cưa có tác động đến cấu trúc đất. 
  • Không chứa các chất độc hại, thay vào đó làm hàm lượng dinh dưỡng hữu cơ, vừa an toàn cho cây trồng mà vừa an toàn cho cả con người và môi trường xung quanh. 
  • Bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi cho đất, hệ sinh vật đất được cải thiện đáng kể nhờ thành phần phân mùn cưa có chứa có vi khuẩn có lợi. Thông qua đó, cạnh tranh và tiêu diệt được các vi sinh vật gây hại và hạn chế suy thoái đất đáng kể. 
Phân hữu cơ mùn cưa giàu chất dinh dưỡng 
Phân hữu cơ mùn cưa giàu chất dinh dưỡng

Cách ủ phân hữu cơ từ mùn cưa đơn giản

Muốn có phân hữu cơ làm từ mùn cưa thì phải làm thế nào? Dưới đây là hướng dẫn cách ủ phân hiệu quả từ các chuyên gia nông nghiệp. Bạn tham khảo để có thể ủ phân từ nguyên liệu mùn cưa thành công nhé! 

Chuẩn bị nguyên liệu 

Nguyên liệu chính cần chuẩn bị để ủ phân bón hữu cơ từ mùn cưa đó là:

  • Mùn cưa với số lượng tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn và số lượng cây trồng. Ngoài ra cũng có thể thêm các nguyên liệu hữu cơ khác như: vỏ cây, bã mía, lá cây,… Toàn bộ đều phải được cắt nhỏ cho giống với kích thước của mùn cưa. 
  • Men vi sinh hữu cơ – Chế phẩm sinh học để đẩy nhanh quá trình ủ thuận lợi. 
  • Nước để làm ẩm nguyên liệu, tạo môi trường ủ thích hợp. 
  • Có thể thêm phân gà, phân lợn, phân bò,… vào trong nguyên liệu ủ. 
Cách ủ phân hữu cơ từ mùn cưa hiệu quả 
Cách ủ phân hữu cơ từ mùn cưa hiệu quả

Các bước thực hiện 

Sau khi đã đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, bạn tiến hành thực hiện ủ theo các bước sau: 

  • Trộn các nguyên liệu khô lại với nhau sao cho đều, có thể ủ một lần lên tới 500 – 700kg mùn cưa thô. Đối với các nguyên liệu như lá cây, vỏ cây, bã mía,… cần đảm bảo phải được cắt nhỏ trước khi dùng, càng nhỏ càng tốt. 
  • Tưới nước vào để làm ẩm toàn bộ nguyên liệu, độ ẩm lý tưởng là 65%. Để kiểm tra được độ ẩm, bạn dùng tay nắm thử nguyên liệu đã được trộn nước, nếu chúng nén lại thành cục và không rỉ nước ra thì chứng tỏ nước đã đủ. 
  • Giữ im trong vòng 12 tiếng rồi mới thực hiện bước tiếp theo, điều này nhằm giúp cho nước được ngấm vào nguyên liệu hoàn toàn. 
  • Tiến thành trộn men vi sinh với liều lượng tham khảo: 1kg men vi sinh + 5 đến 10kg cám gạo, sử dụng đối với 1 – 2 tấn nguyên liệu mùn cưa. 
  • Sau 12 tiếng tưới nước, chất nguyên liệu đã sơ chế thành đống dưới sân khô cao ráo, cứ 1 lớp 10 – 20cm nguyên liệu là trải 1 lớp men vi sinh đã trộn cám gạo trước đó. Mỗi đống nên chứa trên 500kg nguyên liệu và chiều cao tối thiểu phải là 70cm. 
  • Cuối cùng phủ kín đống ủ bằng rơm rạ khô hoặc cỏ khô sao kín. Như vậy môi trường ủ đã được thiết lập hoàn hảo, bạn chỉ cần chờ đợi thành quả để sử dụng. 
Quy trình thực hiện ủ chi tiết từ A đến Z
Quy trình thực hiện ủ chi tiết từ A đến Z

Quá trình ủ 

Trong quá trình thực hiện cách ủ phân hữu cơ từ mùn cưa, các vi sinh vật phân giải hoạt động với cường độ mạnh nên rất nhanh nhiệt độ đống phân sẽ tăng lên. Sau 48h chất đống, nhiệt độ có thể lên đến 50 độ C trở lên. 

Khi phát hiện nhiệt độ trong đống vượt quá 65 độ C thì việc bạn cần làm lúc này đó là tiến hành trộn lại nguyên liệu. Đồng thời cho môi trường ủ được thông thoáng hơn bằng cách dùng gậy chọc thông đống, không khí sẽ theo lỗ đi vào giúp hạ nhiệt độ xuống. 

Cứ như vậy cho đến khi trộn lại nguyên liệu được khoảng 3 đến 4 lần, thời gian có thể là sau 25 đến 30 ngày thì mùi hôi trong đống phân có thể sẽ không còn nữa. Thay cho mùi hôi, bạn sẽ dần ngửi thấy được mùi thơm của đất sau quá trình ủ men vi sinh hoàn hảo. 

Nguyên liệu ủ chính là mùn cưa và các chất hữu cơ khác 
Nguyên liệu ủ chính là mùn cưa và các chất hữu cơ khác

Mùi của đất cùng với chất phân tơi xốp, không rỉ nước chứng tỏ phân đã được ủ thành công. Bạn hoàn toàn có thể đem đi sử dụng được ngay cho cây trồng. Cũng có thể bón cho đất để cải thiện chất lượng đất dần sau khi bị suy thoái. 

Mẹo ủ tăng cao hiệu quả 

Với cách ủ phân hữu cơ từ mùn cưa bên trên, bạn có thể đã sở hữu được phân chất lượng. Tuy nhiên, hãy kết hợp cùng với một vài mẹo và lưu ý dưới đây, chúng sẽ giúp quá trình diễn ra thuận lợi và thù về thành quả như mong đợi. 

  • Nếu có nhiều nguyên liệu thô như vỏ cây, lá cây hay bã mía thì nên trộn chế phẩm vi sinh với hàm lượng nhiều hơn so với bình thường. 
  • Trong khi trộn nguyên liệu, nếu nhận thấy độ ẩm quá cao, nắm nguyên liệu thấy ra nước thì hãy thêm mùn cưa khô vào để cân bằng lại độ ẩm. 
  • Nên trộn nguyên liệu ít nhất là 3 lần trong suốt quá trình để phân được ủ đều. 
  • Phân có màu nâu đen, không có mùi là phân có thể sử dụng được ngay, không cần ủ thêm nữa. 
Chế phẩm sinh học cần thiết trong khi ủ 
Chế phẩm sinh học cần thiết trong khi ủ

Cách sử dụng phân hữu cơ làm từ mùn cưa hiệu quả

Phân bón hữu cơ từ mùn cưa sau khi ủ có màu nâu đất, không có mùi hôi, thường được sử dụng để bón lót cho cây trồng. Bón xuống dưới đất để cải thiện đất trước khi trồng hay gieo hạt cũng là cách sử dụng hiệu quả. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng phân hữu cơ làm từ mùn kết hợp với các loại phân bón dinh dưỡng khác. Từ đó kịp thời bổ sung đầy và đủ dưỡng chất thiết yếu cho cây phát triển trong nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng cần tham khảo, tránh sử dụng quá dày bởi cây không thể tiếp thu hết trong cùng một thời điểm. Thay vào đó, bón với hàm lượng vừa đủ là cách sử dụng phân bón thông minh. 

Như đã chia sẻ bên trên, phân bón hữu cơ được làm từ mùn cưa chứa hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Xong bạn cần biết cách sử dụng cho đúng để hiệu quả mang lại là cao nhất. Tránh sử dụng không đúng cách dẫn đến lãng phí khi và có hiệu quả. 

Sử dụng phân bón lót cho cây trồng phát triển 
Sử dụng phân bón lót cho cây trồng phát triển

Với phân bón hữu cơ mùn cưa, bạn có thể hoàn toàn yên tâm trong suốt quá trình sử dụng bởi thành phần hữu cơ an toàn tuyệt đối với cả cây trồng, con người và môi trường. Hạn chế được việc sử dụng các hóa chất hữu cơ độc hại đáng kể. 

Kết luận 

Bên trên là cách ủ phân hữu cơ từ mùn cưa hiệu quả, mặc dù có phần hơi kỳ công nhưng một lần ủ, bạn có thể thực hiện với số lượng nguyên liệu lên đến 1- 2 tấn. Qua đó tạo ra được một lượng phân dồi dào, sử dụng được cho quy mô lớn hoặc dùng dần cho dự án nhỏ, lẻ. Chúc bạn thực hiện ủ thành công và có một mùa màng bội thu sau sử dụng phân bón hữu cơ làm từ mùn cưa nhé! 

⫸ Xem thêm: Cách ủ phân xanh đúng kỹ thuật, bà con tự tin ủ phân ngay tại nhà

⫸ Xem thêm: 3 cách ủ phân hữu cơ đơn giản từ những rác thải xung quanh

⫸ Xem thêm: Đất mùn là gì? Cách làm đất mùn hiệu quả, nhanh gọn từ chuyên gia

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *