Nhận thấy được hàng loạt tác hại tiêu cực của phân bón hóa học tác động đến môi trường và sức khỏe con người, các nhà khoa học đã tìm kiếm và nghiên cứu về loại phân bón hữu cơ. Những loại phân bón này được thực hiện đơn giản, từ các nguyên liệu dễ tìm tại các trang trại, ruộng lúa, đất canh tác…Một trong số những cách làm phân bón hữu cơ được tìm kiếm nhiều nhất là cách ủ mùn cưa để trồng rau. Hãy cùng sinhhocducbinh.com tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Mùn cưa là gì

Mùn cưa là một chất liệu hữu cơ tạo ra từ quá trình cưa gỗ. Nó là các mảnh nhỏ, xơ và nhẹ được tách ra trong quá trình chế biến gỗ thành sản phẩm. Mùn cưa thường chứa lượng carbon và các chất dinh dưỡng, do đó chúng có thể được sử dụng để ủ làm phân hữu để trồng rau, giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

Mùn cưa là gì?
Mùn cưa là gì?

Nhiều hộ nông dân sử dụng mùn cưa để ủ phân bón cho cây, kết hợp cùng một số nguyên liệu khác như rơm, có hoặc bã đậu…giúp tạo thành vi sinh tổng hợp. Quá trình ủ này sẽ phân giải chất hữu cơ trong mùn cưa và các nguyên liệu khác, giải phóng chất dinh dưỡng và vi sinh vật có lợi cho cây trồng. 

Mùn cưa được sử dụng nhiều trong trồng trọt, giúp hệ thống canh tác được bền vững hơn. Đồng thời, mùn cưa cũng giúp giảm lượng chất thải gỗ ra môi trường và giúp tạo ra nguồn phân bón tự nhiên, tận dụng tối đa các nguyên liệu tái chế từ ngành công nghiệp gỗ.

Lợi ích khi sử dụng mùn cưa làm phân bón

Sử dụng mùn cưa làm phân bón trồng rau mang đến nhiều lợi ích thiết thực. Hãy cùng điểm qua một số lợi ích như sau:

  • Cung cấp chất dinh dưỡng: Mùn cưa chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như nito, photpho, kali và các chất vi lượng khác. Do đó khi ủ mùn cưa các chất này được giải phóng và trở thành nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng, giúp cây phát triển khỏe mạnh.
  • Cải thiện cấu trúc đất: Mùn cưa có khả năng giữ ẩm tốt và kiềm chế sự bay hơi nhanh của nước. Vì vậy khi sử dụng mùn cưa làm phân bón sẽ giúp cung cấp sự thoáng khí và giảm hiện tượng đông cứng đất, cải thiện cấu trúc đất và tăng khả năng làm ẩm.
  • Tạo ra môi trường sống có lợi cho vi sinh vật: Mùn cưa tạo ra một nguồn tài nguyên hữu cơ thuận lợi cho hoạt động sống của vi sinh vật như vi khuẩn, nấm và côn trùng. Các vi sinh vật này giúp tạo ra chất dinh dưỡng trong đất, nuôi dưỡng cây trồng hiệu quả.
  • Cân bằng độ pH cho đất: Mùn cưa giúp cân bằng độ pH cho đất, giúp tạo môi trường sống thuận lợi cho cây trồng, đặc biệt là các loại rau. Tuy nhiên, bà con cần phải kiểm soát độ pH vì đôi khi sử dụng phân ủ từ mùn cưa quá mức có thể gây mất cân bằng và không phù hợp cho sự sinh trưởng của một số loại rau nhất định.
  • Tiết kiệm chi phí: Sử dụng mùn cưa làm phân bón tự nhiên sẽ giúp tiết kiệm chi phí mua phân bón hóa học. Đồng thời việc sử dụng mùn cưa sẽ giúp cải thiện chất lượng đất và năng suất cây trồng, tiết kiệm chi phí và công sức chăm sóc cây.
Lợi ích khi sử dụng mùn cưa trồng rau
Lợi ích khi sử dụng mùn cưa trồng rau

Cách ủ mùn cưa để trồng rau

Mỗi người sẽ có mỗi cách ủ mùn cưa để trồng rau khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung quy trình tiến hành ủ mùn cưa sẽ được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

Đầu tiên bà con cần chuẩn bị nguyên liệu cần thiết cho quá trình ủ mùn cưa. Cụ thể hãy thu thập mùn cưa từ quá trình cưa gỗ hoặc mua từ các cửa hàng, nơi sản xuất gỗ. Ngoài ra, bà con cũng cần chuẩn bị một số nguyên liệu khác như vỏ cây, thân ngô, bã đậu nành, rơm, cỏ để kết hợp. Bà con chuẩn bị nguyên liệu nhiều hay ít tùy theo nhu cầu sử dụng.

Cách ủ mùn cưa để trồng rau đơn giản
Cách ủ mùn cưa để trồng rau đơn giản

Xử lý nguyên liệu

Trước khi ủ hãy xử lý mùn cưa bằng cách cắt thật nhỏ mùn cưa cùng các nguyên liệu lại với nhau. Đảo thật đều các nguyên liệu để tạo sự thông gió và tránh tình trạng nghẹt thở của mùn cưa trong quá trình ủ. Bà con cũng có thể gom mùn cưa lại từ tụ nhỏ để dễ dàng điều chỉnh độ ẩm.

Tiến hành ủ

Sau khi đã chuẩn bị các nguyên liệu , bà con hòa tan 20-30 lít nước với chế phẩm Trichoderma. Sau đó tiến hành tưới hỗn hợp này lên bề mặt mùn cưa và hỗn hợp nguyên liệu đã xử lý. Lưu ý nên lót 1 tấm bạt bên dưới và để từng lớp mùn cưa lên trên. Với mỗi lớn mùn cưa bà con xịt dung dịch với độ ẩm đạt 45-55% là được. Lặp lại quy trình này cho đến lớp mùn cưa cuối cùng.

Tiến hành ủ mùn cưa
Tiến hành ủ mùn cưa

Giữ ẩm và tạo nhiệt

Bà con cần đậy kín miệng hố ủ mùn cưa bằng 1 tấm bạc sao cho hỗn hợp ủ tránh được không khí, gió hoặc mưa, nắng…Đồng thời, để hạn chế được mùi hôi do quá trình phân hủy, lên men của hỗn hợp mùn cưa, bà con có thể rắc 1 gói EMZEO dạng bột lên trên bề mặt mùn cưa. Men này sẽ giúp tăng cường vi sinh vật và kích thích quá trình lên men diễn ra nhanh hơn. Bà con ủ trong vòng 25-30 ngày là đạt chuẩn.

Kiểm soát quá trình ủ

Trong thời gian ủ mùn cưa, bà con cần qua sát hố ủ, tránh để nước thấm vào hỗn hợp làm mất cân bằng độ ẩm. Đồng thời tiến hành đảo đều phân thường xuyên, từ 2-3 lần trong suốt quá trình ủ. Hỗn hợp sẽ không có mùi hôi thối và sẽ lên men nhanh hơn, đều hơn. Sau thời gian ủ, bà con có thể sử dụng phân để bón cho cây trồng.

Những lưu ý khi ủ mùn cưa để trồng rau

Sau khi đã biết cách ủ mùn cưa để trồng rau, bà con cần lưu ý một số điểm như sau để quá trình ủ phân diễn ra thuận lợi, suôn sẻ:

  • Chọn mùn cưa chất lượng: Bà con nên chọn mùn cưa được lấy từ nguồn gốc đáng tin cậy và không chứa hóa chất độc hại, tạp chất gây hại cho cây trồng hoặc sức khỏe con người. Sử dụng mùn cưa từ gỗ không xử lý qua hóa chất hoặc sơn sẽ là sự lựa chọn an toàn cho cây.
  • Trộn mùn cưa cùng các nguyên liệu khác: Để tăng cường giá trị dinh dưỡng cũng như cải thiện cấu trúc đất, hãy trộn mùn cưa với các nguyên liệu hữu cơ như thân ngô, rơm, lá cây, cỏ, bã cỏ khô…Điều này giúp cân bằng tỷ lệ carbon và nito, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và duy trì độ thoáng khí cho đất.
  • Kiểm soát độ ẩm trong quá trình ủ: Mùn cưa có khả năng thấm nước tốt, nhưng cũng dễ bị khô. Do đó hãy đảm bảo duy trì độ ẩm phù hợp trong quá trình ủ mùn cưa để vi sinh vật được phân hủy tốt nhất.
  • Sử dụng emzeo: Có thể sử dụng chế phẩm emzeo để giảm mùi hôi trong quá trình ủ phân. Đồng thời chế phẩm này rất có lợi cho các vi sinh vật, bà con có thể sử dụng rắc lên trên bề mặt hố phân.
  • Sử dụng phân bón với lượng thích hợp: Sau khi đã ủ phân thành công, bà con sử dụng phân cho cây trồng với một lượng phù hợp, tránh sử dụng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng gây ra hiện tượng úng rễ, úng gốc cây.. Nên bổ sung phân cho cây đều đặn, định kỳ để cây phát triển tốt, tránh sâu hại.
Một số lưu ý khi ủ mùn cưa để trồng rau
Một số lưu ý khi ủ mùn cưa để trồng rau

Trên đây, sinhhocducbinh.com đã chia sẻ đến bà con nông dân thông tin xoay quanh việc sử dụng mùn cưa để làm phân bón cho cây. Đồng thời bài viết cũng hướng dẫn cách ủ mùn cưa để trồng rau đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà,. Hy vọng những thông tin trong bài viết là hoàn toàn hữu ích đối với quý độc giả. 

⫸ Xem thêm: Cách ủ phân xanh đúng kỹ thuật, bà con tự tin ủ phân ngay tại nhà

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *