Trong nông nghiệp, đất mùn là thành phần đặc biệt quan trọng đất, mang lại giá trị kinh tế lớn đối với ngành trồng trọt. Nó giúp cây trồng phát triển nhanh mà không cần chăm bón nhiều, không tốn kém chi phí đầu tư. Vậy, Đất mùn là gì? Cách làm đất mùn như thế nào? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bà con có đầy đủ câu trả lời.

Đất mùn là gì? 

Đất mùn là gì
Đất mùn là gì

Đất mùn là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong tự nhiên. Nó được tạo thành từ lá cây, phân, gỗ vụn, rác thải thực phẩm, các vật dụng có khả năng phân huỷ khác.

Đất mùn thường chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất giúp đất màu mỡ trong thời gian dài, đảm bảo cho cây trồng phát triển khoẻ mạnh mà không phải chăm bón nhiều, hạn chế tối đa sâu bệnh gây hại. Người ta còn gọi đất mùn là phân trộn thành phẩm tức không có thành nào của đất có thể phân huỷ nữa.

Thành phần cơ bản của đất mùn

Thành phần chính có trong đất mùn bạn nên biết
Thành phần chính có trong đất mùn bạn nên biết

Đất mùn là gì? Cách làm đất mùn như thế nào? Muốn biết cách tạo ra đất mùn, trước tiên bà con phải nắm rõ thành phần của nó. Theo các chuyên gia, đất mùn gồm thành phần không tan và thành phần hoà tan được. 

Phần không tan gồm hợp chất humic và các chất hữu cơ chưa được phân giải. Còn chất hoà tan là các Axit mùn gồm: Axit humic, Axit fulvic. Mỗi thành phần đều có đặc tính và công dụng riêng đối với đất và cây trồng:

Axit humic

Thành phần chính của axit humic là: C, H, O, N cùng một số thành phần phụ khác như: P, Fe, S, Si (tỷ lệ từ 1 đến 10%). Hàm lượng của các chất nói trên phân phối theo tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào quy trình mùn hóa và tuỳ vào từng loại đất.

Trong đất mùn, Axit humic có giá trị cao nhất, quy định cấu trúc đất có phù hợp với việc trồng trọt hay không? Đây cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cây xanh và các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động. Đặc biệt, axit humic còn kích thích cây sinh trưởng tốt, giảm thiểu khả năng sâu bệnh.

Axit Fulvic

Chất mùn này màu vàng, cấu trúc tương tự như axit humic nhưng hàm lượng dinh dưỡng không cao bằng. Đặc tính của axit fulvic là ưa nước, hơi chua, độ phân tán cao. Đất chứa nhiều loại axit này thì dinh dưỡng dễ bị rửa trôi.

Hợp chất humic

Đây là hợp chất không tan trong đất mùn. Nó là phức hợp của hai dòng axit: humic và fulvic kết hợp cùng chất vô cơ hoặc chất khoáng trong đất. Theo các chuyên gia, vi sinh vật trong đất không dễ phân giải được hợp chất humic.

Tìm hiểu quá trình hình thành đất mùn

Đất mùn là gì? Cách làm đất mùn có dễ không? Trước khi tìm hiểu cách làm bạn nên hiểu rõ quy trình hình thành của loại đất này ra sao?

  • Trên cơ sở những hợp chất hữu cơ, các vi sinh vật trung gian trong đất sẽ tiến hành phân huỷ chúng thành các sản phẩm trung gian.
  • Các sản phẩm trung gian nói trên do tác động của vi sinh vật sẽ tạo ra các liên kết phức tạp gọi là mạch nhánh, nhân vòng thơm.
  • Sau cùng, dưới hoạt động của các vi sinh vật có lợi, chúng được tổng hợp thành hợp chất cao phân tử màu nâu hoặc màu đen nên được gọi là mùn.

Đánh giá công dụng của đất mùn

Đất mùn chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển tốt
Đất mùn chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển tốt

Đất mùn có thực sự quan trọng? Đối với bà con nhà nông, đối với ngành nông nghiệp, đất mùn đóng vai trò lớn, mang lại hiệu quả cao, giúp tiết kiệm chi phí và công sức đầu tư:

Đối với đất

Vai trò của đất mùn là cải tạo cấu trúc đất. Sự có mặt của nó sẽ giúp đất giữ được nước, giữ được chất dinh dưỡng, hạn chế hiện tượng rửa trôi chất trong đất do mưa lũ. Vì thế, đất có thêm tính đệm, độ phì nhiêu được tái tạo, giúp cây trồng mang lại năng suất cao.

Với cây trồng

Như đã phân tích nói trên, đất mùn chứa nhiều dinh dưỡng: N, Ca, P, K, Mg, các nguyên tố vi lượng khác đảm bảo cho cây phát triển tốt mà không cần bón thêm phân hoá học.

Thêm nữa, đất mùn khoáng hoá chậm, nghĩa là nó có thể tiếp tục tạo thành các chất vô cơ cho cây sử dụng nên không lo thiếu chất. Đất mùn kích thích hạt nảy mầm nhanh, kích thích cây con tăng trưởng, nhanh bắt rễ, rút ngắn thời gian chăm bón và thu hoạch.

Với vi sinh vật trong đất

Trong đất sẽ có rất nhiều vi sinh vật. Mùn được xem là nguồn thức ăn tuyệt vời để chúng hoạt động. Các chủng vi sinh vật hoạt động càng mạnh thì đất càng tơi xốp, quá trình phân giải, tổng hợp chất hữu cơ sẽ diễn ra nhanh, cây sẽ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển.

Thông thường, sau mỗi vụ thu hoạch, lượng mùn trong đất sẽ giảm đi đáng kể do cây trồng hấp thụ. Do đó, muốn tiếp tục canh tác trong những vụ tới bà con cần có biện pháp cải tổ đất. 

Chẳng hạn như: bón thêm phân hữu cơ để tăng mùn, tăng lượng vi sinh có lợi trong đất. Bà con lưu ý, hạn chế dùng phân hóa học, thuốc hoá học vì nó sẽ tiêu diệt các vi sinh vật có trong đất. Như thế, quá trình phân giải chất trong đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hướng dẫn cách làm đất mùn nhanh gọn từ chuyên gia

Đất mùn là gì? Cách làm đất mùn như thế nào? Nếu bạn đã hiểu đặc tính, thành phần cấu tạo của nó chắc chắn sẽ biết cách tạo ra đất mùn. Dưới đây là 2 phương pháp làm đơn giản ai cũng có thể thực hiện được:

Làm đất mùn từ lá cây

Tạo ra đất mùn từ lá cây
Tạo ra đất mùn từ lá cây

Lá cây sau mỗi vụ thu hoạch thường rất nhiều. Bạn có thể gom chúng lại thành đống. Lưu ý, không dùng lá cây sồi, cây hạt dẻ ngọt, cây nhựa ruồi vì  hàm lượng canxi và nitơ rất thấp. Lá cây bạch đàn, lá cây óc chó đen cũng không nên gom vì  chứa chất diệt cỏ tự nhiên không tốt cho cây trồng.

Sau khi gom được lá cây, chúng ta dùng máy cắt nhỏ ra rồi bỏ vào thùng chứa lớn. Thùng chứa phải có lưới để tăng khả năng lưu thông không khí giữa các lá. Như thế, vi khuẩn có thể phân huỷ lá một cách nhanh nhất.

Cứ 1 tuần bà con nên đảo lá trong thùng chứa một lần nhằm tăng không khí lưu thông trong đống lá. Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt hoặc nắng nóng chúng ta nên lật thùng ủ lá tầm 3 đến 4 ngày/lần. Còn thời tiết lạnh hoặc thời tiết hanh khô thì chỉ cần đảo lá mật độ 2 đến 6 tuần/lần là ổn.

Làm đất mùn bằng cách ủ phân

Cách làm đất mùn bằng ủ phân
Cách làm đất mùn bằng ủ phân

Đất mùn là gì? Cách làm đất mùn như thế nào? Đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả là tiến hành ủ phân nhé! Quy trình thực hiện như sau:

  • Trước tiên, chúng ta sẽ gom phân, các chất hữu cơ khác lại một chỗ. Phân bò, phân gà, phân lợn, cỏ khô, rơm khô, mùn cưa, trấu… đều là vật liệu cần thiết cho việc tạo mùn.
  • Bỏ toàn bộ nguyên liệu nói trên vào một khu vực nhất định hoặc một cái thùng lớn để phân huỷ. Lưu ý, muốn quá trình phân huỷ nhanh, bà con nên bỏ vật liệu vào bao nilon để chúng được ủ kín hơi.
  • Đổ vào vật liệu một ít nước sao cho chúng hơi ẩm. Tiếp đó, đặt vật liệu ở khu vực ẩm ướt hoặc nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Muốn quá trình phân huỷ diễn ra nhanh, bà con nên bỏ thêm một ít phân hữu cơ hoặc phân bón.
  • Sau một thời gian, nếu kiểm tra thấy vật liệu đã phân huỷ hoàn toàn thì có thể dùng để trồng cây. Muốn an toàn, bạn nên dùng một lớp vải sàng đất mùn nhằm loại bỏ vật cứng, mảnh nhỏ của vật liệu trước khi trồng. 

Nhược điểm của đất mùn và giải pháp khắc phục

Sử dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo đất
Sử dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo đất

Tác dụng của đất mùn đối với cây trồng là thực tế không thể phủ nhận. Tuy nhiên, loại đất này cũng có nhược điểm, là hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn so với phân chuồng. Đất mùn có khả năng bổ sung dinh dưỡng cho đất nhưng chậm vì phụ thuộc vào hoạt động của vi khuẩn hoặc giun đất trung gian.

Để khắc phục yếu điểm này, Công ty TNHH Công nghệ sinh học Đức Bình đã tiến hành phối trộn mùn với các loại phân bón hữu cơ chứa nhiều vi sinh vật có lợi, nhiều chất kháng khuẩn ủ trong thời gian dài. Từ đó, tạo ra đất sạch hữu cơ giàu dinh dưỡng cho cây trồng.

Với sản phẩm này, bà con yên tâm vì cây trồng sẽ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo phát triển nhanh, hạn chế bị sâu bệnh tấn công. Theo chia sẻ của nhiều người, sử dụng đất sạch hữu cơ Đức Bình sẽ giúp đất trồng giữ nước tốt, giữ dinh dưỡng tốt, tăng tính đệm cho đất.

Đặc biệt, nó còn giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất. Nhờ đó, cây trồng sẽ cho năng suất cao, rút ngắn thời gian chăm bón và thu hoạch. Đất sạch Đức Bình không chứa hoá chất độc hại, đảm bảo an toàn với người dùng và cây trồng. Nó còn bổ sung cho đất trồng nhiều vi sinh vật có lợi, ức chế vi khuẩn gây bệnh trong đất. 

Đất mùn là gì? Cách làm đất mùn như thế nào? Hy vọng với chia sẻ nói trên của chúng tôi bạn đã có đầy đủ câu trả lời. Nếu bà con không có thời gian hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc tạo đất mùn cho cây trồng hãy liên hệ với Đức Bình để được cung cấp giải pháp nhanh gọn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Mọi nhu cầu vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây:

  • Số 57 ngõ 64 đường Kim Giang, Phường Kim Giang, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • VPGD: Số 7 ngõ 124 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Điện thoại: (024) 6655 4686 – 0915 79 80 85 – 0986 658 698 – 0934 214 579 
  • Email: sinhhocducbinh@gmail.com
  • MST: 0108433217

⫸ Xem thêm: Phân bón Humic là gì? Tác dụng của humic với cây trồng và đất đai

⫸ Xem thêm: Đất nào giữ nước tốt nhất? Giải pháp cải tạo đất sét hiệu quả, an toàn

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *