Chế phẩm vi sinh khử mùi được xem là trợ thủ đắc lực của người nông dân trong việc giữ gìn môi trường sạch và hạn chế vi khuẩn. Chế phẩm có nhiều dạng, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Cách sử dụng và liều lượng cũng phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của môi trường nông nghiệp. Do vậy, người nông dân muốn đạt được hiệu quả khử mùi tối đa cần tham khảo kỹ lưỡng hướng dẫn từ nhà sản xuất. Trong bài viết hôm nay, sinhhocducbinh.com sẽ giúp bà con giải đáp thắc mắc này.
Chế phẩm vi sinh khử mùi là gì?
Chế phẩm vi sinh khử mùi là một loại sản phẩm được tạo ra từ vi khuẩn , nấm hoặc các enzym có khả năng khử mùi, loại bỏ mùi khó chịu trong môi trường chăn nuôi hoặc sinh hoạt. Chúng được sử dụng để giảm mùi hôi của chuồng trại, nhà máy xử lý chất thải, hầm chứa, hố gas, hố rác thải…
Chế phẩm khử mùi được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như: dạng bột, chất lỏng, viên nén hoặc dạng gel. Chúng có thể được sử dụng trực tiếp hoặc thông qua hệ thống xử lý chất thải, hệ thống thoát nước hoặc các thiết bị khép kín để loại bỏ mùi hôi. Ngoài việc khử mùi, chúng cũng thường được dùng để giảm nguy cơ ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng môi trường sống.
Việc lựa chọn và sử dụng các chế phẩm khử mùi phù thuộc vào mục đích của từng người, loại môi trường sử dụng và mức độ mùi hôi. Tuy vậy, với bất kỳ mục đích sử dụng nào, bà con cũng cần phải tuân thủ hướng dẫn về liều lượng và thời gian dùng để đạt hiệu quả tối đa.
Một số chủng vi sinh có trong chế phẩm khử mùi
Trong các loại chế phẩm khử mùi, nhà sản xuất thường sử dụng một số nhóm vi sinh phổ biến như sau:
Nhóm Bacillus, Tactobacillus
Nhóm vi khuẩn này được sử dụng nhiều cho quá trình khử mùi, làm sạch các ao, hồ, hầm chứa cá, bể nuôi tôm…Bà con cũng có thể sử dụng chế phẩm khử mùi của nhóm này để trộn vào thức ăn cho tôm cá, giúp chúng tăng trưởng nhanh một cách an toàn. Do đặc tính chịu được nhiệt cao, nhóm vi khuẩn này được ưu tiên chế biến thức ăn viên cho cá, tôm…
Nhóm Lactobacillus
Đối với nhóm vi khuẩn Lactobacillus, chúng sở hữu khả năng phân giải ra axit hữu cơ từ đường bột hiệu quả. Chúng còn giúp phân hủy chất thải hữu cơ và làm giảm mùi hôi trong môi trường nước. Do vậy, sản phẩm khử mùi chứa nhóm vi khuẩn này thường được sử dụng trong hệ thống xử lý chất thải hoặc khử mùi cho ao nuôi cá, chuồng trại.
Nhóm Thiobacillus
Nhóm Thiobacillus là một nhóm vi khuẩn khử mùi hiệu quả và được sử dụng để khử phèn trong ao hồ. Chúng có khả năng đặc biệt trong việc oxy hóa các chất khí độc hại, gây mùi như H2S (Hydrogen sulfide). Các chế phẩm có nhóm vi khuẩn này được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi, đặc biệt là nuôi trồng thủy hải sản.
Cơ chế hoạt động của chế phẩm khử mùi
Các chế phẩm khử mùi thông thường hoạt động bằng cách tiếp xúc với các chất hữu cơ (như phân, chất thải thực phẩm, chất thải sinh hoạt…) và chuyển đổi chúng thành chất không gây mùi hoặc khử mùi. Hay nói cách khác, chúng phân hủy các chất hữu cơ tồn tại trong môi trường và ức chế mùi hôi hiệu quả.
Ngoài ra, chế phẩm khử mùi còn chứa một số chủng vi khuẩn có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Bằng cách này, vi khuẩn gây mùi không thể sinh sôi và sẽ chết đi theo thời gian.
Khi môi trường sống của vật nuôi có nhiều vi khuẩn có lợi, sẽ giúp tăng cường sự sống và sức khỏe cho chúng. Các vi khuẩn có lợi sẽ giúp cân bằng vi sinh vật trong môi trường, ngăn chặn sự hình thành của vi khuẩn và tạo ra không gian sạch sẽ, không mùi hôi.
Cách sử dụng chế phẩm khử mùi hiệu quả
Có 2 cách phổ biến để sử dụng chế phẩm vi sinh khử mùi hôi hiệu quả mà bà con có thể tham khảo như sau:
Phun khử mùi chuồng trại
Đối với khử mùi hôi của chuồng trại, đặc biệt là chuồng heo, chuồng gà, vịt…bà con có thể sử dụng chế phẩm khử mùi để phun. Cụ thể như sau:
- Chuẩn bị chế phẩm khử mùi: Bà con có thể mua 1 loại chế phẩm khử mùi và pha với nước theo tỷ lệ đã được nhà sản xuất ghi trên bao bì.
- Phun lên khu vực chuồng trại: Bà con cần rửa và vệ sinh sạch sẽ chuồng trại trước khi phun chế phẩm khử mùi. Xác định rõ khu vực phun và tập trung vào những nơi có mùi hôi nặng như bãi phân hoặc chỗ ngủ của heo, gà.
- Cách phun: Phun chế phẩm khử mùi dọc theo hướng gió để đảm bảo chế phẩm phân tán đều trong chuồng trại. Hạn chế không để chế phẩm tiếp xúc trực tiếp với người hoặc động vật.
- Đặt lịch phun: Nên phun định kỳ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo đạt được hiệu quả khử mùi tốt nhất cho chuồng trại.
Làm đệm lót sinh học
Để sử dụng chế phẩm khử mùi làm đệm lót sinh học, bà con cần tuân thủ theo các bước tổng quát như sau:
- Lựa chọn loại chế phẩm khử mùi: Hãy chọn loại chế phẩm khử mùi phù hợp với mục đích làm đệm lót sinh học. Đảm bảo rằng chế phẩm chứa các vi khuẩn có khả năng khử mùi tốt.
- Chuẩn bị đệm lót sinh học: Đối với các loại đệm lót sinh học như rơm, rạ, trấu…hãy đảm bảo rằng chúng sạch và đã được làm khô hoàn toàn.
- Sử dụng chế phẩm khử mùi: Bà con phun một lượng chế phẩm đã được hòa tan với nước theo tỷ lệ quy định lên đệm lót. Đảm bảo phun đều trên bề mặt và độ ẩm đạt được 60%.
- Ủ đệm lót: Đặt đệm lót ở nơi khô ráo, thoáng đãng trong vòng 3 ngày để ủ trước khi bắt đầu sử dụng. Bà con có thể sử dụng tấm bạc hoặc bọc nilon để ủ đệm lót.
- Kiểm tra và điều chỉnh: Theo dõi đệm lót sinh học thường xuyên, nếu thấy đệm lót bị khô, bà con cần phun thêm nước để đảm bảo độ ẩm. Có thể sử dụng thêm chế phẩm khử mùi nếu cần thiết để đạt được hiệu quả khử mùi liên tục.
Một số lưu ý khi sử dụng chế phẩm khử mùi
Đối với các loại chế phẩm sinh học nói chung và chế phẩm khử mùi nói riêng, bà con cần phải tuân thủ một số lưu ý để đạt được hiệu quả sử dụng tối đa. Một số lưu ý như sau:
- Đọc và tuân thủ hướng dẫn sử dụng: Đối với các loại chế phẩm khử mùi khác nhau sẽ có liều lượng và cách dùng khác nhau. Bà con cần đọc để áp dụng hiệu quả vào thực tiễn.
- Đảm bảo an toàn: Nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với chế phẩm khử mùi. Thay vào đó hãy sử dụng găng tay, mặt nạ hoặc kính bảo hộ khi cần thiết.
- Bảo quản đúng cách: Hãy lưu trữ và bảo quản chế phẩm khử mùi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Đảm bảo chế phẩm luôn được đóng kín và cất giữ theo hướng dẫn.
- Không kết hợp với các chất khác: Tránh kết hợp chế phẩm khử mùi với các chất khác mà không có chỉ dẫn trực tiếp từ nhà sản xuất. Việc kết hợp không đúng sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chế phẩm và gây ra một số tác hại không mong muốn cho vật nuôi, hoặc cây trồng.
Trên đây sinhhocducbinh.com đã chia sẻ đến quý bà con một số thông tin xoay quanh chế phẩm vi sinh khử mùi cũng như cách sử dụng loại chế phẩm này một cách hiệu quả. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho quá trình chăn nuôi, sản xuất của bà con.