Khi gặp tình trạng nước ao tôm bị vẩn đục cần phải được xử lý nhanh chóng, đạt chuẩn. Bởi nếu không tiến hành kịp thời và đúng cách sẽ không chỉ khiến tôm dễ bị bệnh và chết hàng loạt mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường. Sử dụng chế phẩm sinh học được xem là giải pháp hữu hiệu đem lại cách xử lý nước đục trong ao tôm hiệu quả nhất hiện nay. Vậy cách thực hiện như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Nước ao nuôi tôm bị đục nguyên nhân do đâu?

Muốn tìm cách xử lý nước đục trong ao tôm đạt chuẩn, có hiệu quả thì trước hết chủ nuôi tôm cần xác định được nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này. Thực tế, có rất nhiều lý do khiến nước ao tôm bị đục như:

  • Ảnh hưởng từ các yếu tố tự nhiên như mưa lớn và kéo dài gây rửa trôi bờ ao hoặc nguồn nước lấy vào ao bị đục.
  • Hoặc do ao nuôi tôm có độ mặn thấp gây tích tụ các hạt keo lơ lửng hay mật độ (số lượng) tôm nuôi quá dày cũng là nguyên nhân tự nhiên gây ra tình trạng này. Nhất là mỗi khi các vi sinh vật cùng tôm trong ao hoạt động mạnh.
Nước ao quá đục sẽ gây hại nguy hiểm cho tôm
Nước ao tôm bị đục do tự nhiên và con người
  • Ngoài ra, nước ao tôm vẩn đục còn do các tác nhân từ con người gây nên như cho lượng ăn quá dư thừa, gây tích tụ các chất khó phân hủy. Do bón vôi trước khi thả nuôi không đảm bảo chất lượng hoặc chứa tạp chất. Hoặc ao quá cạn, cường độ quạt quay với cường độ quá mạnh trong khi đáy ao không được nạo sên vét bùn cẩn thận.

Độ đục – trong của nước nuôi ao tôm như thế nào mới đạt chuẩn?

Bên cạnh tìm đúng nguyên nhân để khắc phục, xử lý nước ao nuôi tôm bị đục hiệu quả thì việc nắm vững kiến thức tiêu chuẩn độ đục trong của nước cũng rất quan trọng. Bởi theo các chuyên gia, nước nuôi ao tôm nếu độ trong quá cao hoặc quá đục đều không tốt cho quá trình hô hấp và phát triển của tôm.

Tác hại của nước ao nuôi tôm quá đục

Khi nước nuôi tôm quá đục so với mức quy định , sẽ gây ra những bất lợi sau:

  • Làm hạn chế ánh sáng tự nhiên của mặt trời vào ao, trong khi đây lại là nguồn thức ăn chính của các thực vật phù du. Từ đó, lượng thức ăn tự nhiên cũng như lượng oxy trong ao bị giảm. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sự sống của thủy sản là tôm nuôi.
  • Quá trình hô hấp của tôm cũng gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, lượng phù sa lắng tụ trên nền đáy lớn, bao phủ trên vỏ tôm nên cường độ bắt mồi của chúng suy giảm, gây thiếu dưỡng chất.
  • Nếu tôm thiếu dưỡng khí oxy và dưỡng chất thì khả năng tăng trưởng thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất nuôi tôm. Do đó, bà con cần chú ý quan sát nếu thấy tôm bơi lờ đờ, hoặc nổi đầu vào sáng sớm nhằm nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời.
  • Hơn nữa, nước ao quá đục sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật, khuẩn gây bệnh phát triển. Chúng gây ra các tổn thương trực tiếp tới phần mô hoặc làm tắc nghẽn mang và gây ra các bệnh khác cho tôm nuôi. Khi tôm bị bệnh không chỉ làm giảm năng suất mà nguy hiểm hơn là khiến tôm chết hàng loạt.
Nước ao quá đục sẽ gây hại nguy hiểm cho tôm
Nước ao quá đục sẽ gây hại nguy hiểm cho tôm

Tác hại của nước ao nuôi tôm quá trong

Ngược lại, nếu nước ao nuôi quá trong cũng không tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm như:

  • Nước ao tôm quá sạch, nó đồng nghĩa với việc thiếu hụt dinh dưỡng bên trong, các sinh vật phù du phát triển kém nên gây ức chế đến các thành phần thức ăn của chúng và tôm giảm năng suất.
  • Nước quá trong cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến tôm nuôi trở nên nhạy cảm. Khi tôm nhạy cảm chúng sẽ có những biểu hiện sợ hãi, bỏ ăn. Lâu dần tôm kém phát triển và chết.

Như vậy, nước ao nuôi tôm quá đục hay quá trong đều có hại tới quá trình sinh sản, sinh trưởng và phát triển của tôm. Vì vậy, khi thực hiện xử lý nước ao tôm bị đục, bà còn cần đảm bảo sao cho môi trường sau khi được xử đạt ở mức lý tưởng là từ 30 – 45 NTU.

Xử lý nước ao tôm quá trong cũng không tốt
Xử lý nước ao tôm quá trong cũng không tốt

Cách xử lý nước đục trong ao tôm hiệu quả

Khi gặp nước ao nuôi tôm bị đục, bà con nên thực hiện các biện pháp xử lý thủ công kết hợp với chế phẩm sinh. Đây là những sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, không chỉ giúp phân hủy nhanh  các chất hữu cơ, làm sạch nước, đáy ao đạt theo tiêu chuẩn quy định mà còn bổ sung các vi sinh vật có lợi gây ức chế các khuẩn có hại để tôm luôn khỏe mạnh.

Cách xử lý thủ công truyền thống

Tùy vào từng nguyên nhân gây đục nước ao mà bà con có cách xử lý phù hợp:

  • Nếu ao bị đục do bùn và nước hòa tan thì nên thay nước mới. Đồng thời nên cải tạo, nạo vét bùn đáy ao kỹ lưỡng trước khi cho nước mới vào.
  • Nếu nước đục do các vi sinh hoạt động quá mạnh thì nên dùng vôi để cắt rong vào ban đêm. Đồng thời kết hợp với men vi sinh để diệt tảo.
  • Với nguyên nhân nước đục do thừa thức ăn thì nên kết hợp thay nước mới và cắt giảm lượng thức ăn phù hợp.

Lưu ý: khi thay nước mới cho ao, tốt nhất là nên thay khi nước sông đang lớn nhưng cần tránh thay vào mùa mưa lũ.

Cách xử lý nước đục trong ao tôm bằng cách thay nước mới
Cách xử lý nước đục trong ao tôm bằng cách thay nước mới

Cách xử lý với chế phẩm sinh học

Dùng trong xử lý cấp:

Với cách dùng này, chế phẩm sinh học men vi sinh EmzeoTS được sử dụng cho 2 trường hợp sau:

  • Khi tôm bị ngạt khí, thiếu oxy hay bị nổi đầu, bà con lấy một gói Men vi sinh EmzeoTS 250g pha với 20 lít nước sạch, hỗn hợp sau khi pha được dùng tạt đều cho thể tích ao hồ 2000 m3 nước.
  • Khi tôm bị ngột, chế rải rác do thay đổi môi trường, ta dùng 1 gói Men vi sinh EmzeoTS 250g hòa với 20 lít nước sạch, sau đó tạt đều cho ao hồ có thể tích chứa 1.500 m3 nước.

Dùng để xử lý nước ao tôm bị đục định kỳ:

  • Bước 1: Đầu tiên, bà con cần hoạt hóa men nhằm mục đích tăng số lượng vi sinh và hoạt tính của men bằng cách pha 1 gói EmzeoTS 250g + 2 lít mật rỉ đường + 48 lít nước sạch.
  • Bước 2: Khuấy đều hỗn hợp đã pha trên, đậy kín và ủ trong thời gian khoảng từ 24 – 48 tiếng đồng hồ. Thành phẩm sau khi pha ta thu được 50 lít chế phẩm men vi sinh học đã được hoạt hóa dùng được cho diện tích ao nuôi có sức chứa 2000 – 3000 m^3.
  • Bước 3: Sử dụng hỗn hợp để xử lý nước ao nuôi tôm bị đục vào thời điểm tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều mát.
Xử lý nước ao tôm hiệu quả với men vi sinh EmzeoTS 250g
Xử lý nước ao tôm hiệu quả với men vi sinh EmzeoTS 250g

Lưu ý, việc xử lý nước ao hồ nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học là men vi sinh EmzeoTS cần được thực hiện trước khi thả tôm 2 – 3 ngày. Điều này vừa nhằm đảm bảo chất lượng môi trường sống của thủy sản vừa đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, định kỳ sử dụng men cần thực hiện như sau:

  • Tháng 1: Tạt men EmzeoTS 1 lần sau 10 ngày.
  • Tháng 2: Tạt men EmzeoTS 1 lần sau 7 ngày.
  • Tháng 3: Tạt men EmzeoTS 1 lần sau 5 ngày.
  • Tháng 4: Tạt men EmzeoTS 1 lần sau 3 ngày.

Trên đây là cách xử lý nước đục trong ao tôm hiệu quả nhất với chế phẩm sinh học mà chúng tôi gửi tới bà con. Hy vọng, với thông tin hữu ích này, nước ao nuôi tôm của bạn luôn đạt tiêu chuẩn để tôm luôn khỏe mạnh, cho năng suất cao.

⫸ Xem thêm:  TÁC HẠI CỦA BÙN VÀ CÁCH XỬ LÝ ĐÁY AO TÔM HIỆU QUẢ

⫸ Xem thêm: Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý nước trong ao tôm hiệu quả

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *