Sử dụng chế phẩm EM trong nuôi trồng thủy sản không những giúp bà con nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn tác động tích cực đến môi trường thủy sinh. EM gồm hơn 80 chủng loại vi khuẩn có ích, tham gia đắc lực vào quá trình loại bỏ vi sinh vật gây hại, hạn chế dịch bệnh trên tôm cá, khử mùi và loại bỏ khí độc gây hại. 

Lợi ích khi ứng dụng chế phẩm EM trong nuôi trồng thủy sản

Cách sử dụng chế phẩm EM trong nuôi cá, tôm khá đơn giản nên ngày càng nhiều bà con áp dụng. Trong phần đầu tiên, Sinh Học Đức Bình xin phân tích một vài lợi ích khi ứng dụng EM vào ngành nuôi trồng thủy sản. 

  • Giúp nguồn nước trong ao hồ nuôi thủy sản đảm bảo hơn: Nhiều loại vi khuẩn trong hệ sinh thái thu nhỏ EM có thể kích thích, đẩy nhanh tốc độ phân giải và phân hủy chất hữu cơ. Khi đó, chất lượng nguồn nước cũng được cải thiện đáng kể, lượng oxy hòa tan tăng lên, giảm mùi hôi, giúp môi trường ao nuôi sạch sẽ hơn. 
  • Hạn chế dịch bệnh: Các loại vi khuẩn trong chế phẩm EM được chứng minh là có khả năng cân bằng vi sinh vật trong môi trường thủy sinh. Lúc này, vi sinh vật có hại và có lợi trong trạng thái kìm hãm lẫn nhau, yếu tố gây bệnh khó phát triển mạnh. Như vậy, thủy hải sản sẽ sinh trưởng một cách khỏe mạnh hơn, đảm bảo chất lượng và số lượng. 
  • Cải thiện hệ miễn dịch cho thủy hải sản: Bên cạnh loại bỏ yếu tố gây bệnh bên ngoài, chế phẩm EM cũng tham gia đắc lực vào quá trình củng cố chức năng miễn dịch cho thủy hải sản như tôm, cá. Khi đó, thủy hải sản có khả năng chống đỡ với tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn, duy trì tốc độ sinh trưởng ổn định. 
  • Giúp tôm, cá tiêu hóa và cải thiện kích thước: Phần lớn vi khuẩn trong EM đều có khả năng sản sinh enzyme, kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn. Nhờ vậy, tôm cá sẽ hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn thuận lợi hơn, phát triển nhanh về kích thước, tăng trọng lượng. 
  • Giảm bớt sự phụ thuộc vào hóa chất: Chế phẩm EM phù hợp để thay thế cho nhiều loại hóa chất trong việc xử lý, cải tạo ao nuôi. Nhờ đó, chất lượng thủy hải sản cũng đáp ứng tốt hơn quy định về an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con. 
  • An toàn với người sử dụng và môi trường: EM không phải là một dạng hóa chất. Dòng EM này tập hợp hơn 80 loại vi khuẩn có ích, sống cộng sinh thành một quần thể thu nhỏ. EMZEO không gây hại cho môi trường, an toàn với người sử dụng. 
Sử dụng chế phẩm EM giúp hạn chế nguy cơ dịch bệnh trên tôm cá
Sử dụng chế phẩm EM giúp hạn chế nguy cơ dịch bệnh trên tôm cá

2 Loại chế phẩm EM gốc cơ bản dùng trong nuôi trồng thủy hải sản 

Gốc EM hay EM1 luôn tập trung mật độ cao vi sinh vật. Người ta thường sử dụng loại chế phẩm này khi cần điều chế ra EM thứ cấp (EM2, EM5,..). Xét về mặt phân loại, EM gốc trên thị trường hiện nay được chia ra thành 2 loại chính. 

EM gốc dung dịch 

EM gốc dung dịch thường là kết quả của hoạt động lên men các vi sinh vật tự nhiên, chứa lượng dưỡng chất dồi dào. Những loại vi sinh vật sau giai đoạn lên men lại tiếp tục sản sinh theo cấp số nhân, hình thành một hệ sinh thái thu nhỏ. 

EM gốc dạng dung dịch của Sinh Học Đức Bình 

Trước khi phân phối ra thị trường, nhà sản xuất đã tiến hành lọc tiếp tuyến. Nhằm phân tách lượng vi sinh vật có lợi và chất lỏng. 

EM dạng dung dịch giúp cải thiện nguồn nước, củng cố chức năng miễn dịch của thủy hải sản, giảm yếu tố gây bệnh. Đồng thời, hỗ trợ điều hòa hệ vi sinh vật, cân bằng độ pH, thúc đẩy hoạt động phân giải chất hữu cơ. 

Thực tế, EM gốc chủ yếu đóng thành từng chai hoặc từng can lớn. Sau khi mua về, bà con cần pha loãng hoặc dùng trực tiếp theo hướng dẫn ghi trên bao bì của từng chế phẩm. 

EM gốc dạng bột 

Chế phẩm EM gốc dạng bột cũng là tập hợp của hàng loạt vi khuẩn có lợi. Vì điều chế theo dạng bột nên người dùng có thể trộn chế phẩm cùng thức ăn cho vật nuôi hoặc pha loãng vào dung dịch phù hợp. 

Tuy rằng không phổ biến như EM dạng dung dịch nhưng EM dạng bột vẫn hỗ trợ tốt bà con trong nuôi trồng thủy hải sản. Cchế phẩm EM này luôn được đóng gói rất tiện dụng, vận chuyển và sử dụng thuận tiện. Giá thành của EM bột không chênh lệch là mấy so với EM dung dịch. 

Cách sử dụng chế phẩm xử lý ao hồ nuôi tôm cá

Ứng dụng phổ biến nhất của chế phẩm EM trong nuôi trồng thủy sản là cải tạo ao hồ và gây màu nước. 

Cải tạo ao 

Trước khi thả giống tôm cá vào ao hồ, bà con cần chú ý đến khâu cải tạo, cày xới lớp đất dưới đáy. Trong quá trình này, mọi người sẽ cần dùng đến chế phẩm sinh học EM. 

Bước 1: Bà con tiến hành tát bùn, cày xới bề mặt đáy ao một cách cẩn thận. 

Bước 2: Sau khi tát bùn và cày xới đáy ao, bà con hãy phun khử khuẩn lên khắp bề mặt của đáy ao. 

Bước 3: Trước khi dùng đến chế phẩm EM, bà con để trống ao nuôi tối thiểu từ 7 cho đến 10 ngày. 

Bước 4: Lần lượt phun chế phẩm thứ EM2 lên bề mặt ao. Liều lượng sử dụng mỗi lần cho khoảng 1ha tương đương 120 – 150 lít dung dịch EM2. 

Ao nuôi tôm, cá trước khi thả giống cần phải tạo bằng chế phẩm EM 
Ao nuôi tôm, cá trước khi thả giống cần phải tạo bằng chế phẩm EM

Gây màu nước

Tác dụng chính của việc gây màu nước khi nuôi tôm, cá là duy trì tính ổn định của lượng oxy hòa tan trong nước. Đồng thời kìm hãm sự phát triển của các loại tảo, đa dạng nguồn thức ăn tự nhiên. Sau đây là phần hướng dẫn cách gây màu nước sử dụng chế phẩm EM. 

Bước 1: Bà con trước tiên chuẩn bị 4 nguyên liệu cơ bản sau:

  • Chế phẩm Sinh Học EM gốc Đức Bình: 1 lít
  • Mật rỉ đường Đức Bình: 2 kg
  • Cám gạo tự nhiên: 2kg
  • Nước sạch đảm bảo không bị nhiễm mặn: 46 kg

Bước 2: Bà con trộn tất cả nguyên liệu lại với nhau, dồn vào bình chứa, đậy kín nắp. Sau vài ngày, nếu nhận thấy dung dịch có mùi chua cùng lớp váng trên bề mặt là mọi người đã thu được EM thứ cấp. 

Bước 3: Phun dung dịch EM thứ cấp lên bề mặt ao nuôi tôm cá. Liều lượng cho mỗi 1000m2 là 10 – 15 lít. 

Bước 4: Khởi động quạt nước, cho hoạt động liên tục. Bà con có thể phun EM 2 ngày / lần, thực hiện đến khi nước thay đổi màu theo mong muốn. 

Gây màu nước giúp đa dạng nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá
Gây màu nước giúp đa dạng nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá

Lưu ý khi ứng dụng EM trong nuôi trồng thủy sản 

Dưới đây là những lưu ý mà con cần ghi nhớ trong quá trình ứng dụng EM vào hoạt động nuôi trồng thủy sản:

  • Tuyệt đối không kết hợp chế phẩm EM với sản phẩm có chứa thành phần kháng sinh. 
  • Thời điểm sử dụng EM lý tưởng nhất là vào khoảng thời gian từ 8:00 – 10:00 sáng. 
  • Nếu ủ EM thứ cấp, bà con cần ủ trong môi trường yếm khí. 
  • Đảm bảo độ kiềm trong nước duy trì ở khoảng 80 – 150mg/l. 

Chế phẩm EM loại nào tốt nhất? 

Nếu cần mua chế phẩm EM ủ cá, EM gốc dùng trong nuôi trồng thủy hải sản, bà con nên lựa chọn sản phẩm của Sinh Học Đức Bình. Bởi sản phẩm của đơn vị này đã được kiểm định chất lượng, đảm bảo mật độ vi sinh vật cao, đóng gói tiện dụng, dễ dàng tìm mua. Giá thành chế phẩm EM gốc Đức Bình cũng rất hợp lý. Trong đó, bà con mua số lượng càng lớn thì lại càng nhận được ưu đãi. 

Lời kết 

Ứng dụng chế phẩm EM trong nuôi trồng thủy sản góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm bớt dịch bệnh. Vậy nếu đang tìm mua chế phẩm EM chất lượng, bà con có thể lựa chọn sản phẩm trên hệ thống http://sinhhocducbinh.com

⫸ Xem thêm: Cập nhật báo giá chế phẩm EM gốc mới nhất, địa chỉ mua bán uy tín

⫸ Xem thêm: Chế phẩm EM là gì? Cập nhật nơi mua bán uy tín

⫸ Xem thêm: 8 Cách sử dụng chế phẩm sinh học EM trong nuôi trồng thủy hải sản

⫸ Xem thêm: 4 Cách làm chế phẩm EM gốc thành EM thứ cấp đơn giản nhất

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *