Từ thời xa xưa, bà con nông dân nước ta đã biết sử dụng phân chuồng để bón cho cây trồng và đem lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, nếu dùng ở dạng tươi dễ gây ô nhiễm mùi hôi thối ra môi trường và có thể gây hại cho đất. Vì thế, cách dùng tốt nhất là nên ủ hoai mục. Vậy kỹ thuật ủ như thế nào mới đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để trang bị những kiến thức làm nông hiệu quả nhé.

1. Định nghĩa về phân chuồng

Phân chuồng là phân hữu cơ do các động vật có thể nuôi nhốt như gia súc, gia cầm, gà, vịt, trâu, bò, lợn, dê,…thải ra. Nó bao gồm phân rắn, nước tiểu, thức ăn thừa hay chính là những thứ còn sót sau quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn từ động vật nuôi. Đồng thời, trong phân còn được người chăn nuôi trộn lẫn thêm rơm, rạ hoặc rau, cỏ.

Cách sử dụng loại phân này khá đa dạng, thích hợp bón cho nhiều loại cây trồng. Từ cây rau màu, cây ăn quả, lúa, ngô, khoai, mì,…. Hơn nữa, phân mang lại những lợi ích không nhỏ đối với cây trồng và đất màu. Đặc biệt là giúp bảo vệ môi trường đất không bị phá hủy, đem lại khả năng tái sử dụng nhiều lần cho những mùa vụ sau khi đã thu hoạch.

Phân chuồng là phân hữu cơ từ chất thải của bò, lợn, gà,...
Phân chuồng là phân hữu cơ từ chất thải của bò, lợn, gà,…

2. Lợi ích khi sử dụng

2.1 Với đất và môi trường đất trồng

  • Tạo môi trường đất thuận lợi cho vi sinh vật có ích phát triển mạnh.
  • Góp phần duy trì môi trường tự nhiên và giúp cải tạo, tăng khả năng sản sinh mùn và tạo độ phì nhiêu tốt hơn.
  • Giúp giữ vững cấu trúc ổn định tự nhiên của đất nên đất luôn làm tốt vai trò giữ chất dinh dưỡng và nước bên trong.
  • Dùng phân chuồng cũng là cách tốt nhất để để duy trì độ màu mỡ, các chất hữu cơ bền lâu.
  • Giúp phòng chống xói mòn, giảm nguy cơ thiệt hại do thiên tai.
  • Đặc biệt, dùng phân bò, gà, lợn,….bón cho cây là cách tốt nhất để giảm thiểu và hạn chế việc sử dụng các hóa chất độc tác động lên môi trường có từ trong thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu và  phân hóa học.

2.2 Với cây trồng

  • Do là loại phân luôn sẵn có nên quá trình cung cấp dưỡng chất cho cây không bị ngắt quãng, luôn diễn ra liên tục, đều đặn.
  • Kích thích bộ rễ cây phát triển nên cây sinh trưởng khỏe, sức đề kháng và khả năng chống chịu trước thời tiết khắc nghiệt cũng như sâu bệnh tốt hơn.
  • Cây được cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết để nuôi lá và quả, hạt. giảm tình trạng rụng lá và tăng năng suất đậu quả.
  • Giảm thiểu tình trạng rau, quả nhiễm hóa chất do dùng các sản phẩm phân bón hóa học.
Giúp cây sinh trưởng khỏe và bảo vệ môi trường đất
Giúp cây sinh trưởng khỏe và bảo vệ môi trường đất

3. Thành phần dinh dưỡng

Phân chuồng mang nhiều giá trị lợi ích to lớn, vậy thành phần chính của phân chuồng là gì mà lại tốt đến thế. Bà con cùng tìm hiểu hàm lượng dinh dưỡng có trong nó nhé.

Theo các báo cáo nghiên cứu khuyến nông, trong các loại phân gà, phân lợn, bò,…các con vật nuôi có chứa một hàm lượng chất hữu cơ ở dạng trung đa vi lượng rất lớn. Cụ thể:

  • Các dưỡng chất khoáng đa lượng như Kali, đạm, lân, N, P,…
  • Các dinh dưỡng khoáng trung như magie, canxi, natri silic,….
  • Các dinh dưỡng vi lượng như mangan, đồng, kẽm, molipden…
  • Tăng chất mùn tự nhiên giúp cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất.
  • Ngoài ra, nếu được ủ đúng cách, phân còn cung cấp một lượng vi sinh vật cần thiết giúp chuyển hóa các dinh dưỡng có trong đất từ dạng khó hấp thụ trở nên dễ hấp thụ hơn.
  • Đặc biệt, hàm lượng có trong phân chuồng ở mỗi loại sẽ không giống nhau. Vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách chăm sóc vật nuôi, nguồn thức ăn, vật nuôi là con gì,…
Loại phân P N K Loại phân P N K
Phân lợn tươi 0.3 0.6 0.4 Phân lợn khô 2.1 2.2 1.0
Phân bò 0.4 0.6 0.5 Phân Cừu 2.0 1.2 2.1
Phân gà tươi 0.5 0.9 0.5 Phân gà khô 1.8 1.6 2.0
Trùn quế tươi 1.14 0.91 0.21 Phân dơi 9.0 6.0 3.0
Phân gà Tây 0.7 1.3 0.5 Phân thỏ 1.4 2.4 0.5
Phân Ngựa 0.3 0.6 0.5        

Thành phần dinh dưỡng đa dạng

4. Phân chuồng bảo quản bằng cách nào?

Phân chuồng bảo quản bằng cách nào? Để đảm bảo lưu giữ được hàm lượng dưỡng chất quý bên trong và đạt hiệu quả khi sử dụng, phân cần được bảo quản đúng cách. Theo đó, sẽ có nhiều cách để bà con bảo quản hiệu quả như:

  • Bảo quản tại chuồng nuôi.
  • Lấy ra chất thành đống nhưng cần dùng bùn ao trét lên hoặc dùng bạt đậy kín.

Với những cách bảo quản trên, phân chuồng không những nhanh hoai mục mà các chất đạm không bị mất đi. Đặc biệt, điều này cũng hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường, giảm mùi hôi thối. Ngoài ra, trong quá trình bảo quản phân bà con cần lưu ý thêm:

  • Tuyệt đối không để phân lộ thiên.
  • Không trộn lẫn thêm bất kỳ các loại phân hoặc nguyên liệu khác ngoài rơm, rạ hoặc lá cây, mùn cưa.
  • Khi cất trữ phân bằng cách chất thành đống thì nên để đống to, tránh việc phân ra thành nhiều đám nhỏ. Bởi chất lượng phân sẽ bị giảm.
  • Trong thời gian cất trữ, bảo quản nên kiểm tra nhiệt độ và luôn được giữ ấm trong một khoảng nhiệt độ thích hợp. Điều này nhằm đảm bảo môi trường cho vi khuẩn hoạt động tốt nhất.
  • Bên cạnh đó, cứ cách vài tuần bà con nên mở bạt để đảo và đào xới phân, nhằm cung cấp đủ oxy cho vi sinh vật hoạt động hiệu quả.
Bảo quản phân bằng cách ủ hoặc chất đống trét bùn
Bảo quản phân bằng cách ủ hoặc chất đống trét bùn

5. Hướng dẫn cách ủ hoai và khử mùi hôi

Theo các khuyến nông, nông dân nên hạn chế sử dụng phân tươi để bón cây. Bởi bón phân tươi trực tiếp sẽ dễ mang các loại nấm, vi khuẩn gây hại cho đất và cây. Vì thế cách tốt nhất là bà con nên dùng phân đã được ủ hoai mục.

Hiện nay, trên thị trường bà con sẽ dễ dàng tìm thấy được các địa chỉ bán phân chuồng ủ hoai. Tuy nhiên, vốn là loại phân có sẵn đồng thời để giảm thiểu chi phí sản xuất, mọi người nên tự học cách ủ với những cách làm đơn giản dưới đây.

5.1 Hướng dẫn cách ủ nóng

– Bước 1: Chọn địa điểm và chuẩn bị nguyên liệu ủ

  • Số lượng phân: tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng
  • Nước sạch
  • Xẻng, xới để trộn phân.

– Bước 2: Chất phân thành lớp để ủ, lưu ý không được nén chặt.

– Bước 3: Phân ủ cần được đảm bảo độ ẩm tốt nhất khoảng từ 60 – 70%, vì thế, dùng nước sạch để tưới lên.

– Bước 4: Thêm vôi bột (1%) + supe lân (1-2%) vào và trộn đều.

– Bước 5: Dùng bạt đậy kín hoặc trét bùn phủ kín, tưới nước mỗi ngày. Sau 30-40 ngày là dùng được.  

Phương pháp ủ nóng
Phương pháp ủ nóng

5.2. Phương pháp ủ nguội

  • Bước 1: Chuẩn bị đủ phân tươi với số lượng cần dùng.
  • Bước 2: Xếp phân thành từng lớp, ở mỗi lớp lại rắc thêm phân lân (1 – 2% ) rồi nén chặt.
  • Bước 3: Trét bùn phủ kín, sau khoảng 5 – 6 tháng bà con đưa phân ra bón cho cây.

5.3. Cách ủ nhanh mục và hết mùi với chế phẩm Trichoderma

Chế phẩm Trichoderma là một sản phẩm men sinh học có chứa các chủng vi sinh vật có lợi, nhằm giúp hỗ trợ quá trình ủ hoai mục các loại phân gà, lợn, bò, dê,…diễn ra nhanh và loại bỏ các loại nấm, vi khuẩn, mầm bệnh gây hại khác. Quy trình thực hiện ủ với chế phẩm này như sau:

Phương pháp ủ nhanh với chế phẩm Trichoderma
Phương pháp ủ nhanh với chế phẩm Trichoderma

– Bước 1: Các nguyên liệu cần chuẩn bị trước khi ủ phân

  • Phân chuồng tươi: 1 tấn ( có thể là phân gà, phân lợn, hay bò, thỏ, dê… tùy loại mà bà con có)
  • Cám gạo: 6 kg
  • Phân lân: 20 kg
  • Chế phẩm Trichoderma Bacillus: 1 gói trọng lượng 200gr
  • Chế phẩm khử hôi EMZEO: 1 gói trọng lượng 200gr
  • Nước sạch

– Bước 2: Tiến hành ủ hoai mục phân

  • Đầu tiên, ta rải lên mặt đất một lớp phân có độ dày khoảng 10 phân rồi rắc lên trên 1 gói chế phẩm Trichoderma Bacillus và trộn đều. Tiếp tục rắc lên bề mặt phân đã trộn 5kg cám gạo. Sau đó tưới nước, đảm bảo độ ẩm chuẩn của phân lúc này đạt 50 – 55%.
  • Dùng tay nắm một nắm phân chuồng để kiểm tra độ ẩm, nếu có nước rỉ ra theo kẽ tay là đã đạt. Tiếp tục, dùng xẻng để đánh phân chồng đống lên có chiều cao khoảng 1.6m, và rộng khoảng 1.8 – 2.2m.
  • Dùng bạt đậy kín để tránh nắng, tránh mưa. Thời gian ủ sau 30-35 ngày là dùng được.
  • Trong quá trình ủ, phân có thể sẽ bốc ra mùi hôi thối khó chịu. Do đó, để khử mùi phân chuồng tốt nhất là bà con dùng một chế phẩm EMZEO kết hợp với 1kg cám gạo và rắc lên bề mặt ủ. Việc này còn có tác dụng giúp các vi sinh vật đẩy nhanh quá trình phân hủy hơn.
  • Thường xuyên mở bạt che hoặc tưới thêm nước để giảm nhiệt độ trong 3-5 ngày đầu, nếu nhiệt độ ủ tăng lên 70 độ C.
Dùng chế phẩm EMZEO để khử mùi hiệu quả
Dùng chế phẩm EMZEO để khử mùi hiệu quả

– Bước 3: Kết thúc quá trình ủ

Sau 35 ngày kết thúc quá trình ủ phân, bà con có thể nghiền hoặc xay rồi sàng lọc để đóng thành bao, giúp quá trình vận chuyển sử dụng dễ dàng hơn.

6. Cách sử dụng phân chuồng sau khi ủ hiệu quả

Bên cạnh học hỏi những cách làm phân chuồng ủ hoai mục hết mùi hôi thì việc sử dụng phân sau khi ủ đúng cách cũng rất quan trọng.

  • Sau khi quá trình ủ kết thúc, bà con cần nhanh chóng mang phân bón vào đất, ruộng càng sớm càng tốt. Bởi càng để kéo dài sẽ càng làm đi chất đạm tự nhiên, khiến phân bón giảm chất lượng và hiệu quả.
  • Sau khi bón lót nhớ chôn phân vào đất để giúp phát huy hết hiệu quả mà phân hữu cơ mang lại.
  • Phần lợn, gà, dê, bò,… thường chứa hàm lượng kali cao nên phù hợp để bón thúc, đảm bảo cây đủ lượng K cần thiết để phát triển tốt nhất.
  • Có thể kết hợp phân chuồng với các loại phân hóa học hoặc vô cơ để tăng hiệu quả.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bà con hiểu rõ phân chuồng là gì. Đặc biệt với những hướng dẫn cách ủ phân nhanh hoai mục mà lại hết mùi hôi trên sẽ giúp mọi người tiết kiệm thời gian và công sức đáng kể. Chúc bà con luôn thành công với việc nông của mình.

⫸ Xem thêm: 4 cách ủ phân chuồng nhanh hoai mục nhà nông nên biết

⫸ Xem thêm: Phân hữu cơ và cẩm nang những thông tin bạn cần biết

⫸ Xem thêm: Phân hữu cơ và cẩm nang những thông tin bạn cần biết

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *