...

Trong nhà đang nuôi dê nên bà con đặc biệt quan tâm tới phân bón dê có ích cho cây trồng. Thắc mắc của bà con lúc này là phân dê có thể đem bón luôn cho cây trồng được không hay phải đem ủ? Nếu ủ thì phải ủ như thế nào để đạt hiệu quả tốt, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Muốn có câu trả lời thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé! 

Đặc điểm của phân bón dê

Phân dê là phân chuồng hữu cơ được nhiều nhà nông ưa chuộng sử dụng hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của phân cùng lợi ích mà phân đem lại cho cây trồng dưới đây. 

  • Phân bón dê khô đã qua xử lý sẽ không có mùi hôi như các loại phân chuồng hữu cơ khác. Vì vậy sẽ không thu hút côn trùng gây hại và đặc biệt là không chứa trứng ống sên. 
  • Dạng viên khô, nén tròn nhỏ, dễ dàng sử dụng và thuận tiện cho việc len lỏi vào trong đất và vào các gốc cây. 
  • Phân dê tan chậm, do đó mỗi khi tưới cây sẽ được hấp thu dinh dưỡng từ từ và mỗi ngày. 
  • Phân giàu chất dinh dưỡng cho cây nhưng không làm xót rễ khi bón, cũng không làm cháy rễ nên bà con có thể yên tâm sử dụng như một loại phân bón hàng ngày. 
  • Có thể đem bón được cho cây cảnh như hoa lan, hoa hồng,… mang lại hiệu quả cao.
Phân dê dạng viên nhỏ, không có mùi hôi như phân hữu cơ khác 
Phân dê dạng viên nhỏ, không có mùi hôi như phân hữu cơ khác

Lợi ích phân dê mang lại  

Phân bón dê đã qua xử lý thành phần có chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi và cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Trong đó, hàm lượng N, P, K có tỉ lệ chiếm cao vượt trội so với các loại phân chuồng thông thường, cụ thể là 3:2:1. Không chỉ thế, trong phân còn các khoáng chất trung vi lượng khác như Mg, Ca,… rất tốt cho thực vật phát triển. 

Với thành phần dinh dưỡng này, phân dê giúp cho cây trồng được sinh trưởng thuận lợi. Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, nâng cao sức chống chọi khi gặp điều kiện bất lợi. Ngoài ra, phân bón dê cfn có công năng vô cùng đặc biệt khiến bà con vô cùng thích thú nữa. Đó là cả tạo đất trồng hiệu quả. 

Như vậy, không chỉ có lợi cho cây mà phân bón dê còn rất có ích cho đất canh tác khi bổ sung được dinh dưỡng cho đất. Tạo độ mùn, kích thích đất tơi xốp, góp phần cải tạo đất màu mỡ có hiệu quả đáng để bà con sử dụng. 

Hướng dẫn sử dụng phân bón dê đúng cách 

Mặc dù phân dê có công dụng giúp ích cho cây trồng phát triển tốt, tuy nhiên bà con cũng cần đảm bảo bón đúng cách để mang lại hiệu quả cao nhất mà phân có thể đạt được. Dưới đây là hướng dẫn cách bón phân cho cây đúng cách, mời bà con cùng tham khảo: 

  • Bón thúc cho cây: đào các rãnh xung quanh gốc cây rồi thả phân vào với hàm lượng vừa đủ. Lấp đất lên lại và tưới cho cây trồng. Như vậy, phân có thể được tan và được cây hấp thu ngay mà không sợ bị trôi đi khi tưới. 
  • Bón trực tiếp cho cây: có thể rải trực tiếp phân dê lên bề mặt đất gần gốc cây trồng và tưới. Phân sẽ tan từ từ sau tưới và cây cũng sẽ được tiếp dinh dưỡng từ từ. 
  • Đối với cây cảnh như hoa hồng hay hoa lan, phân bón dê nên được bỏ trong túi lưới và treo ở gốc cây. Đây chính là cách bón phân dê cho cây cảnh hiệu quả mà không phải nhà chăm cây cảnh nào cũng biết. 
Bón phân đúng cách mang lại hiệu quả mong đợi 
Bón phân đúng cách mang lại hiệu quả mong đợi

Một vài lưu ý trong quá trình bón phân bà con cần lưu ý: 

  • Không nên bón phân dê với liều lượng quá nhiều, bởi cây chỉ có thể thấp thu được phần nào và đất cũng vậy. Việc bón nhiều không chỉ không mang lại hiệu quả mà chi phí bỏ ra lại tốn kém. 
  • Với địa hình dốc, thoải lựa chọn bón thúc là lựa chọn thích hợp nhất. Tuy hơi tốn nhân lực nhưng bù lại phân sẽ không bị trôi khi tưới.  

Phân dê có cần ủ không và ủ như thế nào? 

Nhiều bà con đặt ra câu hỏi rằng, liệu phân dê tươi được lấy ở chuồng ra có sử dụng được luôn chưa hay phải đem đi ủ? Ngay sau đây là câu trả lời mà bà con đang mong đợi. 

Phân dê có cần ủ trước khi sử dụng? 

Câu trả lời tất nhiên là có. Bởi vì phân tươi khi mới lấy từ chuồng và chưa qua xử lý chứa nhiều tiềm ẩn. Nếu sử dụng phân tươi để bón trực tiếp cho cây dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm nấm khuẩn. Đặc biệt là mầm bệnh và sâu gây hại làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển cây và làm ảnh hướng tới kết quả thu hoạch. 

Ủ phân dê trước khi dùng để loại trừ mầm bệnh gây hại 
Ủ phân dê trước khi dùng để loại trừ mầm bệnh gây hại

Như vậy, cho dù phân tươi của dê không hôi, không thu hút côn trùng nhưng cũng không nên bón trực tiếp cho cây trồng. Thay vào đó là cần xử lý và thực hiện ủ đúng cách để loại bỏ các mầm bệnh. Đồng thời chuyển hóa hết các chất dinh dưỡng thành dạng dưỡng chất mà cây có thể hấp thu dễ dàng. Từ đó, nâng cao chất lượng phân và cải tiến được hiệu quả bón phân chuồng mà nhà nông mong chờ. 

Chia sẻ top 2 cách ủ phân dê hiệu quả

Có thể thấy, muốn có phân bón chất lượng từ phân tươi của dê, chúng ta cần xử lý phân bằng cách ủ. Vậy ủ như thế nào cho đúng? Dưới đây là 2 cách ủ phân cho ra hiệu quả nhanh, đáng để thực hiện. 

Ủ phân bằng vôi bột và lân với thời gian từ 60 - 70 ngày 
Ủ phân bằng vôi bột và lân với thời gian từ 60 – 70 ngày

Ủ phân dê với vôi và lân

Ủ với vôi và lân là cách ủ truyền thống trước khi có men vi sinh, mặc dù hiệu quả mang lại là có nhưng thời gian ủ khá dài. Tùy vào điều kiện mà bà con tham khảo cách ủ phù hợp nhất. 

  • Thu thập phân tươi và dàn đều trên bạt đã được trải sẵn. Bạt này nên được trải tại nơi bằng phẳng, sân xi măng thì càng tốt để thuận tiện cho việc trộn phân. 
  • Tưới nước lên phân để cung cấp độ ẩm, tạo môi trường thích hợp để ủ phân. Độ ẩm thích hợp lúc này là khoảng 60%, bà con cần căn liều lượng nước sao cho chuẩn, tránh khô quá hay bị ướt quá. 
  • Hòa trộn vôi bột cùng với lên tạo thành một hỗn hợp. Đem rải  hỗn hợp này vào đống phân trên bạt sao cho đều rồi trộn thật kỹ. 
  • Cho tất cả các nguyên liệu vừa trộn thành vào túi hoặc bao nilon kín. Cố định miệng túi lại và để tại nơi thoáng mát, khô ráo. 
  • Sau khoảng từ 60 đến 75 ngày tùy vào điều kiện, bà con đem phân ra để kiểm tra. Nếu thỏa điều kiện của phân dê chất lượng thì có thể trực tiếp đem đi bón ngay, cấp dinh dưỡng cho cây trồng kịp thời. 
Ủ phân bằng trichoderma và humic nhanh, hiệu quả cao 
Ủ phân bằng trichoderma và humic nhanh, hiệu quả cao

Ủ phân dê bằng nấm trichoderma và humic 

Một cách ủ phân dê vô cùng hiệu quả được khuyên dùng hiện nay đó là ủ với nấm trichoderma và humic. Việc ủ như này không chỉ giúp đẩy nhanh quá trình ủ mà còn giúp loại bỏ các mầm mống gây bệnh có trong phân tươi. Qua đó tạo ra phân chất lượng, giàu dinh dưỡng giúp cây hấp thu được khỏe mạnh, cho ra năng suất cao. 

Để ủ phân bằng phương pháp này, ta làm như sau: 

  • Cũng dàn đều phân tươi lên bạt đã trải rồi tiến hành tưới nước y như ủ với bột vôi và lân bên trên. Độ ẩm thích hợp là 60% nên bà con cần lưu ý. 
  • Thay vì trộn vôi bột và lân thì ở phương pháp này, bà con trộn chế phẩm vi sinh nấm trichoderma và humic lại. Sau đó rải lên phân và trộn thật đều tay, đảm bảo toàn bộ phân đều sẽ được tiếp xúc với chế phẩm vi sinh. 
  • Cho toàn bộ những nguyên liệu vừa trộn vào một thùng xốp rồi đậy kín lại. Nếu không có thùng xốp thì có thể ủ trong bạt nhưng phải buộc chặt và không để nước thoát ra hay nước mưa ngấm vào. 
  • Quá trình ủ được diễn ra tại nơi khô ráo, thoáng mát. 
  • Sau khoảng tầm 5 ngày ủ, mở ra để kiểm tra lần một. Nếu thấy phân khô thì có thể tiếp thêm nước bằng cách tưới và trộn đều. 
  • Thường sau 45 đến 60 ngày là quá trình ủ đã hoàn thành, bà ocn kiểm tra và đem đi sử dụng được ngay. 
Bọc lưới phân khi dùng bón cho cây cảnh, hoa lan
Bọc lưới phân khi dùng bón cho cây cảnh, hoa lan

Giải đáp một vài câu hỏi liên quan về phân dê 

Nhu cầu sử dụng phân bón dê ngày càng cao nên các câu hỏi liên quan cũng được đề cập nhiều. Sau đây là một vài câu hỏi về phân bón dê mà bà con vẫn luôn thắc mắc. 

Sử dụng phân bón dê cho cây kiểng nên hay không nên? 

Câu trả lời: Phân dê đã ủ có thành phần dinh dưỡng cao thích hợp bón cho cây trồng, trong đó bảo gồm cả cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng và cả cây kiểng,… Tuy nhiên, đối với cây kiểng thì khi bón người dùng cần bón hàm lượng vừa phải, khuyến khích là nên ít hơn so với các loại cây trồng bình thường để tránh cây kiểng phát triển quá mạnh. 

Có thể kết hợp phân bón dê với phân bón hóa học? 

Câu trả lời: việc kết hợp phân bón dê đã ủ với phân bón hóa học có thể được thực hiện nhằm cân bằng lại nguồn dinh dưỡng cho cây. Xong quá trình cần cân nhắc về khoảng cách thời gian bón kỹ lưỡng, ví dụ như phân dê bón trước 10 ngày rồi mới tới phân hóa học. 

Có thể kết hợp với phân bón hóa học để cân bằng dinh dưỡng 
Có thể kết hợp với phân bón hóa học để cân bằng dinh dưỡng

Phân dê bán ở đâu

Câu trả lời: Việc tìm mua phân bón dê cũng không quá khó khăn. Đối với phân tươi, bà con có thể tìm đến các doanh trại hoặc hộ dân có nuôi trồng dê để thu thập về tự ủ. Còn đối với phân đã ủ, bà con tìm đến các đại lý cung cấp phân lớn nhỏ tại khu vực của mình để tìm mua nhanh chóng. 

Kết luận  

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ bên trên, mong rằng bà con có thể thấy thấy được lợi ích mà phân dê mang lại trong nông nghiệp. Thông qua đó mà ứng dụng tốt hơn để đem lại năng suất cây trồng hiệu quả. Đặc biệt hơn nữa là có thể tự mình ủ phân tại nhà với vài bước cơ bản. Tạo ra ra được phân chất lượng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, vừa có lợi cho cây và vừa cải tạo được đất trồng. 

⫸ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết nhất về tác dụng của phân dê cho lan hồ điệp

⫸ Xem thêm: Bí quyết “hô biến” phân bò tươi thành phân bón dinh dưỡng

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *