Hoa phong lan được biết đến là một loại cây khá kén người chơi vì yêu cầu chăm sóc khá cao. Để nuôi trồng được một cây lan khỏe mạnh ra hoa đẹp thì việc chọn lựa giá thể, lượng nước và loại phân bón phù hợp đóng vai trò rất quan trọng. Trong bài viết sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác dụng của phân dê cho lan và cách chúng ta nên bón phân dê như thế nào để đặt hiệu quả cao nhất.

Việc sử dụng phân dê trong trồng lan là rất cần thiết
Việc sử dụng phân dê trong trồng lan là rất cần thiết

1. Trong phân dê có gì?

Phân dê là một dạng phân chuồng đặc biệt, sau khi trải qua quá trình xử lý nó sẽ trở thành một nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho lan. Người ta thường xử lý phân dê bằng nấm trichoderma hoặc vôi sau đó xử lý chúng thành những viên tròn khô để giúp giữ nguyên hình dáng mà không bị nát vụn. 

Trong phân dê có rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho lan
Trong phân dê có rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho lan

Trong phân dê có chứa chất hữu cơ, NPK (Nito, Lân, Kali) và các khoáng chất trung vi lượng quan trọng giúp kích thích sự phát triển của lan. Chi tiết về các thành phần dinh dưỡng có trong phân dê:

  • Chất hữu cơ (tổng): 484 g/kg
  • Nito (N): 3%
  • Lân (P): 1%
  • Kali (K): 2%
  • Một số khoáng trung và vi lượng (như Ca, Magie, …)

Ngoài ra trong phân dê tỉ lệ C/N đạt 15.5 và mức pH trung bình là 7.6. Điều này chứng tỏ rằng tất cả các thành phần dinh dưỡng có trong phân dê được cân đối một cách hợp lý, tạo nên một nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho lan.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu suất tối đa, quy trình bón phân dê cho lan cần được thực hiện đúng cách và hợp lý. Điều này đồng nghĩa với việc người chơi lan phải hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng của lan và áp dụng phương pháp bón phân cho phù hợp.

2. Phân dê có tác dụng gì đối với lan

Phân dê chứa nhiều chất hữu cơ giúp thân cây và lá phát triển mạnh
Phân dê chứa nhiều chất hữu cơ giúp thân cây và lá phát triển mạnh

2.1 Là nguồn cung cấp dồi dào chất hữu cơ cho lan

Phân dê chứa hàm lượng chất hữu cơ khá cao và là  nguồn bổ sung hoàn hảo cho chế độ dinh dưỡng của phong lan. Các thành phần dưỡng chất trong phân dê là một nguồn cung cấp dồi dào hỗ trợ quá trình phát triển của lan một cách toàn diện.

Phân dê không chỉ giúp phong lan hấp thụ chất hữu cơ một cách đầy đủ mà còn kích thích quá trình sinh trưởng và tăng cường sức khỏe của thân cây và lá. Đặc biệt, trong các giai đoạn quan trọng như sau khi lan ra hoa hay khi cây đang phải đối mặt với các vấn đề về nấm, hay cây già cỗi thì phân dê có vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái tạo.

2.2 Trong phân dê có chứa tỷ lệ NPK cân đối

Với tỷ lệ NPK (Nito, Lân, Kali) đạt 3:1:2, phân dê là nguồn dinh dưỡng có sự cân đối đặc biệt mang lại một sự hỗ trợ toàn diện cho sự phát triển của phong lan. Điều này chính là chìa khóa quan trọng giúp cây lan phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh.

Đặc tính cân đối của NPK trong phân dê là yếu tố quyết định giúp cây lan tận dụng các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả. Sự hiện diện của lượng lớn Nitơ (N) giúp kích thích quá trình phát triển lá, cũng như tạo nền tảng cho quá trình tổng hợp protein. 

Lân (P) có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của rễ và hoa, trong khi Kali (K) giúp củng cố cấu trúc của cây và tăng cường khả năng chống chịu với môi trường khắc nghiệt. Bón phân dê đều đặn sẽ giúp lá của phong lan được bón phân dê trở nên xanh mượt, to hơn và có độ dày hơn giúp cây lan có vẻ ngoài trông thật bắt mắt.

Bón phân dê cho phong lan đúng cách giúp lan có vẻ ngoài trông bắt mắt
Bón phân dê cho phong lan đúng cách giúp lan có vẻ ngoài trông bắt mắt

2.3 Trong phân dê chứa rất nhiều hệ vi sinh vật có lợi

Sau quá trình ủ với trichoderma hoặc vôi và phơi khô thì phân dê không chỉ chứa đựng một lượng đáng kể chất dinh dưỡng mà còn có một hệ vi sinh có lợi cao cho cây trồng. Hệ vi sinh có lợi trong phân dê có khả năng phát triển nhanh chóng khi được đặt trong điều kiện thuận lợi. 

Điều này đặc biệt quan trọng vì nó giúp tăng cường khả năng đề kháng của cây lan đối với các loại vi khuẩn và vi nấm có thể gây hại. Đối với phần rễ của cây lan thì hệ vi sinh có lợi này đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của các loại vi sinh vật có hại giúp bảo vệ và duy trì sự khỏe mạnh của rễ cây.

3. Hướng dẫn chi tiết cách bón phân dê cho lan

Theo kinh nghiệm của những người chơi phong lan có kinh nghiệm, có ba phương pháp chính để bón phân dê một cách hiệu quả mà không ảnh hưởng đến bộ rễ của lan.

3.1 Phương pháp bón trực tiếp phân dê lên chậu trồng lan

Phương pháp này đơn giản nhất chúng ta chỉ cần rải phân dê trực tiếp lên lớp đất trồng của chậu lan.

a/ Về ưu điểm:

  • Đơn giản và dễ thực hiện: Phương pháp này không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật hay những công cụ gì đặc biệt cả rất phù hợp cho những người mới chơi lan.
Phương pháp bón trực tiếp phân dê lên rễ lan rất đơn giản và dễ thực hiện
Phương pháp bón trực tiếp phân dê lên rễ lan rất đơn giản và dễ thực hiện
  • Tiết kiệm công sức: Không cần nhiều công sức hay kiến thức chăm sóc lan phức tạp, giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng.

b/ Về nhược điểm: 

  • Vệ sinh khó khăn: Việc bón phân trực tiếp lên chậu có thể tạo ra môi trường bám bẩn, làm tăng khả năng nấm mốc và vi khuẩn phát triển gây ra khó khăn trong việc vệ sinh chậu lan sau này.
  • Rủi ro cháy rễ: Nếu chúng ta bón quá sát vào gốc lan hoặc áp trực tiếp lên rễ thì có thể gây cháy rễ đặc biệt là đối với các rễ tơ nhạy cảm của lan.

3.2 Phương pháp bón phân dê cho lan bằng túi đựng phân dê tan chậm

Phương pháp thứ hai là sử dụng túi đựng phân tan chậm để bón phân dê cho lan. Quy trình này bắt đầu bằng việc kết hợp phân dê với một số giá thể như rêu rừng, vỏ thông nhuyễn và sau đó trộn chúng lại với nhau. 

Cách làm này sẽ khiến nhà vườn tốn nhiều kinh phí 
Cách làm này sẽ khiến nhà vườn tốn nhiều kinh phí

Lấy hỗn hợp này và cho vào túi phân tan chậm sau đó điều chỉnh chiều dài của túi tùy thuộc vào đường kính của chậu trồng lan. Đặt túi phân gần thành chậu để tạo điều kiện cho rễ lan có thể dễ dàng lọt vào bên trong túi và từ đó hấp thụ chất dinh dưỡng từ phân dê. Quan trọng là chúng ta phải nhớ đặt túi phân ở xa gốc lan.

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là chúng ta có thể tự ý điều chỉnh lượng phân dê và giúp rễ lan tiếp xúc, hấp thụ dinh dưỡng từ đó một cách hiệu quả. Đồng thời việc vệ sinh cho chậu trồng sau này cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là quá trình triển khai phương pháp này có thể mất nhiều thời gian và công sức hơn cùng với việc tăng chi phí cho người chơi lan.

3.3 Phương pháp dùng dây thít để nịt túi phân dê

Cách làm của phương pháp này tương đối giống với cách bón phân thứ hai nhưng thêm một bước là sử dụng dây thít nhựa để nịt chặt túi phân lên các dớn hoặc lũa trồng lan. Ưu điểm của phương pháp này tương đồng với cách thứ hai sẽ giúp kiểm soát lượng phân bón hiệu quả  đồng thời rễ lan có thể tự hút dinh dưỡng theo nhu cầu của chúng, tránh tình trạng sót rễ như cách thứ nhất.

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là chỉ thích hợp cho các loại phong lan được trồng trên các dớn như dớn trụ, dớn bảng, hoặc các loại lũa trồng lan. Ngoài ra, việc triển khai phương pháp này đòi hỏi nhiều công sức hơn từ việc xác định vị trí phù hợp để đặt túi phân dê đến việc tối ưu hóa tính thẩm mỹ của các chậu lan.

4. Hướng dẫn cách ủ phân dê cho lan

Đối với các nhà vườn trồng lan với quy mô lớn thì việc xử lý và ủ phân dê là một việc tất yếu. Có ba cách mà nhiều người trồng lan thường hay áp dụng để ủ phân dê bón lan vì tính hiệu quả của chúng.

4.1 Cách xử lý phân dê cho lan bằng phân lân Super và vôi bột

Cách ủ phân dê trồng lan kết hợp giữa việc sử dụng phân lân Super và vôi bột được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Ta sẽ tiến hành thu gom phân dê và chuẩn bị nguyên liệu. Theo tỉ lệ xác định thì vôi bột sẽ chiếm 2% và phân lân chiếm 5% so với lượng phân dê khô đã được xử lý. Ví dụ: Nếu có 20kg phân dê ta cần phải  sử dụng 0,4kg vôi bột và 1kg phân lân.
  • Bước 2: Hòa tan phân lân và vôi bột trong nước với tỷ lệ 2 lít nước cho 20kg phân dê khô.
  • Bước 3: Rải đều hỗn hợp phân lân và vôi bột lên phân dê khô và trộn đều.
  • Bước 4: Đặt đống phân đã xử lý vào bao ni lông, buộc chặt để ngăn không khí từ bên ngoài xâm nhập vào phân. Thời gian ủ phân là  khoảng từ 2 đến 3 tháng sau đó chúng ta có thể lấy phân dê đã qua xử lý để bón cho cây lan.

4.2 Cách ủ phân dê trồng lan với nấm Trichoderma

Phương pháp thứ hai là sử dụng nấm Trichoderma để xử lý phân bón dê cho cây lan. Trichoderma là một loại nấm đối kháng có khả năng chống lại nhiều loại nấm gây bệnh như Rhizoctonia, Fusarium và Pythium.

Khi ủ phân dê nên bỏ thêm một ít nước đường
Khi ủ phân dê nên bỏ thêm một ít nước đường

Nấm Trichoderma hoạt động như các sinh vật cộng sinh, gắn kết vào rễ cây và tiết ra các chất kích thích rễ để thâm nhập sâu xuống đất. Hơn nữa, chúng còn tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ phân dê, giúp rễ cây phát triển khỏe mạnh, thúc đẩy sự phát triển của cây lan và tạo ra nhiều bông hoa hơn. 

Một mẹo nhỏ khi áp dụng phương pháp này là thêm một lượng đường hoặc mật vào phân bón, từ đó tạo nguồn thức ăn ban đầu cho nấm Trichoderma, giúp chúng phát triển nhanh chóng.

5. Kết luận

Bài viết trên đã tổng hợp tất cả các thông tin về tác dụng của phân dê cho lan cũng như hướng dẫn cách ủ phân để bón phân dê cho lan hồ điệp một cách chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp được cho bạn trong quá trình trồng và chơi lan hồ điệp. Chúc bạn thành công!

⫸ Xem thêm: Phân dê có phải ủ hay không? Nếu có thì ủ như thế nào?

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *