Phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng khi bổ sung được các chất dinh dưỡng cần thiết cho giúp cây phát triển. Đặc biệt hơn khi loại phân này có thể tự làm tại nhà với những nguyên liệu có sẵn. Tới đây, có phải bạn muốn biết cách ủ phân hữu cơ như thế nào rồi đúng không? Ngay trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết từ A đến Z, mời bạn tham khảo nhé! 

Phân hữu cơ là gì?

Trước khi đi vào cách ủ phân hữu cơ tại nhà, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phân hữu cơ là gì và phân loại phân hữu cơ ra sao. Từ đó, có thể hiểu được khái niệm về loại phân này và kết nạp thêm kiến thức hữu ích mới, đem áp dụng thực tế vào cây trồng. 

Được biết, phân hữu có là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dưới hạng hữu cơ. Thành phần hữu cơ trong phân chiếm 22% trở lên và có các khoáng chất chiếm 15%. Chúng đều là các chất dinh dưỡng cần thiết có cây phát triển nên được ứng dụng vào trong nông nghiệp mang lại năng suất cao. 

Tìm hiểu về phân hữu cơ và các loại phân hữu cơ 
Tìm hiểu về phân hữu cơ và các loại phân hữu cơ

Vì phân hữu cơ có nguồn gốc đa dạng, có thể được là từ phân, chất thải gia súc gia cầm, rác thải sinh hoạt hữu cơ, phế phẩm nông nghiệp,… nên thành phần từng nhóm phân cũng có thể không giống nhau. Hiện nay, phân hữu có được chia ra làm hai nhóm chính đó là: phân bón hữu có truyền thống và phân bón hữu có công nghiệp. 

  • Phân hữu cơ truyền thống: phân xanh, phân chuồng, phân rác,… Nguồn gốc làm từ phân gia súc, gia cầm, rác thải và những phụ phẩm trong sản xuất và được ủ bằng kỹ thuật truyền thống. Tuy nhiên, thời gian xử lý dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp. 
  • Phân hữu cơ công nghiệp: phân hữu cơ sinh học, vi sinh, phân hữu cơ khoáng. Chúng được sản xuất và chế biến bằng quy trình công nghiệp quy mô lớn. 

Có mấy cách ủ phân hữu cơ hiện nay? 

Có 3 cách ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản, bạn có thể tham khảo và thực hiện ủ theo một trong những cách dưới đây: 

Ủ nổi

Ủ phân hữu cơ nổi là hình thức ủ khá phổ biến hiện nay, người làm chỉ cần trộn đều các nguyên liệu lại với nhau. Sau đó dồn chúng vào thành một đống có độ cao khoảng từ 2m, có thể cao hơn hoặc thấp hơn. 

 Ủ phân hữu cơ đơn giản bằng 3 cách 
Ủ phân hữu cơ đơn giản bằng 3 cách

Tiếp đến, dùng bùn nhão đắp lên trên toàn bộ đống phân, lấy nilon phủ kín lại và ủ trong một thời gian để tạo thành phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cho cây. Thường cách ủ phân hữu cơ này được dùng cho phân chuồng hay phân bắc bởi hiệu quả mang lại là tốt nhất. 

Ủ phân xanh

Là cách ủ dùng cho lá cây xanh, cỏ tự nhiên bên ngoài môi trường để tạo thành phân bón hữu có. Cụ thể:

  • Chia nhỏ lá xanh, nguyên liệu thành đoạn dài tầm 40cm đổ xuống, đem phơi héo và dồn chất thành từng lớp dày. 
  • Cũng dùng bùn nhão phủ kín để tạo môi trường phân hủy, chừa lại một lỗ trên định cao nhất để tiếp nước cho phân.
  • Cứ 15 đến 20 ngày là tưới nước 1 lần và lại đậy kín đống phân lại. 
  • Sau 30 đến 40 ngày ủ thì thực hiện đảo đều đống phân và phải đảm bảo đủ độ ẩm bằng cách rưới thêm nước nếu cần. 
  • Tiếp tục đậy phân lại bằng bùn nhưng phải nén chặt lại. Qua 30 ngày sau đó phân sẽ mục hoàn toàn và có thể đem đi làm phân hữu cơ có ích. 
Tận dụng lá cây xanh để tạo phân hữu có có ích 
Tận dụng lá cây xanh để tạo phân hữu có có ích

Ủ phân chìm 

Khác với hai cách ủ bên trên ở chỗ đào hố và ủ phân ở bên dưới lòng đất. Phân sẽ được bao bọc bằng lớp nilon hoặc lá chuối để đảo đảm độ ẩm. Sau quá trình ủ, phân hữu cơ cho ra đạt yêu cầu là khi không có mùi hôi và phải có độ tơi xốp nhất định. 

Hướng dẫn cách ủ phân hữu cơ đơn giản tại nhà 

Với 3 cách ủ phân bên trên, bạn có thể áp dụng để tạo ra số lượng phân hữu cơ tương đối nhiều, đem đi phục vụ vào trong trồng trọt quy mô vừa và nhỏ. Nhưng nếu bạn chỉ muốn chế biến phân từ các rác thải hữu cơ hàng ngày để tạo ra phân bón dinh dưỡng. Đem chúng bón cho cây trồng tại vườn nhà như rau, hoa hay cây cảnh,… thì dưới đây là cách ủ phân hữu cơ thích hợp nhất. 

Bước 1: Chuẩn bị thùng chứa phân hữu cơ

Thùng chứa phân có thể là thùng nhựa, thùng gỗ,… nhưng phải được bưng kín, chỉ có vài lỗ để thoát nước. Dung tích có thể từ 20ml đến 120ml tùy vào lượng rác thải hay lượng phân mà bạn muốn tạo thành. 

Cách ủ phân hữu cơ từ chất thải sinh hoạt hàng ngày 
Cách ủ phân hữu cơ từ chất thải sinh hoạt hàng ngày

Bước 2: Lựa chọn vị trí đặt thùng chứa thích hợp 

Đặt thùng chứa phân tiếp xúc với mặt đất và phải là nơi có nhiều ánh nắng chiều vào. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy và đạt hiệu quả cao hơn. Lưu ý tránh gần nhà vì sẽ có mùi hôi bốc ra làm ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày. 

Bước 3: Lựa chọn nguyên liệu là rác thải hàng ngày

  • Rau củ quả thừa, lá cây tươi, cỏ tươi, bã cà phê, bã đậu, tóc,… là phân xanh cung cấp nitơ cho cây trồng. 
  • Mùn cưa, rơm rạ, giấy, vỏ trứng, túi trà,… là phân nâu cung cấp được carbon cho cây. 
  • Tránh dùng các loại rác thải sau: xương động vật, thịt cá, chất béo như dầu mỡ, sữa, cỏ dại có hại, phân người hay phân động vật chưa qua xử lý, gỗ đã qua chế biến, lá tràm, vỏ cam, vỏ quýt, lá sả,… Vì chúng làm ảnh hưởng tới quá trình thủy phân và cho ra phân bón chứa thành phần không dinh dưỡng. 
Trộn men vi sinh trichoderma để ức chế các mầm bệnh trong phân 
Trộn men vi sinh trichoderma để ức chế các mầm bệnh trong phân

Bước 4: Trộn nguyên liệu tại nhà 

Trộn các nguyên liệu lại với nhau với tỉ lệ: 1 lớp phân nâu dày -> 1 lớp phân xanh mỏng, lặp vòng cho đến hết rồi trộn đều. Có thể thêm phân trùn quế hoặc men vi sinh trộn chung để ức chế các mầm bệnh. Đây chính là cách ủ phân hữu cơ hiệu quả đã được nhiều người áp dụng thành công. 

Bước 5: Thực hiện ủ và kiểm tra độ ẩm

  • Đem nguyên liệu đã được trộn bỏ vào trong thùng chứa, đậy nắp kín và ủ trong 2 tuần. 
  • Sau 2 tuần, bắt đầu tưới nước vào phân với liều lượng vừa đủ, tránh làm phân bị ướt quá. Tiếp tục ủ thêm 1 lớp phân nâu lên trên bề mặt để làm đầy thùng chứa. 
  • Trong quá trình ủ, cần thực hiện kiểm tra độ ẩm để đảm bảo mang lại hiệu quả nhất. Bằng cách dùng tay bóp mạnh nắm phân, nếu thấy rỉ nước là độ ẩm đang bị dư. Nếu phân ủ thành khối dính chặt thì đạt đủ yêu cầu. Trường hợp thấy phân khô quá, tiếp thêm nước, trộn đều và tiếp tục ủ cho tới khi hoàn thành.
Phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng 
Phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng

Bước 6: Kiểm tra chất lượng phân cho ra

Sau 30 ngày thực hiện ủ, bạn thấy phân hữu cơ cho ra có đặc điểm sau thì có nghĩa là bạn đã thành công:

  • Phân có màu nâu và có hơi mùi của đất, hoàn toàn không có mùi hôi thối của các chất phân hủy. 
  • Trạng thái vụn, nhìn qua tưởng mùn và có độ tơi xốp nhất định. Nếu nguyên liệu ủ có nhiều mùn cưa và gỗ thì phân sẽ có dạng hình sợi. 

Như vậy, từ những rác thải hàng ngày đã được ủ và trở thành phân hữu cơ có ích, cung cấp được nhiều loại dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt là đem lại năng suất cao khiến hiệu quả trồng trọt của bạn được tốt hơn. 

Lời kết 

Với cách ủ phân hữu cơ mà chúng tôi vừa chia sẻ bên trên, tin rằng bạn có thể thành công áp dụng tại nhà. Quá đó, vừa tận dụng được rác thải hàng ngày, vừa có thể tạo ra được phân hữu cơ dinh dưỡng, đem bón cho cây trồng mang lại năng suất mong muốn. 

⫸ Xem thêm: Cách sử dụng phân bón hữu cơ đạt hiệu quả cao nhất

⫸ Xem thêm: Phân hữu cơ và cẩm nang những thông tin bạn cần biết

⫸ Xem thêm: Cách làm phân bón hữu cơ đơn giản nhà nông không nên bỏ qua

⫸ Xem thêm: Những điều bạn cần biết về quy trình sản xuất phân bón hữu cơ

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *