Mô hinh chăn nuôi gà công nghiệp đang ngày càng phát triển bởi mức đầu tư thấp và đầu ra khá ổn định. Tuy nhiên, việc xử lý mùi hôi chuồng trại là tình trạng khó khăn chung được mọi người rất quan tâm. Dù chăn nuôi ít hay nhiều thì mùi hôi khó chịu vẫn xảy ra, ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và sức khỏe con người. Vậy có những cách xử lý mùi hôi phân gà nào hiệu quả?
Tại sao cần xử lý mùi hôi phân gà?
Với quy mô chăn nuôi công nghiệp, gà sẽ được nhốt tập thể trong không gian cố định. Đi theo quá trình phát triển của gà là sự tích tụ của phân, thức ăn thừa rơi vãi,… trong không gian nuôi nhốt. Việc xử lý sạch sẽ chất thải gặp nhiều khó khăn do không gian hạn chế và lượng gà nuôi lớn. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên mùi hôi của chuồng trại.
Mùi hôi chất thải của gà gây ra nhiều ảnh hưởng đối với môi trường, sức khỏe con người cũng như sự phát triển của đàn gà. Theo đó, mùi hôi sẽ lan tỏa trong không khí, con người hít phải trong thời gian dài sẽ tác động xấu tới đường hô hấp. Bên cạnh đó, khi chất thải trong chuồng gà nhiều lên sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, mầm bệnh phát triển. Nhất là trong chất thải gà có chứa nhiều vi sinh vật gây hại như E.coli, Fusarium,…
Những vi sinh vật này sẽ tấn công gà, gây nên bệnh tiêu chảy, rù toi,chướng diều khó tiêu,… Lâu dần khiến gà còi cọc, khô chân, giảm chất lượng và số lượng ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế. Có thể thấy, việc tìm hiểu cách xử lý mùi hôi phân gà rất quan trọng. Không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn mà còn đảm bảo nguồn thu ổn định trong chăn nuôi gà.
“Bật mí” cách xử lý mùi hôi phân gà an toàn, hiệu quả
Các phương pháp xử lý mùi hôi phân gà bằng công nghệ sinh học đem lại sự an toàn và hiệu quả tích cực. Mọi người có thể áp dụng cho các mô hình chăn nuôi gà nhỏ đến lớn. Tùy thuộc mỗi phương pháp sẽ có đặc điểm và cách thức thực hiện riêng, cụ thể:
Sử dụng ruồi lính đen
Một trong những cách xử lý mùi hôi phân gà tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao. Ruồi lính đen phát triển theo 4 giai đoạn gồm trứng, ấu trùng, nhộn và ruồi trưởng thành. Ngay từ giai đoạn ấu trùng, ruối lính đen đã góp phần rất lớn trong việc phân hủy chất hữu cơ có trong phân gà.
Trong vòng 24 giờ, ấu trùng ruồi lính đen có thể phân hủy khối lượng lớn chất thải. Một kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng 1m2 ấu trùng ruồi lính đen có thể xử lý hét 40kg chất thải. Đồng thời, tạo ra 18kg mùi khoáng. Do đó, việc sử dụng ruồi lính đen trong xử lý mùi hôi phân gà vô cùng hợp lý.
Sau khi ruồi lính đen trưởng thành có thể sử dụng để làm thức ăn cho gà. Mọi người hoàn toàn có thể tận dụng ruồi lính đen từ khi ấu trùng đến thời điểm trưởng thành. Với chi phí đầu tư thấp, các trang trại chăn nuôi gà số lượng lớn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp nuôi ruồi lính đen để tiết kiệm chi phí. Chỉ sau khoảng 4 ngày, trứng ruồi lính đen sẽ nở. Tiếp tục nuôi ở máng riêng biệt và sau khoảng 2 tuần, bạn đã có thể thu hoạch ấu trùng ruồi đen thành phẩm.
Sử dụng đệm lót sinh học trong xử lý phân gà
Quá trình nhân nuôi ruồi lính đen không quá phức tạp nhưng khá rườm rà. Với những chuồng trại nuôi số lượng lớn gà sẽ gặp khó khăn khi phải nhân giống lượng lớn ấu trùng ruồi lính đen. Do đó, mọi người có thể tham khảo thêm cách xử lý mùi hôi phân gà bằng đệm lót sinh học.
Phương pháp này sẽ được thực hiện bằng cách rải đều đệm lót sinh học lên bề mặt phủ chuồng trại như mùn cưa, vỏ trấu,… Các vi sinh vật có trong đệm lót sinh học sẽ tiến hành xử lý chất hữu cơ bên trong chất thải. Phân gà xử lý theo cách này sẽ không còn mùi hôi và trở nên tơi xốp rất tốt cho việc bón đất và cây trồng.
Mọi người có thể tự chế tạo ra đệm lót sinh học sử dụng để xử lý mùi hôi phân gà. Chỉ cần kết hợp chế phẩm EMZEO và trộn đều với nguyên liệu khác như cám gạo hoặc cám ngô. Trung bình 5 kg cám gạo sẽ được sử dụng để trộn với 1 kg chế phẩm EMZEO. Say cùng bổ sung thêm 3 lít nước sạch đảo đều và ủ kín từ 1 – 3 ngày phụ thuộc vào thời tiết.
Sau khi ủ thành công, mọi người có thể sử dụng đệm lót vi sinh rải khắp bề mặt chuồng đã có sẵn trấu. Trấu nên được rải vào chuồng trước khoảng 2 – 3 ngày. Đảo đều phân gà và trấu trước khi rải đệm lót vi sinh để đạt hiệu quả tối ưu.
Khử mùi hôi phân gà bằng men rắc chuồng EMZEO
Thay vì phải bỏ rất nhiều thời gian, công sức cho việc ủ đệm lót sinh học thì mọi người có thể lựa chọn men rắc chuồng EMZEO. Sản phẩm này có thể sử dụng trực tiếp, phù hợp với mọi quy mô chuồng trại từ lớn đến nhỏ.
Cách xử lý mùi hôi phân gà bằng men rắc chuồng EMZEO vừa tiện lợi vừa hiệu quả. Đây là chế phẩm sinh học rất an toàn với môi trường, vật nuôi và sức khỏe của con người. Trong chế phẩm sinh học EMZEO có chứa nhiều vi sinh vật có lợi, thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải. Do đó, chỉ sau khoảng 10 – 15 phút sử dụng, mùi hôi của chuồng gà sẽ giảm thiểu đáng kể.
Tùy vào diện tích chuồng trại để sử dụng lượng men rắc chuồng Emzeo phù hợp. Thông thường. 1 gói men rắc chuồng EMZEO 200gr sẽ sử dụng được khoảng 10 – 15m2. Mọi người chỉ cần rắc đều lên bề mặt chuồng cùng với vỏ trấu. Sau khoảng 15 – 20 ngày sẽ tiếp tục rắc lại định kỳ.
Dù quy mô chuồng trại lớn mọi người cũng không mất quá nhiều thời gian và công sức trong việc xử lý mùi hôi. Trong phân gà có chứa men vi sinh EMZEO sau một thời gian sẽ trở nên hoai mục, không còn mùi xuất hiện nên rất thích hợp để bón cho cây trồng.
Ủ hoai phân gà sẽ giảm mùi hôi chuồng trại
Phân gà ủ hoai có thể giảm mùi hôi rất hiệu quả. Nếu bạn đang đau đầu trong việc tìm cách xử lý mùi hôi phân gà có thể áp dụng phương pháp này. Phân gà sau khi được ủ hoai sẽ trở nên mùn, tơi xốp và không còn mùi hôi. Như vậy, mọi người có thể tận dụng để làm phân bón cho đất và cây trồng. Cách thức làm phân gà ủ không hề phức tạp. Mọi người chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết. Cụ thể:
Chuẩn bị các nguyên liệu:
- Phân gà ( 1 tấn)
- Cám ạo (5kg)
- Lân (20 kg)
- Chế phẩm Trichoderma (2 gói)
- Nước sạch
- Chế phẩm vi sinh EMZEO
Tiến hành ủ hoai phân gà
- Phân gà sẽ được gom sạch từ trong chuồng trại và được rải đều trên mặt đất tại khu vực khô ráo, thông thoáng.
- Rắc đều lân lên bề mặt phân gà.
- Trộn đều chế phẩm Trichoderma và chế phẩm EMZEO cùng cám gạo với hỗn hợp phân gà lân
- Tưới nước lên bề mặt đảm bảo độ ẩm đạt khoảng 50 – 55%
- Phủ kín bạt để che nắng che mưa cho phân gà ủ. Sau khoảng 30 ngày, phân đã trở nên hoai mục và có thể sử dụng.
Trên đây là một số cách xử lý mùi hôi phân gà được đánh giá cao về hiệu quả và an toàn. Áp dụng các phương pháp này sẽ giúp phân gà được xử lý hiệu quả về mùi hôi và trở thành phân bón rất tốt cho đất cùng cây trồng.
⫸ Xem thêm: Tổng hợp tất tần tật cách ủ phân gà hiệu quả từ trước đến nay
⫸ Xem thêm: Cách bón phân gà cho cây trồng như thế nào mới hiệu quả cao?
⫸ Xem thêm: 4 cách ủ phân chuồng nhanh hoai mục nhà nông nên biết