Cách làm chế phẩm EM gốc thành các loại EM thứ cấp không hề khó thực hiện. Nguyên liệu chính trong quá trình điều chế là EM1. Ngoài ra, bà con cũng phải chuẩn bị thêm một vài nguyên liệu cần thiết khác, tùy theo loại chế phẩm. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách làm chế phẩm EM gốc thành EM thứ cấp đơn giản nhất.
Phân biệt EM gốc và EM thứ cấp
Trước khi bắt tay vào thực hiện, con cần phân biệt rõ chế phẩm EM gốc và EM thứ cấp.
- Chế phẩm EM gốc: Là dạng chế phẩm đậm đặc, tập trung hơn 80 loại vi khuẩn có lợi, sống cộng sinh. Từ EM gốc, người ta có thể điều chế ra nhiều loại EM thứ cấp. Nói chung, EM gốc tương tự như mồi nhử, tham gia vào quá trình tạo ra EM thứ cấp theo nhu cầu sử dụng của người dùng.
- Chế phẩm EM thứ cấp: Sản xuất từ EM gốc và một số nguyên liệu khác. Ưu điểm của loại chế phẩm này nằm ở giá thành phải chăng, dễ dàng điều chế thành nhiều loại EM khác.
Thực tế, không phải lúc nào người ta cũng sử dụng trực tiếp EM gốc. Chế phẩm EM dạng bột và EM dạng nước là 2 dạng EM phổ biến nhất.
Cách làm chế phẩm EM gốc thành EM thứ cấp
Dưới đây là phần hướng dẫn 4 cách điều chế EM gốc thành EM thứ cấp đơn giản nhất.
Điều chế EM2
Nguyên liệu cần thiết
- Chế phẩm EM gốc (EM1): 1 lít
- Mật rỉ đường: Khoảng 2 lít
- Nước sạch (không bị nhiễm mặn): 37 lít
Lưu ý, với lượng nguyên liệu trên, bà con sẽ sản xuất được 40 lít EM2. Trong quá trình ủ, mọi người có thể cho thêm khoảng 2kg cám ngô hoặc cám gạo.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Trộn đều toàn bộ nguyên liệu vừa chuẩn bị vào một chiếc thùng chứa đã rửa sạch.
Bước 2: Đậy kín thùng dung dịch vừa trộn rồi đặt vào nơi khô ráo, nhưng không để ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
Bước 3: Ủ dung dịch vừa hòa trộn từ 5 đến 7 ngày. Khi nhận thấy mùi thơm cùng váng nổi trên mặt là bà con đã thu được thành phẩm EM2.
Gợi ý sử dụng
EM2 chủ yếu được sử dụng để xử lý nước ao hồ nuôi tôm, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi.
- Xử lý đáy ao, hồ: Cứ khoảng 1.000m2 đáy ao, bà con lại dùng từ 10 đến 20 lít dung dịch EM2.
- Vệ sinh môi trường ao nuôi tôm cá định kỳ: Trong giai đoạn đầu thả giống, bà con cần vệ sinh ao hồ định kỳ 1 lần / tuần bằng chế phẩm EM2. Từ tháng thứ 2, tần suất vệ sinh tăng lên 2 lần / tuần. Đến khoảng tháng thứ 3 trở đi, bà con cần làm vệ sinh thường xuyên 3 lần / tuần.
- Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi: Hòa chế phẩm EM2 cùng nước theo tỉ lệ 1.5 : 100. Sau đó, bà con sử dụng dung dịch này phun trực tiếp lên bề mặt chuồng trại.
Điều chế EM5
Nguyên liệu cần thiết
- Chế phẩm EM gốc (dạng dung dịch): 1 lít
- Mật rỉ đường: Khoảng 1 lít
- Rượu trắng 30 độ: Khoảng 1 lít
- Giấm chua: Khoảng 1-2 lít
Với lượng nguyên liệu như trên, bà con có thể sản xuất ra 4-5 lít dung dịch phế phẩm EM.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Rửa sạch thùng chứa.
Bước 2: Hòa toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị vào thùng chứa vừa vệ sinh, rồi tiến hành khuấy đều.
Bước 3: Đậy kín nắp thùng chứa, ủ dung dịch trong vòng 2 đến 3 ngày.
Gợi ý sử dụng
Bà con có thể sử dụng EM5 để xử lý đáy ao hồ, cân bằng vi sinh vật trong môi trường ao hồ.
- Xử lý đáy ao hồ: Cứ khoảng 1000m2, bà con tát khoảng 5 lít.
- Xử lý môi trường ao hồ: Trong thời gian đầu, mọi người dùng 4 lít tưới cho khoảng 700-1000m3, thực hiện đều đặn 1 lần / tuần. Khi tôm, cá lớn dần, bà con hãy tăng dần tần suất.
Điều chế EM thảo mộc
Nguyên liệu cần thiết
- Chế phẩm sinh học EM gốc: 1 lít
- Mật rỉ đường: 2 lít (có thể thay thế bằng đường đỏ)
- Nước sạch: 36 lít
- Cỏ, rau củ quả: Tận dụng nguyên liệu sẵn có
Quy trình thực hiện
Bước 1: Cắt cỏ, rau củ quả (giúp quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn).
Bước 2: Trộn thảo mộc vừa cắt cùng nguyên liệu vừa chuẩn bị rồi cho vào thùng đậy kín.
Bước 3: Ủ hỗn hợp EM gốc cùng các thảo mộc trong một vài ngày. Đến khi hỗn hợp này có mùi cùng lớp váng trên bề mặt là có thể sử dụng.
Gợi ý sử dụng
EM thảo mộc khá giàu dinh dưỡng. Chế phẩm này phù hợp sử dụng tưới cho cây trồng. Theo đó, mọi người cần pha loãng EM thảo mộc cùng nước là đã tạo ra dung dịch xịt cho cây trồng vào giai đoạn ra hoa. Cứ khoảng 2 tuần, bà con lại sử dụng loại dung dịch này phun xịt cho cây.
Lưu ý, EM thảo mộc chỉ có tác dụng trong 3 tháng trở lại. Vì thế nếu quá thời hạn, bà con nên làm chế phẩm mới.
Điều chế EM thảo dược
Nguyên liệu cần thiết
- Chế phẩm sinh học EM gốc: 1 lít
- Mật rỉ đường: Khoảng 1 lít
- Cồn: 350ml
- Dấm chua: 1 lít
- Một số loại gia vị như ớt, gừng tỏi: Khoảng 1kg tất cả
- Nước sạch: Khoảng 6 lít
Quy trình thực hiện
Bước 1: Xay nhuyễn ớt, gừng, tỏi.
Bước 2: Trộn tất cả nguyên liệu vừa xay cùng chế phẩm sinh học, mật rỉ đường, cồn, nước sạch và giấm.
Bước 3: Đảo đều, đẩy kín thùng chứa và ủ trong 15 ngày.
Gợi ý sử dụng
Trong giai đoạn cây ra hoa, bà con hãy pha 1 ml chế phẩm EM thảo dược cùng 1 lít nước. Sau đó phun xịt cho cây. Cứ sau khoảng 2 tuần, bà con lại phun xịt 1 lần.
Lưu ý trong quá trình dịch loại dung dịch này, mọi người cần xịt vào chiều tối hoặc sáng sớm. Vì lúc này ánh sáng mặt trời không còn gay gắt.
Cách điều chế những loại EM thứ cấp khác
Từ EM thứ cấp điều chế từ EM gốc, mọi người cũng có thể tiếp tục sản xuất ra nhiều loại chế phẩm mới.
Điều chế EM tỏi
Nguyên liệu cần thiết
- Chế phẩm EM5 (EM thứ cấp dạng dung dịch): 1 lít
- Tỏi tươi: 1kg
- Nước sạch không nhiễm mặn: 8 lít
Quy trình thực hiện
Bước 1: Giã nát hoặc xay nhuyễn tỏi tươi.
Bước 2: Hòa chế phẩm EM5 vào nước sạch và trộn tỏi tươi rồi khuấy thật đều.
Bước 3: Đậy kín lắp thùng chứa dung dịch và ủ yếm khí trong vòng 24 giờ.
Gợi ý sử dụng
EM tỏi chứa nhiều hoạt chất giúp phòng bệnh cho tôm, cá. Theo đó cứ sau khoảng 7 đến 10 ngày, bà con lại trộn chế phẩm EM tỏi và thức ăn theo tỉ lệ 10 : 1, ủ trong khoảng 1 giờ rồi cho tôm, cá ăn.
Điều chế EM chuối
Nguyên liệu cần thiết
- Chế phẩm EM2 dạng dung dịch: 1 lít
- Chuối chín: 1 kg
Quy trình thực hiện
Bước 1: Tiến hành bóc vỏ và xay nhuyễn chuối chín.
Bước 2: Ủ chế phẩm EM2 cùng chuối chín ở môi trường yếm khí trong vòng 24 giờ.
Gợi ý sử dụng
Cứ 1 lít EM chuối, bà con lại ủ cùng 10kg thức ăn trong vòng 1 giờ rồi cho vật nuôi ăn. Loại thức ăn này có tác dụng phòng bệnh cho vật nuôi khá hiệu quả.
Lưu ý khi điều chế EM thứ cấp
Trong quá trình điều chế, bà con nên ưu tiên sử dụng EM gốc chất lượng đến từ những thương hiệu có tiếng như Đức Bình. Ngoài EM dạng nước, Đức Bình còn cung cấp chế phẩm sinh học EM dạng bột cùng nhiều loại chế phẩm sinh học chất lượng khác.
Khi chưa đủ thời gian ủ, mọi người không nên nóng vội sử dụng EM thứ cấp. Vì lúc này vi sinh vật có lợi trong dung dịch hay hỗn hợp vẫn chưa nhiều.
Lời kết
Như vậy, từ phần hướng dẫn chi tiết cách làm chế phẩm EM gốc thành EM thứ cấp trên đây, hy vọng bà sẽ thực hiện thành công. Nếu cần mua chế phẩm EM gốc chất lượng, quý khách hãy lựa chọn đặt hàng tại http://sinhhocducbinh.com.
⫸ Xem thêm: Cập nhật báo giá chế phẩm EM gốc mới nhất, địa chỉ mua bán uy tín
⫸ Xem thêm: Chế phẩm EM là gì? Cập nhật nơi mua bán uy tín
⫸ Xem thêm: 8 Cách sử dụng chế phẩm sinh học EM trong nuôi trồng thủy hải sản