Các loại chế phẩm sinh học ngày càng được bà con áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Với những ưu điểm vượt trội, chế phẩm hữu cơ sinh học góp phần không nhỏ giúp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Vậy thế nào là chế phẩm sinh học? Chế phẩm sinh học có tác dụng gì? Cách ủ chế phẩm sinh học như thế nào? Cùng Sinh học Đức Bình tìm hiểu ngay sau đây.

Thế nào là chế phẩm sinh học?

Chế phẩm sinh học được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Chúng được điều chế từ những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên như rong, rêu, tảo biển, tỏi, vi sinh vật,…Vì vậy sản phẩm rất an toàn với người sử dụng cũng như môi trường. 

Công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học hiện đại mang đến cho bà con nông dân nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Các loại chế phẩm sinh học phổ biến trên thị trường có thể kể đến như Chế phẩm sinh học Trichoderma, EMZEO chăn nuôi, Chế phẩm EMZEO, Nấm Trichoderma Bacillus, Chế phẩm sinh học EMGRO, Chế phẩm đạm cá HUMIC, Cám lên men EMZEO,…

Các loại chế phẩm sinh học được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên an toàn, thân thiện
Các loại chế phẩm sinh học được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên an toàn, thân thiện

Thành phần của các chế phẩm hữu cơ sinh học

Các loại chế phẩm sinh học được nghiên cứu, sản xuất với yêu cầu khắt khe. Trong đó các vi sinh vật tự nhiên được ứng dụng phổ biến trong sản xuất các chế phẩm sinh học. Sự hiện diện của các chủng vi sinh vật này tạo nên các chế phẩm sinh học chất lượng, giữ được sự cân bằng hệ sinh thái. 

Chế phẩm sinh học được tạo nên bởi các thành phần gồm: các enzyme, các chất dinh dưỡng, các nhóm vi sinh vật hữu hiệu. Trong đó, chủng vi sinh vật gồm các nhóm điển hình sau:

  • Nhóm các vi sinh vật sống: như Bacillus, lactobacillus,…Các loại vi sinh vật này thường được sử dụng để trộn vào thức ăn nhằm kích thích hệ tiêu hóa giúp vật nuôi mau lớn.
  • Nhóm vi sinh vật đối kháng: Điển hình như vi khuẩn Bacillus spp. Chủng vi khuẩn này sẽ cạnh tranh thức ăn với các loại vi khuẩn gây bệnh. Chúng được sử dụng phổ biến để xử lý các chất hữu cơ.
  • Nhóm vi sinh vật cải thiện môi trường: Có thể kể đến như vi khuẩn Nitrobacter, khuẩn Nitrosomonas sp,…Nhóm này được sử dụng trong sản xuất các chế phẩm sinh học dùng xử lý nền đáy và nước ao nuôi thủy sản.
Chế phẩm sinh học chứa các chủng vi sinh vật có lợi cây trồng và vật nuôi
Chế phẩm sinh học chứa các chủng vi sinh vật có lợi cây trồng và vật nuôi

Ưu điểm của các loại chế phẩm sinh học

Chế phẩm hữu cơ sinh học ngày càng được sử dụng nhiều bởi những ưu điểm vượt trội:

  • Tính bền vững: Chế phẩm sinh học được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên. Bởi vậy chúng rất thân thiện với môi trường và góp phần tạo nên một nền nông nghiệp bền vững.
  • Tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi: Chế phẩm sinh học là công cụ giúp nhà nông tăng năng suất và chất lượng của cây trồng vật nuôi. Nhờ vào nhiều phương thức hoạt động, các loại chế phẩm sinh học có tính kháng thuốc cao. Nhờ vậy giúp tăng năng suất, lợi nhuận cho nhà nông trong thời gian dài.
  • Quản lý dư lượng: Chế phẩm sinh học phân hủy nhanh chóng. Vì thế chúng không tồn tại dư lượng trong môi trường, nguy cơ phơi nhiễm giảm đi đáng kể so với việc sử dụng các loại phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
  • Ủ phân bón hữu cơ cực kỳ hiệu quả: Chế phẩm sinh học còn giúp nhà nông xử lý chất thải vật nuôi, ủ phân chuồng, ủ rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây. Nhờ vậy giúp người nông dân tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.
  • Giá bán phải chăng: Các loại chế phẩm sinh học của công ty sinh học Đức Bình có giá bán phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhà nông. Ngoài ra, bà con có thể học cách tự làm chế phẩm sinh học để tiết kiệm chi phí nhiều hơn.
Chế phẩm hữu cơ sinh học mang lại nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp
Chế phẩm hữu cơ sinh học mang lại nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp

Vai trò của chế phẩm sinh học với nền nông nghiệp

Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn các nông sản. Mọi người đều có mong muốn sử dụng những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe. Bởi vậy, sử dụng chế phẩm sinh học trở thành giải pháp tất yếu trong ngành nông nghiệp. Các loại chế phẩm sinh học có vai trò rất quan trọng đối với ngành.

Tăng sức đề kháng và ngăn ngừa mầm bệnh cho cây trồng, vật nuôi

Chế phẩm hữu cơ sinh học chứa nhiều chủng vi sinh vật đối kháng. Các vi sinh vật này có khả năng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh trên cây trồng.

Các sinh vật có lợi trong chế phẩm sinh học còn cạnh tranh với các vi khuẩn gây bệnh ở vị trí bám vào thức ăn trong thành ruột. Vì thế các vi khuẩn gây bệnh không thể bám vào cơ thể vật nuôi. Từ đó giúp ngăn ngừa dịch bệnh, kiểm soát dịch, đảm bảo sức khỏe vật nuôi mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh.

Chế phẩm sinh học giúp tăng năng suất chất lượng cây trồng, vật nuôi
Chế phẩm sinh học giúp tăng năng suất chất lượng cây trồng, vật nuôi

Cải thiện hệ tiêu hóa

Các loại chế phẩm sinh học có khả năng sản xuất ra nhiều loại enzyme có lợi cho hệ tiêu hóa của vật nuôi. Đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin, axit béo, axit amin,…Nhờ vậy giúp cải thiện hệ tiêu hóa của vật nuôi, vật nuôi ăn tốt và sinh trưởng mạnh mẽ hơn.

Cải tạo, xử lý đất

Các chủng vi sinh vật có trong các loại chế phẩm sinh học khi được tưới vào đất sẽ giúp đất trở nên tơi xốp, thoáng khí, đồng thời hạn chế được các mầm bệnh gây hại tồn tại trong đất. Một số chủng vi sinh vật còn có khả năng phân giải các chất hữu cơ và vô cơ thành dạng dễ tan để cây trồng dễ hấp thụ hơn.

Xử lý môi trường nước, ao nuôi thủy sản

Chế phẩm hữu cơ sinh học cũng là giải pháp tuyệt vời để bổ sung dinh dưỡng và dưỡng khí cho môi trường nước. Các chủng vi sinh vật trong chế phẩm vi sinh sẽ phân giải các chất hữu cơ và vô cơ độc hại có trong nước, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại và hỗ trợ sự phát triển của các vi sinh vật có lợi. 

Trong nuôi trồng thủy sản, chế phẩm sinh học giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm, cá; Nhờ đó giúp tôm cá hấp thụ tối đa dinh dưỡng, lớn nhanh và ít bị bệnh hơn.

Hướng dẫn cách ủ chế phẩm sinh học làm thức ăn chăn nuôi

Ngoài việc sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân bón cho cây trồng, các loại chế phẩm sinh học còn được sử dụng để ủ thức ăn chăn nuôi. Sinh học Đức Bình sẽ hướng dẫn bà con một số cách ủ thức ăn chăn nuôi dưới đây:

Cách ủ cám gạo, cám ngô,…làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên liệu

Bà con chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: 

  • Men EMZEO ủ thức ăn: 1 gói 200gr
  • Cám ngô, cám gạo, bột cá, bột trùn quế, rau xanh, chuối chín, đu đủ,…: 100kg
  • Mật rỉ đường: 2 lít
  • Nước sạch: 25 lít
Cám lên men EMZEO Đức Bình được sử dụng để ủ thức ăn chăn nuôi
Cám lên men EMZEO Đức Bình được sử dụng để ủ thức ăn chăn nuôi

Cách ủ

  • Bà con cắt nhỏ các nguyên liệu trước khi ủ
  • Hòa nước sạch, mật rỉ đường với cám lên men EMZEO với nhau và khuấy đều. Ngâm như vậy khoảng 15-30 phút trước khi ủ.
  • Tưới đều nước men này vào các nguyên liệu ủ. Có thể bổ sung thêm nước sạch nếu chưa đủ độ ẩm 50%.
  • Cho tất cả nguyên liệu đã trộn vào bao dứa để ủ. Ủ 3-4 ngày nếu vào mùa hè, 5-7 ngày vào mùa đông. Thành phẩm nên sử dụng hết trong vòng 2 tuần sau khi ủ.

Cách ủ men tỏi cho vật nuôi

Thành phẩm được sử dụng cho vật nuôi uống hoặc ăn để phòng bệnh và điều trị bệnh. 

Nguyên liệu

  • Tỏi: 2kg
  • Giấm: 1 lít
  • Rượu trắng: 1 lít
  • Mật rỉ đường: 1 lít
  • Nước sạch: 9 lít
  • Cám lên men EMZEO 1 gói 200gr
  • Dụng cụ gồm thùng đựng 15 – 20 lít có nắp đậy, máy xay sinh tố

Cách ủ

  • Tỏi lột vỏ và cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
  • Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị gồm dấm, rượu, mật rỉ đường, nước sạch vào thùng, khuấy và đảo đều.
  • Cho gói cám lên men EMZEO vào thùng, khuấy đều và đậy kín thùng ủ.
  • Để thùng ủ nơi khô mát từ 5-7 ngày là có thể sử dụng.

Cách dùng

  • Để phòng bệnh cho vật nuôi: Pha 3ml Em tỏi với 1 lít nước sạch và cho vật nuôi uống.
  • Trộn với thức ăn: Trộn 1 lít Em tỏi với 100kg thức ăn
  • Trị bệnh đường tiêu hóa: Liều dùng 1ml Em/1kg thể trọng vật nuôi
  • Khử mùi chuồng trại: pha 1 lít Em tỏi với 30 lít nước sạch và phun cho 150 – 200m2 chuồng trại.
Ủ men tỏi cho vật nuôi để phòng và trị bệnh
Ủ men tỏi cho vật nuôi để phòng và trị bệnh

Cách ủ thức ăn cho trùn quế

Nguyên liệu

  • Phân bò hoặc các loại phân khác: 1 tấn (chiếm 50%)
  • Rơm rạ, mùn cưa, lục bình, bã mía hoặc rác nhà bếp: 300 – 400kg (chiếm 20-25%)
  • Cám ngô, cám gạo: 20 kg
  • Cám lên men EMZEO: 5 gói 200gr
  • Mật rỉ đường: 5 lít

Cách ủ

  • Cắt nhỏ các nguyên liệu để tăng hiệu quả khi ủ
  • Trộn đều cám ngô, cám gạo với 5 gói EMZEO đã chuẩn bị. Đồng thời pha mật rỉ đường với nước sạch.
  • Rải một lớp gồm rơm rạ, rau xanh, lục bình, bã mía, mùn cưa,…dày từ 7-10cm
  • Rắc bột cám ngô, cám gạo đã trộn men EMZEO lên bề mặt, sau đó tưới nước mật rỉ đường lên trên
  • Rắc phân bò lên trên dày từ 5-7cm. Tiếp tục rắc men vi sinh lên và tưới nước mật rỉ đường.
  • Thực hiện tuần tự như vậy cho đến khi hết nguyên liệu.
  • Đảo đều đống ủ, kiểm tra đống ủ có đạt độ ẩm 50% hay không. Nếu không, cần bổ sung thêm nước sạch.
  • Cứ 5- 7 ngày đảo trộn 1 lần
  • Tùy từng loại phân, thời gian ủ khác nhau: Phân bò ủ 3-4 tuần là dùng được, phân dê cần ủ 4-5 tuần, phân gà vịt ủ 5-6 tuần. Nếu dùng rác nhà bếp thì ủ trong 15-20 ngày.
Ủ thức ăn cho trùn quế bằng rác nhà bếp và chế phẩm sinh học
Ủ thức ăn cho trùn quế bằng rác nhà bếp và chế phẩm sinh học

Kết luận

Như vậy bà con đã biết thế nào là chế phẩm sinh học và những lợi ích khi sử dụng chế phẩm hữu cơ sinh học. Sinh học Đức Bình tự tin mang đến cho bà con các loại chế phẩm sinh học chất lượng, được sản xuất bằng công nghệ cao với giá cả hợp lý. Đây là thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á với hàng trăm điểm bán chế phẩm sinh học Đúc Bình trên toàn quốc. Bà con dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mục đích, yêu cầu sử dụng.

⫸ Xem thêm: Chế phẩm sinh học – Giải mã toàn tập từ A đến Z

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *