Với nhiều ưu điểm vượt trội, đệm lót sinh học ngày càng được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi. Đó là giải pháp hữu hiệu, cần thiết giúp việc chăn nuôi hiệu quả hơn, góp phần bảo vệ môi trường sống quanh ta. Trong đó, làm đệm lót sinh học nuôi gà nhận được sự quan tâm của đông đảo nhà nông. Vậy, có bao nhiêu cách làm đệm lót dễ, nhanh, tiết kiệm chi phí? Quy trình làm, sử dụng, bảo quản đệm lót ra sao? Tất cả sẽ được cập nhật đầy đủ trong bài viết dưới đây.

Vì sao bạn nên làm đệm lót sinh học nuôi gà

Lý do bạn nên làm đệm lót sinh học nuôi gà
Lý do bạn nên làm đệm lót sinh học nuôi gà

Nếu ai đã từng sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà sẽ nhận thấy lợi ích tuyệt vời của nó. Tại các trang trại lớn, nuôi gà trên đệm lót sinh học là lựa chọn không thể thiếu bởi:

  • Giúp tiêu huỷ nước tiểu, phân gà một cách hiệu quả nên chuồng trại không còn mùi hôi thối, không còn khí độc. Nó tạo ra môi trường chăn nuôi sạch sẽ, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Nhờ có chế phẩm sinh học mà bà con có thể nuôi gà trong khu vực đông dân.
  • Giúp tiết kiệm nhân lực và công sức: Với mô hình chuồng trại nuôi gà truyền thống bạn phải phải thay chất độn thường xuyên, còn với đệm lót, người nuôi rất rảnh rang trong khâu này. Như thế, vừa tiết kiệm được nhân lực, nguyên liệu vừa giảm công sức vệ sinh chuồng trại.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh: Sử dụng đệm lót, chuồng gà luôn sạch sẽ. Nhờ đó, nguy cơ mắc bệnh hen, bệnh tiêu chảy sẽ giảm đáng kể. Kết quả khảo sát cho thấy, chuồng sạch giảm 5% tỷ lệ chết ở gà đẻ, gà thịt giảm 2%.
  • Giúp gà phát triển khoẻ mạnh: mô hình nuôi gà bằng đệm lót sinh học ngày càng phổ biến vì luôn đảm bảo chuồng trại hợp vệ sinh. Vì thế, gà sẽ phát triển khỏe mạnh, ít bệnh tật, tăng trưởng tốt, hiếm bị què chân, thối bàn chân, lông gà mượt, thịt săn chắc.
  • Một lợi ích tuyệt vời khác của đệm lót sinh học là góp phần bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm.

Nói tóm lại, dù tính trên bất cứ phương diện nào thì việc sử dụng đệm lót là giải pháp khôn ngoan và thông thái. Chi phí bà con bỏ ra không cao nhưng lợi nhuận thu về rất lớn. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn phải chú ý mật độ nuôi gà trên đệm lót sinh học để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. 

Top 3 cách làm đệm lót sinh học nuôi gà tốt nhất 

Hiện nay, có nhiều cách làm đệm lót sinh học cho gà được các chuyên gia và bà con nhà nông chia sẻ. Trong đó, ba cách làm đệm lót dưới đây được đánh giá cao nhất:    

Làm đệm lót với trấu

Cách làm đệm lót từ trấu
Cách làm đệm lót từ trấu

Hình thức làm đệm lót này thích hợp để úm gà giai đoạn còn nhỏ hoặc để nuôi gà thịt với quy mô chuồng từ 30m đến 50m. Quy trình thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, chúng ta sẽ rải trấu lên toàn bộ phần nền của chuồng. Độ dày của lớp trấu 10cm là đủ. Xong công đoạn này bà con sẽ thả gà vào.
  • Tiếp đó, quan sát kỹ nền chuồng, nếu thấy bề mặt chuồng đã phủ kín phân gà thì bạn dùng cào, cào sơ qua phần bề mặt. Lưu ý, khi cào chúng ta phải quây gà vào một góc để không làm chúng hoảng loạn. Đối với gà úm thì từ 7 đến 10 ngày, gà thịt từ 2 đến 3 ngày là thực hiện được công đoạn này.
  • Sau khi cào xong lớp bề mặt, bà con dùng chế phẩm sinh học rắc lên nhằm mục đích làm lên men toàn bộ bề mặt. Chú ý trộn đều chế phẩm để quá trình lên men đều khắp ở mọi vị trí.

Lưu ý, cách làm đệm lót sinh học nuôi gà từ trấu muốn hiệu quả cần: 1kg chế phẩm trộn với 7kg cám gạo hoặc bột bắp. Tiếp đó, đổ thêm tầm 2,8 đến 3,2 lít nước sạch, trộn đều, ủ trong 3 ngày. Nếu thời tiết mùa đông, bạn cần giữ nhiệt cho đệm lót để không làm giảm chất lượng của nó. Bà con nào chưa có kinh nghiệm có thể mua đệm lót sinh học cho gà tại các trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi uy tín.

Làm đệm lót từ mùn cưa và trấu

Làm đệm lót từ mùn cưa và trấu
Làm đệm lót từ mùn cưa và trấu

Nhiều chuyên gia khuyên bạn chọn cách làm đệm lót này vì mùn cưa có khả năng hút ẩm tốt, nguyên liệu rẻ, dễ tìm. Nó phù hợp với quy mô chuồng trại từ 30m đến 50m. hướng dẫn làm đệm lót sinh học nuôi gà từ mùn cưa và trấu như sau:

  • Rải một lớp mùn cưa dày khoảng 15cm lên nền chuồng. Bà con nào dùng trấu kết hợp với mùn cưa thì: Rải lớp trấu 8m rồi mới rải tiếp mùn cưa 7cm.
  • Mùn cưa sau khi rải phải đảm bảo độ ẩm 20%. Bạn có thể phun nước sạch vào mùn cưa rồi dùng cào hoặc tay thoa đều bề mặt nền chuồng. Khi thấy mùn cưa đã ẩm, tơi rời thì chúng ta thả gà vào.
  • Nếu gà úm thì sau 7 đến 10 ngày, gà thịt thì sau 2 đến 3 ngày chúng ta phải dùng cào đảo đều nền chuồng.
  • Cuối cùng, rắc chế phẩm men lên toàn bộ bề mặt chuồng. Lưu ý, xoa đều lớp men để chúng có thể phân tán khắp nơi. Nuôi gà đệm lót sinh học theo cách này chắc chắn sẽ hiệu quả

Làm đệm lót trên lồng tầng

Làm đệm lót sinh học cho gà đẻ phức tạp hơn
Làm đệm lót sinh học cho gà đẻ phức tạp hơn

Đặc điểm của chuồng gà đẻ lồng tầng là kích thước nhỏ nên việc làm đệm lót có phần khó khăn hơn. Dưới đây là hướng dẫn từ chuyên gia:

  • Rải trấu lên nền chuồng độ dày 20cm. Sau đó, rải thêm lớp mùn cưa dày 10cm.
  • Rắc 5kg bột cám và bột bắp lên nền chuồng cùng một ít nước nhằm lên men bề mặt chất độn.
  • Dùng dịch lên men rải đều trên bề mặt rồi xoa nhẹ lớp bề mặt.
  • Lấy bạt phủ kín nền chuồng trong vài ngày. Khi bạn sờ tay vào thấy đệm lót hơi nóng là có thể thả gà vào.

Kinh nghiệm dùng và bảo quản đệm lót sinh học nuôi gà

Cách bảo dưỡng đệm lót sinh học đúng chuẩn
Cách bảo dưỡng đệm lót sinh học đúng chuẩn

Muốn đệm lót sinh học nuôi gà phát huy tối tốt hiệu quả, giúp gà phát triển an toàn, khoẻ mạnh bà con cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Cứ 1 đến 2 ngày phải cào bề mặt đệm lót một lần để bề mặt luôn tơi xốp, phân nhanh phân huỷ.
  • Khi cào đệm lót bạn không nên cào sâu, chỉ nên thực hiện ở lớp bề mặt.
  • Thời gian sử dụng đệm tuỳ thuộc vào lượng phân nhiều hay ít và độ nén của đệm.
  • Sau vài tuần sử dụng, nếu chuồng có mùi hắc bạn nên xới tơi nền chuồng đồng thời mở cửa cho thông thoáng. Nếu là mùa đông bà con cần sử dụng quạt gió. 
  • Tuyệt đối không để nước mưa làm ướt đệm lót. Máng nước uống phải đặt cẩn thận, có che chắn, tránh không để ướt đệm lót. Nếu ướt, bà con phải dùng lớp trấu mới thay thế.
  • Khi thời tiết nắng gắt chúng ta cần bảo dưỡng đệm lót đúng quy trình. Chuyên gia thú y đưa ra lời khuyên: nên bảo dưỡng đệm lót vào buổi chiều, như thế sẽ không làm ảnh hưởng đến các chú gà.

Trên đây là hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học nuôi gà đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện bà con nên tham khảo. Với giải pháp này, việc chăn nuôi sẽ giảm bớt chi phí đầu vào, giảm công sức lao động của chủ nuôi, giúp chuồng trại luôn sạch sẽ, gà phát triển khỏe mạnh, giảm thiểu bệnh tật. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này hãy truy cập vào: //sinhhocducbinh.com/ sẽ được các chuyên gia hướng dẫn, tư vấn cụ thể.

⫸ Xem thêm: Kỹ thuật tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi chất lượng, an toàn

⫸ Xem thêm: Công dụng của đệm lót sinh học trong chăn nuôi là gì? Mua ở đâu?

⫸ Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi heo đạt năng suất cao

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *