Làm phân bón hữu cơ tại nhà hiện đang là biện pháp tối ưu được nhiều nhà nông áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại của việc làm này là chưa cao bởi nhiều người chưa biết cách làm phân sao cho đúng. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi sẽ lại cách làm phân bón hữu cơ tại nhà đơn giản mà chính xác, tham khảo để áp dụng ngay nhé! 

Tại sao nên học cách làm phân bón hữu cơ tại nhà?

Như đã biết, phân hữu cơ là loại phân bón có ích cho cây trồng khi cung cấp được các chất dinh dưỡng giúp cây phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, phân hữu cơ còn thân thiện với môi trường, an toàn hơn cho đất, đảm bảo được sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đất. Khi học được cách tự làm phân bón hữu cơ, bạn sẽ mang về được những lợi ích sau: 

Rác hữu cơ tận dụng làm phân bón có ích 
Rác hữu cơ tận dụng làm phân bón có ích
  • Có nguồn phân bón dinh dưỡng cho cây trồng mà không tốn chi phí mua ngoài. 
  • Tận dụng được nguồn rác thải hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày để đem đi ủ phân. Không mất tiền mua nguyên liệu mà còn bảo vệ được môi trường mình đang sinh sống. 
  • Hạn chế được việc sử dụng phân bón hóa học giúp bảo vệ được môi trường xung quanh và môi trường đất. Đặc biệt là bảo vệ được sức khỏe của chính bản thân và gia đình mình. 
  • Cây có được nguồn dinh dưỡng cần thiết nên sinh trưởng và phát triển thuận lợi, mang lại được năng suất cao đáng mong đợi. 

Với những ưu điểm bên trên, nhà nông rất dễ để nhận thấy rằng việc học cách làm phân hữu cơ tại nhà là nên làm. Đem lại nhiều lợi ích cho cả cây trồng, môi trường và cả con người nữa. 

Cách làm phân bón hữu cơ đơn giản tại nhà 

Để học được cách tạo phân bón hữu cơ tại nhà đơn giản nhất mà có hiệu quả cao, tránh được những sai lầm không đáng có thì không nên bỏ qua những thông tin sau: 

Hướng dẫn cách làm phân bón hữu cơ đơn giản tại nhà 
Hướng dẫn cách làm phân bón hữu cơ đơn giản tại nhà

Cách làm phân bón hữu cơ 

Có nhiều cách tạo phân bón hữu cơ đơn giản như ủ nổi, ủ phân xanh, ủ chìm. Dưới đây sẽ là hướng dẫn cách tạo phân bằng những rác thải có sẵn hàng ngày, nhà nông nên áp dụng: 

  • Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ bao gồm: rác thải hữu cơ (có khả năng phân hủy nhanh như đồ ăn thừa, vỏ trái cây, rau, vỏ trứng,…), thùng chứa phân (nên có các lỗ) và một số vi sinh vật có lợi giúp thúc đẩy quá trình như Trichoderma và EM. 
  • Phân loại rác thải bao gồm: nguyên liệu phân nâu (rơm rạ, lá cây khô, giấy, vỏ trứng, bã mía, mùn cưa, bã trong túi lọc trà,…) và nguyên liệu phân xanh (rau củ quả sống, trái cây, cỏ xanh, cây tươi, bã cà phê, bã trà,…)
  • Thực hiện ủ với tỉ lệ: 1 lớp phân nâu -> 2 muỗng trichoderma + EM -> 1 lớp phân xanh, cứ lặp vòng cho tới khi đầy bình chứa -> lớp vi sinh vật trên cùng -> đậy nắp bình chứa 
  • Giữ nhiệt độ trong quá trình ủ phân: từ 40 đến 60 độ C sẽ là nhiệt độ lý tưởng để vi sinh vật hoạt động tốt, quá trình phân hủy diễn ra thuận lợi. 
  • Giữ độ ẩm bên trong bình chứa: sau 2 tuần ủ, dùng tay nắm thử phân trên tay, nếu nước chảy -> độ ẩm nhiều, phải thêm nguyên liệu khô như trấu, cỏ khô, rơm khô,… Nếu cảm thấy phân quá khô, tưới thêm nước với lượng vừa đủ và tiếp tục ủ. 
Lưu ý tránh mắc phải một vài sai lầm khi làm phân bón 
Lưu ý tránh mắc phải một vài sai lầm khi làm phân bón

Sai lầm dễ mắc phải trong khi thực hiện cách làm phân bón hữu cơ 

Trong quá trình thực hiện làm phân hữu cơ tại nhà, có thể một số người sẽ mắc phải những lỗi dưới đây: 

  • Bỏ vào những nguyên liệu không nên có: thịt động vật, sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai,…), chất béo (dầu, mỡ,…), phân chó mèo, bánh mì, khăn giấy đã qua sử dụng,… Đây đều là những nguyên liệu có thể chứa vi khuẩn có hại, ảnh hưởng tới chất lượng phân tạo ra. 
  • Không sử dụng men vi sinh: nhiều người cho rằng làm quy mô nhỏ không cần Trichoderma và EM. Thực tế, vi sinh vật này không chỉ giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy mà còn giảm thiểu côn trùng và mùi hôi, kháng lại nhiều nấm bệnh gây hại. 
  • Ủ phân chưa tới nơi tới chốn: phân chưa hoàn thành nhưng đã đem đi sử dụng. Điều này làm giảm chức năng của phân, đồng thời cây khi hấp thu chất dinh dưỡng cùng mất thời gian để chuyên hóa hoàn toàn. 

Những sai làm trên chính là nguyên nhân dẫn đến cách làm phân bón hữu cơ không hiệu quả. Nhà nông cần hết sức lưu ý để tránh gặp phải những trường hợp này. 

Tránh lựa những nguyên liệu khó phân hủy để ủ phân 
Tránh lựa những nguyên liệu khó phân hủy để ủ phân

Hướng dẫn cách sử dụng phân hữu cơ sau khi ủ xong  

Khi phân hữu cơ đã ủ xong hoàn toàn, bạn có thể dùng để bón lót cho cây trồng bằng cách trộn vào đất trước khi trồng cây. Hoặc cũng có thể bón thúc cho cây định kỳ 20 ngày 1 lần. Đây đều là hai cách bón phân hữu cơ hiệu quả được áp dụng nhiều nhất. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể ép phân hữu cơ thành dạng viên nhỏ, sau đó tiến hàng đem phơi dưới bóng mát 1 ngày. Đây chính là cách làm phân bón hữu cơ tan chậm từ phân hữu cơ bình thường. Phân này đem rải xung quanh gốc cây trồng, chúng sẽ tan từ từ sau mỗi lần tưới và cung cấp dinh dưỡng cho cây từ từ nhưng liên tục. 

Một mẹo nhỏ trong khi sử dụng phân không hết trong một lần, đó là nên lấy phân phía dưới đáy thùng chứa để sử dụng trước. Lý do là vì phân này sẽ được ủ ở nhiệt độ cao hơn so với bên trên nên quá trình ủ sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Lấy phần phân này đem sử dụng trước, chừa phân bên trên lại để chúng tiếp tục quá trình. 

Phân sau khi ủ xong đem bón cây giúp kích thích tăng trưởng 
Phân sau khi ủ xong đem bón cây giúp kích thích tăng trưởng

Một vài câu hỏi khi tự làm phân bón hữu cơ cho cây trồng

Khi học cách làm phân bón hữu cơ tại nhà, chắc chắn không ít người sẽ có những thắc mắc như sau:  

Cách nhận biết phân đã được ủ xong và có thể đem đi sử dụng? 

Câu trả lời: Phân được ủ xong là phân có màu nâu hoặc đen, dạng vụn và hơi mùi của đất. Lúc này phân hữu cơ có thể được đem đi sử dụng ngay để cung cấp các chất dinh dưỡng kịp thời cho cây trồng. Nếu thấy còn lợn cợn và vẫn còn mùi hôi thì bạn nên đậy lại để phân tiếp tục phân hủy thêm, có thể xem xét cho thêm nguyên liệu cần thiết. 

Làm thế nào để bảo quản được phân hữu cơ tại nhà? 

Câu trả lời: Phân muốn bảo quản được lâu dài thì trước hết nguyên liệu ban đầu đảm bảo phải không có thịt động vật, sản phẩm sữa hay các loại thực phẩm sẽ thu hút côn trùng. Phân sau khi ủ xong có thể đậy kín lại để bảo quản hoặc đem nén viên, phơi khô thành phân bón hữu cơ tan chậm. 

Phân có màu nâu đen, hơi mùi đất là phân ủ thành công 
Phân có màu nâu đen, hơi mùi đất là phân ủ thành công

Thường thời gian ủ phân là bao lâu? 

Câu trả lời: Thường sau 30 đến 45 ngày sau khi bỏ thêm nguyên liệu (nếu có) là quá trình phân hủy sẽ diễn ra hoàn toàn và tạo thành phân hữu cơ dinh dưỡng. Tùy vào môi trường và điều kiện như độ ẩm, nhiệt độ mà bạn tạo cho bình chứa thì quá trình có thể diễn ra nhanh hoặc chậm hơn vài ngày. 

Kết luận 

Với cách làm phân bón hữu cơ đơn giản cùng những thông tin liên quan mà chúng tôi vừa chia sẻ bên trên, mong rằng bạn có thể thực hiện làm phân tại nhà thành công. Từ đó, tạo được nguồn phân dinh dưỡng cho cây trồng mà không mất quá nhiều chi phí. Đã vậy còn tận dụng được rác thải sinh hoạt hàng ngày giúp bảo vệ môi trường mà chúng ta đang sinh sống. 

⫸ Xem thêm: Cách sử dụng phân bón hữu cơ đạt hiệu quả cao nhất

⫸ Xem thêm: Phân hữu cơ và cẩm nang những thông tin bạn cần biết

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *