Hiện nay, nuôi heo trên đệm lót sinh học chính là giải pháp hàng đầu cho các vấn đề do nuôi nhốt lợn trong chuồng khép kín để lại. Đó là giúp khử mùi, diệt khuẩn và các mầm bệnh gây hại, tiết kiệm chi phí điện, nước, sức lao động,….Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi heo chuẩn, đúng quy trình. Do đó, bài viết này sẽ là những hướng dẫn cụ thể cho bà con.

Tìm hiểu nuôi lợn bằng đệm lót sinh học là gì?

Nuôi heo thịt hay nuôi lợn nái bằng đệm lót sinh học là mô hình chuồng nuôi không còn xa lạ với nhiều bà con trên các tỉnh thành nước ta nữa. Nó thực chất là một lớp lót cho mặt nền chuồng nuôi heo được làm từ những nguyên liệu có độ trơ cao kết hợp trộn lẫn với men vi sinh.

Kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi heo ngày càng được áp dụng phổ biến
Kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi heo ngày càng được áp dụng phổ biến

Mục đích sử dụng lót đệm sinh học trong chăn nuôi là giúp tạo môi trường sống an toàn, giảm mùi hôi, khí độc khó chịu phát sinh từ chất thải. Đồng thời, đệm lót cũng có công dụng giúp tạo ra các vi sinh vật có lợi để gây ức chế, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, các mầm bệnh nguy hiểm.

Hơn nữa, nuôi heo đệm lót sinh học còn là giải pháp tối ưu để tiết kiệm chi phí và công sức dọn dẹp, thu gom chất thải. Giúp bà con tận dụng tối đa nguồn phân hữu cơ giàu vi chất được tạo ra từ men vi sinh sinh học.

Kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi heo chuẩn

Yêu cầu về diện tích làm đệm lót nuôi lợn

Để đảm bảo mô hình nuôi heo bằng đệm lót sinh học đạt chuẩn kỹ thuật, yêu cầu về diện tích chuồng như sau:

  • Tầng bao hoặc rào chắn chuồng phải hở phần trên để tạo độ thông thoáng, độ rộng từ 4 – 5 mét.
  • Chiều dài chuồng còn dựa vào số lượng lợn được nuôi.
  • Chiều cao chuồng khi tính từ đỉnh mái xuống nền đạt từ 3 – 3.5m, chiều cao tính từ mái hiện xuống đến mặt nền ít nhất là 2.5m.
  • Diện tích chuồng 20m2 tương đương với 10 – 14 con heo thịt sinh sống.
  • Mặt nền cần rải lớp lót đệm cần nén chặt, không cần láng xi măng đối với chuồng mới.
  • Nếu dùng chuồng cũ được cải tạo lại thì có thể giữ nguyên nền xi măng nhưng cần đục lỗ với đường kính 4cm, các lỗ cách nhau 30cm nếu muốn là lớp lót đệm nổi trên bề mặt đất. Còn nếu không muốn thì có thể đập phá nền cũ cải tại lại thành một nền chuồng mới.
  • Trên mái chuồng lợn đệm lót sinh học cần được thiết kế và lắp đặt hệ thống phun nước để giảm nhiệt. Do lớp đệm lót thường tỏa lượng nhiệt lớn, gây nóng cho vật nuôi nhất là khi vào mùa hè.
  • Hệ thống vòi nước uống và máng ăn tự động cần đặt đối nhau ở 2 phía để tạo khoảng rộng cho vật nuôi vận động hoặc khi đảo trộn chất độn.
  • Chiều cao máng ăn đạt chuẩn là cao hơn bề mặt lớp đệm khoảng 15 – 20cm.
  • Dưới các vòi nước tự động cần xây máng hứng mục đích nhằm tránh nước chảy làm ướt đệm lót.
Tiêu chuẩn về chiều cao và diện tích chuồng làm đệm lót
Tiêu chuẩn về chiều cao và diện tích chuồng làm đệm lót

Lựa chọn loại đệm lót sinh học phù hợp

Trong kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi heo thường yêu cầu cần đảm bảo đệm lót phải luôn được khô ráo, không bị ngập nước gây hư hỏng. Vì thế, tùy thuộc vào địa thế vùng đất làm chuồng cao hoặc thấp hơn so mực nước bên ngoài khi cao nhất mà người chăn nuôi chọn 1 trong 3 loại đệm lót thích hợp sau:

  • Loại dưới mặt đất: Độ sâu mặt đất được đào xuống đúng bằng độ dày của lót đệm.
  • Loại nổi trên mặt đất: Với loại đệm lót này ta cần xây tường bao chuồng cao hơn độ dày của đệm một chút.
  • Loại nửa dưới mặt đất: Độ sâu mặt đất được đào xuống để làm đệm lót chỉ cần bằng một nửa so với độ dày đệm là được.
Bề mặt đệm lót cần phải luôn khô ráo, tránh ngập nước
Bề mặt đệm lót cần phải luôn khô ráo, tránh ngập nước

Yêu cầu về độ dày và nguyên liệu làm đệm lót

  • Yêu cầu nuôi lợn đệm lót sinh học với độ dày tiêu chuẩn là từ 60 – 80 cm.
  • Chú ý, trong quá trình lên men, bề dày của lớp đệm lót sẽ bị nén dẹt thấp xuống. Do đó, khi làm nhớ tăng thêm 20% và nếu trong quá trình nuôi nếu đệm lót bị sụt giảm chiều cao thì cần được bổ sung ngay.
  • Với nguyên liệu để làm đệm lót nuôi lợn cần đảm bảo chúng có độ trơ cao, không bị mềm nhũn hoặc không chứa các chất gây kích thích, độc hại.
  • Nên dùng các nguyên liệu ở kích thước nhỏ hoặc có thể nghiền và sàng chúng.

Cách làm đệm lót sinh học nuôi heo

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và những nguyên liệu cần có

Đầu tiên, nguyên liệu cần có để làm chất độn trong đệm lót sinh học nuôi lợn là trấu và mùn cưa, hoặc có thể thay thế bằng rơm rạ hoặc bã mía, xơ dừa, vỏ lạc,…..+ 3kg bột cám gạo hoặc bột ngô cho diện tích 20m2 + 4 gói men vi sinh EMZEO 200gr của thương hiệu Đức Bình. Sau khi đã chuẩn bị các nguyên liệu trên, ta tiến hành trộn chúng lại để chuẩn bị làm lót đệm, cụ thể:

  • Mùn cưa và trấu trộn theo tỷ lệ 50:50, sao cho đủ phần diện tích cần rải với độ dày 60cm.
  • Tiếp đến, trộn đều 4 gói men vi sinh Emzeo với 3kg bột ngô hoặc cám gạo đã chuẩn bị.

Cuối cùng, chọn mặt bằng để rải thảm đệm lót. Nên nhớ, mặt bằng cần đảm bảo đủ cho số lượng lợn cần nuôi. Và khi rải lót đệm thì còn lại 1/3 diện tích chuồng sẽ được lát gạch hoặc ốp xi măng, nhằm tạo một nơi mát mẻ cho heo giảm thân nhiệt mỗi khi trời nóng.

Chuẩn bị đủ các nguyên liệu và mặt bằng
Chuẩn bị đủ các nguyên liệu và mặt bằng

Bước 2: Tiến trình làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo

Để đảm bảo đệm lót có thể phát huy hết tác dụng, các bước làm théo đúng quy trình chuẩn như sau:

1) Rải hỗn hợp mùn cưa + trấu đã trộn trên lên khắp bề mặt diện tích đã được chuẩn bị với độ dày của lớp thảm là 30cm.

2)  Rải xong, lấy dụng cụ phun nước chuyên dụng để phun rưới đều nước sạch khắp lớp thảm vừa rải. Lượng nước sạch cần dùng là khoảng từ 25 – 30 lít tương đương diện tích 20 m2.

Lưu ý: Cần đảm bảo lớp mùn trấu sau khi được rưới có độ ẩm đạt 20% (nắm một lớp mùn lên, bóp nhẹ, nếu thấy ướt nhưng vẫn có độ tơi là đạt). Trong quá trình phun nước nhớ dùng cào để cào lớp mùn và vỏ trấu để đảm bảo chúng nhanh thấm ẩm.

3) Cào phẳng toàn bộ mặt bằng của lớp mùn trấu đã rải, rồi rắc hỗn hợp men với cám đã chuẩn bị trên lên đều bề mặt lớp mùn trấu này.

Rắc men vi sinh Emzeo để bổ sung lợi khuẩn
Rắc men vi sinh Emzeo để bổ sung lợi khuẩn

4) Tiếp tục rải thêm một lớp mùn cưa + trấu thứ 2, cũng có độ dày tương tự 30 cm và các khâu tưới nước sạch, kiểm tra độ ẩm, cào san bằng mặt phẳng như trên.

5) Sau khi cào và san bằng mặt phẳng, ta tiếp tục rắc thêm lớp men vi sinh + cám gạo thức hai lên đều khắp mặt nền. Rắc xong thì dùng bạt hoặc túi nilon để đậy kín phủ toàn bộ mặt nền đệm lót.

Lớp nền đệm lót này cần để ủ trong vòng 2-3 ngày. Trong lúc này nhớ xới lớp thảm trải lên có độ sâu 30cm để kiểm tra. Nếu lớp lót ấm nóng và không có mùi là bạn đã thành công.

6) Cách làm đệm lót sinh học cho heo sau khi đạt thì mới thả heo (lợn) vào nuôi. Nhưng nhớ khoảng 5 – 6 ngày sau lại rắc thêm 1 gói men vi sinh Emzeo 200gr của hãng Đức Bình lên khắp mặt nền chuồng. Đồng thời, cứ sau 20 – 30 ngày ta lại rắc một lớp men vi sinh một lần. Điều này giúp đảm bảo chất lượng lớp lót đệm luôn có hiệu quả dài lâu.

Sau 20 - 30 ngày lại rắc một lớp men vi sinh Emzeo một lần
Sau 20 – 30 ngày lại rắc một lớp men vi sinh Emzeo một lần

Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi heo chuẩn nhằm giúp đệm phát huy hết tác dụng và đem lại hiệu quả chăn nuôi như mong muốn. Chúc bà còn thực hiện cách làm đệm lót thành công theo chỉ dẫn trên.

⫸ Xem thêm: Kỹ thuật tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi chất lượng, an toàn

⫸ Xem thêm: Công dụng của đệm lót sinh học trong chăn nuôi là gì? Mua ở đâu?

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *