Nếu bạn đang là chủ một trang trại gia súc hoặc gia cầm thì sẽ thật đáng tiếc nếu như chưa biết đến việc áp dụng đệm lót sinh học vào mô hình chăn nuôi của mình. Bởi đây là một phương thức chăn nuôi khoa học, mang lại những hiệu quả và công dụng khá bất ngờ. Vậy đó là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá về sản phẩm này cũng như địa chỉ cung cấp ở đâu để có giá tốt nhất nhé.

1. Tìm hiểu đệm lót sinh học là gì?

Đệm lót sinh học đã từ lâu được các chủ trang trại tại các nước phát triển như Anh, Mỹ,…sử dụng phổ biến trong mô hình chăn nuôi khép kín, tức mô hình nuôi nhốt. Nó thực chất chỉ là một lớp đệm lót trải trên bề mặt chuồng, bao gồm 2 lớp chính: chất độn chuồng và chế phẩm sinh học.

Các nguyên liệu cấu thành đệm có đặc điểm dễ tìm kiếm nhưng có độ trơ cao, với khả năng hút nước nhanh nhưng không bị nhũn, nát trong môi trường nước từ chất thải của vật nuôi. Chúng bao gồm mùn cưa, trấu, bã mía, rơm, rạ,… Còn các chế phẩm sinh học lại có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy chất thải.

Đây là một lớp lót đệm trải trên bề mặt chuồng nuôi
Đây là một lớp lót đệm trải trên bề mặt chuồng nuôi

Tại nước ta, đệm lót sinh học còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như chăn nuôi tự nhiên, chăn nuôi không chất thải, hay chăn nuôi sinh thái, hoặc chăn nuôi trên nền đệm lót dày.

2. Công dụng và lợi ích

Việc sử dụng đệm lót sinh học cho gà, lợn, hoặc các chuồng nuôi bò, dê,… mang lại nhiều công dụng và lợi ích hơn chúng ta tưởng.

Giúp tiêu hủy chất thải vật nuôi

Xử lý chất thải của vật nuôi luôn là vấn đề nan giải của nhiều hộ, trang trại chăn nuôi hiện nay. Bởi công việc này luôn gây tốn nhiều quỹ thời gian và công sức cho người lao động khi tiến hành dọn dẹp. Nhưng với việc sử dụng đệm lót sinh học đã hoàn toàn thay đổi, là giải pháp giải quyết hữu hiệu cho vấn đề này.

Trong đệm lót có chứa các vi sinh vật có lợi được men từ chế phẩm sinh học kích thích phát triển mạnh mẽ nhằm đẩy nhanh quá trình tiêu hủy phân và nước tiểu của vật nuôi. Một khi gà hay lợn, bò,… thải chất thải vào lớp độn lót, các vi sinh vật này lập tức bám quanh và tiết enzyme ngoại bào để tạo ra phản ứng lên men hiếu khí và oxy hóa. Nhờ đó, phân và nước tiểu được phân hủy.

Cung cấp sinh vật có lợi để tiêu hủy chất thải
Cung cấp sinh vật có lợi để tiêu hủy chất thải

Giảm mùi hôi, bảo vệ môi trường

Nguyên hàng đầu dẫn đến trong chăn nuôi xuất hiện mùi hôi thối khó chịu, gây ô nhiễm môi trường thường xuất phát từ quá trình phân hủy các chất trong phân và nước tiểu của chúng. Sự phát triển của các vi sinh vật có hại lấy khí độc, chất thối rữa thức ăn thừa do vật nuôi thải ra sẽ càng tăng nồng độ mùi hôi thối khó chịu. Vì thế, cần sử dụng các tác nhân là các vi sinh có lợi để giải quyết vấn đề này.

Khi hệ sinh vật có lợi từ trong đệm lót sinh học thảo dược được đưa vào, chúng chiếm lợi về số đông nên có ưu thế để cạnh tranh với sinh vật có hại. Chúng thực hiện quá trình lên men, giải phóng năng lượng để tạo ra nước, khí CO2,….không chứa mùi hôi. Đồng thời, vi sinh vật có lợi sản sinh các phụ phẩm như axit hữu cơ có tác dụng trung hòa và cố định khí NH3. Hoặc phụ phẩm rượu để trung hòa mùi lạ,…Vì thế mà môi trường chăn nuôi luôn sạch mùi, hết hôi thối.

Đệm lót sinh học giúp khử mùi hôi chuồng trại hiệu quả
Đệm lót sinh học giúp khử mùi hôi chuồng trại hiệu quả

Tiêu diệt mầm bệnh, bảo vệ vật nuôi

Lót đệm sinh học tạo nên một môi trường có độ PH và tính axit thấp nhưng nhiệt độ cao và giàu khí Co2. Phần lớn, các vi khuẩn có hại gây bệnh không thích nghi được với môi trường sống này, kết hợp đồng thời sự áp đảo về số lượng của vi sinh vật có lợi mà chúng bị tiêu diệt. Nhờ đó, hệ sinh thái chuồng trại được cân bằng, các nguy cơ mắc bệnh cho gà, lợn, bò,…được loại bỏ, đặc biệt là các chứng bệnh về hô hấp, tiêu hóa.

Tăng năng suất, lợi nhuận

Nhờ sức khỏe các vật nuôi được bảo vệ tốt, các mầm bệnh được loại bỏ nên sinh trưởng phát triển khỏe, ít sử dụng đến thuốc chữa bệnh. Khi đó, chất lượng sản phẩm đầu ra sẽ được đảm bảo đạt tiêu chuẩn như thịt ngon, sạch, săn chắc và không chứa các tồn dư của thuốc kháng sinh.

Bảo vệ vật nuôi và tăng năng suất thành phẩm
Bảo vệ vật nuôi và tăng năng suất thành phẩm

Tiết kiệm chi phí, công sức

Nếu như theo cách chăn nuôi truyền thống, mỗi ngày bà con sẽ phải thu gom chất thải, dọn rửa chuồng trại, xây dựng lắp đặt Bioga… Những việc này thường không chỉ gây mất nhiều thời gian và công sức nhưng hiệu quả xử lý môi trường lại không cao. Hơn nữa, nhiều chủ chăn nuôi còn phải bỏ ra nhiều tiền để thuê nhân công làm việc này.

Ngược lại, dùng lót đệm sinh học, không cần phải thay chất độn cũng như công nhân dọn dẹp chất thải. Từ đó, chủ chăn nuôi sẽ có những tính toán kinh tế khoa học, tiết kiệm hơn.

Tiết kiệm thời gian thu dọn chất thải
Tiết kiệm thời gian thu dọn chất thải

3. Mua đệm lót sinh học ở đâu?

Với những công dụng, lợi ích kể trên vậy cần mua đệm lót sinh học thì nên mua ở đâu. Hiện nay, thị trường cung cấp sản phẩm vô cùng lớn rộng. Bà con có thể tự tìm mua tại các cửa hàng chuyên cung cấp các sản phẩm trong chăn nuôi, trồng trọt tại địa phương.

Hoặc chúng ta chỉ cần lên các công cụ tìm kiếm internet và gõ cụm từ khóa trên là hàng trăm kết quả trả về để tha hồ lựa chọn. Nó có thể là các doanh nghiệp nổi tiểng như sinhhocducbinh.com, vinong.net,…hoặc các trang thương mại điện tử lớn như lazada, shoppe,…Tuy nhiên, khi mua trên các diễn đàn, trang thương mại như shopee hay lazada, bà con cần lưu ý:

  • Tìm hiểu kỹ thông tin người bán có phải lừa đảo không.
  • Nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.
  • Đánh giá của những người mua hàng trước đó.

4. Giá đệm lót sinh học bao nhiêu?

Giá đệm lót sinh học thường không cố định, vì nó còn tùy thuộc vào từng nguyên liệu mà bạn lựa chọn. Nhất là giá sản phẩm men vi sinh hay chế phẩm sinh học nào được dùng tới.

Theo báo Thái Bình đưa tin, chi phí để làm lót đệm sinh học sẽ dao động trong khoảng 110.000 – 120.000 đồng/m2. Sau 3 tháng, bà con cần bổ sung thêm giá thể là các nguyên liệu từ mùn cưa, trấu, xơ dừa… Cuối cùng, sau khoảng 6 tháng thì người chăn nuôi cần thay thế toàn bộ nền đệm lót mới.

Nếu tự làm lót đệm sinh học giá thành sẽ rẻ hơn
Nếu tự làm lót đệm sinh học giá thành sẽ rẻ hơn

5. Cách tự làm lót đệm sinh học đúng quy trình, kỹ thuật

Để tận dụng hết lợi ích cũng như giảm giá thành khi sử dụng phương pháp chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, bà con tự làm theo đúng quy trình được hướng dẫn dưới đây.

Cách làm đệm lót trong nuôi thả gà bằng vỏ trấu

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
  • Vỏ trấu khô
  • 3 gói chế phẩm sinh học EMZEO, mỗi gói trọng lượng 200gram

Đây là công thức áp dụng đối với chuồng có diện tích khoảng 30 – 50m2, vì thế tùy vào diện tích chuồng của bà con để tăng giảm số lượng nhé.

Bước 2: Tiến hành làm đệm lót

  • Đầu tiên, rải trên bề mặt chuồng một lớp trấu với độ dày từ 7 – 10cm. Rắc thêm một lớp men Emzeo để làm đệm lót sinh học cho gà.
  • Tiếp theo cho gà vào chuồng nuôi, và quan sát khoảng 3-5 ngày với hà nuôi lấy thịt, 7 – 10 ngày với gà nuôi úm xem xem trên bề mặt chuồng đã có phân được rải kín khắp bề mặt đệm hay chưa.
  • Khi phân gà đã rải kín, người chăn nuôi sử dụng cào chuyên dụng để cào sơ qua lớp đệm lót. Nhớ dồn đàn gà sang một góc để không gây xáo trộn cho chúng.
  • Sau khi bề mặt trấu đã được cào đều thì rắc thêm chế phẩm men vi sinh lên bề mặt chuồng, dùng tay đã đeo bao để xoa men được rải đều lên bề mặt.

Bước 3: Cách sử dụng và bảo dưỡng

Sau khi sử dụng đệm lót được 20 – 30 ngày, nếu chuồng nuôi gà bất đầu xuất hiện mùi hôi thì cần tiến hành rắc lên bề mặt chuồng gói men vi sinh EMZEO ngay (tỷ lệ 1 gói rắc được 30 m2 ).

Chế phẩm vi sinh Emzeo giúp tăng hiệu quả khử mùi 
Chế phẩm vi sinh Emzeo giúp tăng hiệu quả khử mùi

Kỹ thuật làm đệm lót sinh học cho lợn

Chăn nuôi lợn bằng đệm lót sinh học với quy trình tự làm như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho diện tích chuồng 15m2:

  • Mùn cưa và trấu vừa đủ cho lớp đệm lót dày 60 cm.
  • 1 lít chế phẩm EM (EMGRO)
  • 1 gói chế phẩm men vi sinh EMZEO 200gr để làm đệm lót sinh học
  • 20 lít nước sạch
  • Dụng cụ zoa tưới nước

Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Đầu tiên bà con cần trải một lớp trấu và mùn cưa lên bề mặt chuồng với độ dày 15 – 20 cm rồi. Sau đó chuyển qua pha 1 lít chế phẩm vi sinh EMGRO với 20 lít nước sạch, rồi lấy khoảng 5 lít của hỗn hợp vừa pha để rưới đều lên 15m2 diện tích chuồng.
  • Bước 2: Rưới hỗn hợp xong thì rải thêm một lớp trấu lên bề mặt với độ dày khoảng 30cm.
  • Bước 3: Rải xong lại tiếp tục rưới lên 5 lít hỗn hợp dịch men vi sinh trên cho bề mặt đệm lót chuồng.
  • Bước 4: Tiếp tục rải thêm mùn cưa và trấu lên, độ dày của bề mặt khoảng 30cm để đệm lót đạt đủ độ dày khoảng 50 – 60cm rồi tưới hỗn hợp dung dịch men vi sinh EMGRO còn lại lên bề mặt đệm lót.
  • Bước 5: Cuối cùng, bà con dùng 1 gói chế phẩm vi sinh làm đệm lót sinh học emzeo 200gr rắc đều lên nền đệm lót.
Chế phẩm EM gốc (EMGRO) dùng làm đệm lót sinh học cho lợn, gà,....
Chế phẩm EM gốc (EMGRO) dùng làm đệm lót sinh học cho lợn, gà,….

Tiến hành sử dụng và bảo quản

Đệm lót sau khi làm được khoảng 2 ngày thì bà con có thể thả lợn vào nuôi. Trong quá trình nuôi, nếu thấy có mùi hôi xuất hiện trở lại thì dùng cào, cào nhẹ lên bề mặt của đệm lót và rắc thêm 1 men vi sinh EMZEO 200gr lên nữa là được nhé.

Trên đây là những công dụng và cách tự làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm hiệu quả mà chúng tôi gửi tới bà con. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, người chăn nuôi đã biết nên ứng dụng và mua các sản phẩm làm đệm lót ở đâu chất lượng nhất.

⫸ Xem thêm: Kỹ thuật tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi chất lượng, an toàn

⫸ Xem thêm:  Phân dê có phải ủ hay không? Nếu có thì ủ như thế nào?

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *