Đối với việc nuôi trồng thuỷ hải sản, ao nuôi nếu không được thiết kế và xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất kinh tế. Đáy ao bị đen, bị ô nhiễm là một trong những căn nguyên khiến cá tôm sinh trưởng chậm, chết hàng loạt. Vậy, cách xử lý bùn đáy ao nuôi cá như thế nào chuẩn nhất? Ai có ý định lập nghiệp bằng con đường chăn nuôi thuỷ hải sản rất nên đọc thông tin dưới đây.

Tại sao đáy ao tích tụ bùn

Nguyên nhân đáy ao tích tụ bùn đen
Nguyên nhân đáy ao tích tụ bùn đen

Sau một quá trình dài nuôi trồng, ao cá nhà bạn sẽ bị tích tụ bùn ở đáy. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là:

  • Thức ăn dư thừa đọng lại.
  • Chất thải của tôm cá.
  • Xác chết của các loại vi sinh vật khác, rác thải trong ao, lá cây trong môi trường rơi xuống.
  • Đất ao bị xói mòn sau mưa tích tụ. Vôi, khoáng chất, các chất hữu cơ hoà tan dạng lỏng hoặc khí độc trong ao để lại.

Trong số các nguyên nhân nói trên thì chất thải của giống nuôi, xác chết của các loại vi sinh, thức ăn dư thừa là tác nhân chính gây nên hiện tượng bùn đáy ao tích tụ. Vậy, tác hại của nó ra sao, cách xử lý bùn đáy ao nuôi cá như thế nào?

Tác hại khi đáy ao nuôi cá tích tụ bùn

Đáy tích tụ bùn sẽ khiến nước trong ao ô nhiễm
Đáy tích tụ bùn sẽ khiến nước trong ao ô nhiễm

Trước khi tìm hiểu cách xử lý bùn đáy ao nuôi cá bạn cần biết chính xác tác hại của nó ra sao? Theo chia sẻ của bà con nuôi trồng thuỷ hải sản lâu năm, bùn đáy ao sẽ gây ra nhiều hệ luỵ như:

Giảm nồng độ oxy trong nước

Khi bùn tích tụ nhiều dưới đáy sẽ khiến nồng độ oxy hòa tan trong nước giảm xuống nghiêm trọng. Đây là môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh, các loại khí độc như: NO2, NH3, H2S sản sinh. Một khi độc tố trong nước cao thì cá tôm sẽ chết hàng loạt.

Khiến cá bị ngộ độc

Bùn đáy nhiều thì tảo độc sẽ phát triển siêu nhanh bởi đây là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho chúng. Tảo độc phát triển sẽ làm cho nước ao bị ô nhiễm, lượng oxy trong nước cũng giảm mạnh. Như thế, cá tôm sẽ khó hô hấp, nếu chúng ăn phải tảo độc chắc chắn bị ngộ độc.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của cá

Đáy ao bẩn, môi trường nước không sạch sẽ, lượng oxy không đủ cung cấp cho cá tôm hô hấp sẽ làm cho chúng bị căng thẳng. H2S sản sinh từ đáy ao làm cho cá lười ăn, sinh trưởng kém.

Ô nhiễm nước trong ao

Khi bùn tích tụ nhiều ở đáy thì trên bề mặt ao sẽ nổi nhiều bọt trắng. Nó làm cho nước đục ngầu, bốc mùi hôi khó chịu. Dĩ nhiên, nước ô nhiễm thì đàn cá không thể phát triển khoẻ mạnh.

Rõ ràng, bùn tích tụ ở đáy ao sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nhiệm vụ của bà còn chăn nuôi là cần tìm cách xử lý đáy ao nuôi cá kịp thời, nhanh chóng, triệt để, an toàn với môi trường sống xung quanh.

Tổng hợp các cách xử lý bùn đáy ao nuôi cá

Có rất nhiều cách xử lý bùn đáy ao nuôi cá được bà con chăn nuôi chia sẻ trên các diễn đàn nhà nông. Trong đó, hiệu quả nhất là các giải pháp dưới đây:

Làm sạch ao, phơi ao

Làm sạch ao, phơi ao là giải pháp cần thiết
Làm sạch ao, phơi ao là giải pháp cần thiết

Đây là cách làm thủ công mất khá nhiều thời gian và công sức nhưng mang lại hiệu quả tuyệt vời. Cứ sau mỗi vụ nuôi cá tôm bà con cần làm sạch đáy áo, bờ ao, sau đó phơi ao để loại bỏ bùn đen cùng các chất thải khác. Các bước tiến hành khá đơn giản:

  • Dùng máy hút bùn chuyên dụng để hút sạch lớp bùn dưới đáy lên. Lưu ý, dùng lưới lọc để tách bùn và chất thải.
  • Sau khi hút sạch bùn, bà con dùng vôi bột rải xuống đáy nhằm khử trùng.
  • Tiếp đó, dỡ bỏ bạt ở đáy, xả hết nước trong ao ra ngoài.
  • Tiến hành phơi ao trong 10 ngày là có thể xả nước vào và bắt đầu quy trình nuôi mới.

Kiểm soát lượng thức ăn

Cho cá ăn với lượng vừa đủ
Cho cá ăn với lượng vừa đủ

Như đã phân tích nói trên, một trong những nguyên nhân khiến đáy ao tích tụ bùn là do lượng thức ăn công nghiệp tích tụ lại. Do đó, cách xử lý đơn giản nhất là kiểm soát lượng thức ăn cung cấp cho cá hàng ngày.

Bạn tính toán chính xác diện tích ao, mật độ cá nuôi trong ao để sử dụng lượng thức ăn vừa đủ. Như thế, vừa giảm ô nhiễm ao vừa tiết kiệm chi phí đầu tư cho bà con.

Chọn bạt đáy ao thích hợp

Dùng bạt trải đáy thích hợp cũng là cách hay
Dùng bạt trải đáy thích hợp cũng là cách hay

Một cách xử lý bùn đáy ao nuôi cá khác được nhiều chuyên gia khuyên chọn là dùng bạt đáy thích hợp. Bạn nên chọn loại bạt dày, độ bền cao, màu tối để có thể hấp thụ nhiệt và ánh sáng tốt nhất.

Thiết kế ao khoa học

Ao thiết kế không phù hợp cũng sẽ khiến phần đáy nhanh chóng tích tụ bùn đen. Do dó, chủ nuôi nên chủ động kiểm tra ao nuôi của mình xem: Độ sâu ra sao, độ dốc đáy như thế nào? Nếu tất cả chưa đạt chuẩn cần xử lý ngay.

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý mùn đáy ao

Sử dụng men vi sinh là cách xử lý bùn đáy ao nuôi cá hữu hiệu
Sử dụng men vi sinh là cách xử lý bùn đáy ao nuôi cá hữu hiệu

Ngoài các biện pháp xử lý bùn đáy ao nuôi cá nói trên bà con nên dùng thử chế phẩm sinh học nhé! Cụ thể là dùng men vi sinh Emzeo TS. Sản phẩm này được cung cấp bởi công ty Đức Bình, không chứa hormone, không chứa chất kháng sinh nên an toàn tuyệt đối. Các chuyên gia trong ngành thuỷ hải sản đều đánh giá: Emzeo TS là sản phẩm tốt cho sức khỏe con giống, không gây hại đối với sức khỏe con người.

Tác dụng của men vi sinh

So với các loại men vi sinh khác trên thị trường, Emzeo TS có nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Nó chứa hàng tỷ vi sinh vật hoạt tính cao có khả năng ức chế các loại vi khuẩn gây hại phát triển. Emzeo TS giúp phân huỷ nhanh chóng các loại tạp chất, chất thải, thức ăn công nghiệp trong nước, phân giải độc tố trong nước tốt. Nhờ thế, nước ao không bị đục, không gây mùi, đáy ao không đọng bùn, không có nhầy và nhớt.
  • Giảm hình thành khí độc: Công dụng khác của men vi sinh Đức Bình là là phân giải nhanh chất hữu cơ dư thừa, phân cá, xác tảo. Vì thế, các loại khí độc như: H2S, NO2 hay NH3… đều giảm thiểu.
  • Ổn định pH trong ao: Tất cả bà con khi dùng Emzeo TS đều khẳng định: men vi sinh này có thể ổn định nồng độ pH trong ao hiệu nghiệm. Nhờ vậy, cá tôm sẽ phát triển thuận lợi.
  • Ức chế vi khuẩn gây hại: Thành phần có trong men vi sinh sẽ cản trở vi khuẩn gây hại sinh sôi, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có lợi phát triển. Do đó, đáy ao sẽ được xử lý sạch sẽ, chủ nuôi không phải bận tâm nhiều.

Cách dùng Emzeo TS đúng cách

  • Hoà 1 gói men Emzeo Ts với 2 lít mật rỉ đường cùng 48 lít nước sạch. Khuấy đều hỗn hợp nói trên rồi bỏ vào thùng kín ủ trong 24 đến 48 tiếng. Chế phẩm thu được là 50 lít men vi sinh hoạt hoá.
  • Chúng ta dùng 50 lít men vừa tạo thành rải xuống diện tích ao 2000m3 đến 3000m3. Thời gian sử dụng vào sáng sớm hoặc buổi chiều mát là tốt nhất.
  • Thời gian dùng cụ thể như sau: Tháng thứ nhất tạt men hoạt hoá lần 1 sau 10 ngày, tháng thứ 2 tạt men 1 lần sau 7 ngày, tháng thứ 3 tạt men 1 lần sau 5 ngày, tháng thứ 4, tạt men 1 lần sau 3 ngày.

Có rất nhiều cách xử lý bùn đáy ao nuôi cá để bà con áp dụng. Tuy nhiên, sử dụng chế phẩm men vi sinh được đánh giá cao nhất trên mọi phương diện. Nó không chỉ có tác dụng làm sạch ao mà còn tạo môi trường thuận lợi cho vật nuôi phát triển. Mặt khác, giải pháp này không tốn chi phí, tiết kiệm công sức của chủ nuôi. Để có thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ tới số hotline: (024) 6655 4686 – 0915 79 80 85 – 0986 658 698 – 0934 214 579.

⫸ Xem thêm: Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá hiệu quả ngay

⫸ Xem thêm: Top 6 cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm nhanh gọn, hiệu quả

⫸ Xem thêm: Khám phá cách xử lý nước ao cá bị đục HIỆU QUẢ – NHANH CHÓNG

⫸ Xem thêm: Công dụng, cách dùng chế phẩm xử lý nước ao nuôi cá Emzeo TS

⫸ Xem thêm: Top 3 cách khử mùi hôi chuồng gà nhanh chóng và an toàn nhất 2024

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *