Phân chuồng sau khi ủ hoai có giá trị dinh dưỡng cao. Nên ngày càng có nhiều bà con chọn ủ phân chuồng và tận dụng trong quá trình canh tác nông nghiệp. Theo đó, khi bón cho lúa, bưởi, rau,… chúng đều sinh trưởng, phát triển tốt, nông sản đạt chất lượng cao. Vậy bón phân chuồng là gì? Cách bón phân chuồng cho các loại hoa màu, cây ăn quả như thế nào đúng kỹ thuật? Cùng Sinh Học Đức Bình tìm hiểu nhé!

Bón phân chuồng là gì? Cách bón phân chuồng cho lúa, hoa, cà phê, cây ăn quả
Bón phân chuồng là gì? Cách bón phân chuồng cho lúa, hoa, cà phê, cây ăn quả

Bón phân chuồng là gì?

Phân chuồng là một loại phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ phân thải của các loại vật nuôi gồm: nước tiểu, phân gia cầm, gia súc,… kết hợp cùng các loại phế phẩm nông nghiệp (rạ, rơm, cỏ, rau,…), phân xanh, rác thải hữu cơ. 

Loại phân bón này khá quen thuộc và được nhà nông dùng nhiều trong nông nghiệp. Vì có thể tự ủ bằng các phương pháp truyền thống hoặc với các loại chế phẩm vi sinh như EMZEO. 

Bón phân chuồng đối với sản xuất nông nghiệp có nhiều lợi ích. Theo đó, phân chuồng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu nhất cho cây trồng gồm: N (Nito), P (Photpho), S (Lưu huỳnh), K (Kali),… Tất cả chất dinh dưỡng này đều đến từ thức ăn của gia súc, gia cầm. 

Phân chuồng là một loại phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ phân thải của các loại vật nuôi
Phân chuồng là một loại phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ phân thải của các loại vật nuôi

So với các loại phân bón hóa học thì bón phân chuồng ít gây hại đến môi trường đất. Chỉ cần bà con sử dụng phân chuồng kết hợp NPK một cách khoa học thì sẽ đảm bảo năng suất nông sản và khả năng canh tác bền vững, ổn định cho đất. 

Bà con đương nhiên biết bón phân chuồng là gì nhưng cách bón phân chuồng đúng kỹ thuật như thế nào bà con đã biết chưa? Nếu chưa rõ, Sinh Học Đức Bình hướng dẫn chi tiết ngay sau đây.

Cách bón phân chuồng cho ao

Phân chuồng cung cấp đạm, lân để tảo phát triển đồng thời là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho động vật phù du, động vật đáy, mùn bã hữu cơ. Đối với những ao mới đào, đặc biệt là ao đất cát khó giữ nước thì phân chuồng giúp cải tạo đáy, giúp hệ sinh vật đáy ao phát triển, giảm khả năng thấm nước ao. Bón phân chuồng cho ao có 2 cách như sau:

  • Bón lót phân chuồng xuống đáy ao: Khi ao chưa ngập nước, bà con rải đều phân khắp đáy áo. Lượng phân bón sẽ tùy thuộc vào vùng đất. Ví dụ: với những ao mới đào thì bón lót phân chuồng nhiều hơn các ao cũ. Những ao ở vùng đất cát thì bón lót phân chuồng nhiều hơn ao vùng đất thịt. Bà con bón 10 – 15kg phân/100m2 ao.
  • Bón bổ sung: Để duy trì lượng thức ăn tự nhiên trong ao đồng thời tạo màu nước, bà con cần bón bổ sung phân chuồng, chu kỳ 5 – 7 ngày/lần. Lượng bón nên từ 10 – 15kg phân/100m2 ao. Bón phân chuồng bổ sung tốt nhất là hòa tan phân chuồng với nước (1 tạ phân chuồng hòa với 1m3 nước), phun hoặc tạt đều khắp ao. 
Phân chuồng giúp cải tạo đáy, giúp hệ sinh vật đáy ao phát triển, giảm khả năng thấm nước ao, là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho động vật phù du, động vật đáy
Phân chuồng giúp cải tạo đáy, giúp hệ sinh vật đáy ao phát triển, giảm khả năng thấm nước ao, là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho động vật phù du, động vật đáy

Chú ý: Chất lượng của phân chuồng phụ thuộc chủ yếu vào chất độn chuồng và vật nuôi. Ví dụ, chất lượng phân lợn sẽ tốt hơn phân trâu, phân bò. Nhưng phân của các loại gia cầm lại tốt hơn phân lợn. Điều đáng chú ý là bà con không nên bón quá nhiều phân chuồng xuống ao vào những ngày oi bức. Vì phân phân giải nhanh khiến nước ao thiếu oxy, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của cá. 

Cách bón phân chuồng cho cây bưởi vào mùa nào?

Mỗi giống bưởi sẽ có lượng phân bón và thời điểm bón phân chuồng phù hợp. Chẳng hạn:

Bón phân chuồng cho bưởi diễn 

Bưởi diễn từ 2 năm 3 năm tuổi thì việc bón phân chia thành 3 đợt:

  • Đợt 1 – Tháng 1, 2: Bón thúc lộc xuân với 15kg phân chuồng ủ cùng 0.5kg phân NPK. Bà con xới tung đất, bón xung quanh tán cây bưởi.
  • Đợt 2 – Tháng 4, 5: Bón thúc lộc hè, bà con pha phân chuồng theo tỉ lệ 1:3 hoặc 1:5, tưới trung bình 10 – 15l/cây. 
  • Đợt 3 – Tháng 7,8: Bón thúc lộc thu, bà con bón phân chuồng tương tự như đợt 2. 

Bưởi diễn từ năm 4 trở đi, bón phân chuồng chia thành 4 đợt:

  • Đợt 1 – Tháng 1, 2: Bón thúc lộc xuân, pha phân chuồng theo tỉ lệ 1:3 hoặc 1:5, tưới 10 – 15 lít phân chuồng cho cây bưởi. 
  • Đợt 2: – Tháng 4, 5: Bón thúc quả, bà con cũng pha phân chuồng theo tỉ lệ và tưới cho bưởi diễn như đợt 1. Nếu bón thúc đợt 2 cho bưởi, dùng phân bò là tốt nhất. 
  • Đợt 3 – Tháng 6,7: Bón phân chuồng bổ sung cho bưởi tương tự như đợt 2. 
  • Đợt 4 – Tháng 8,9: Tiến hành bón thúc quả đợt 3. Cụ thể, nếu bưởi chuyển màu vàng hung thì bà con bón phân chuồng thúc quả tương tự như đợt 2. 

Chú ý: Để tăng năng suất cho bưởi diễn, ngoài bón phân chuồng, bà con có thể dùng kết hợp phân chuồng với những phân vi lượng khác như: bo, kẽm, magie,…

Mỗi giống bưởi sẽ có nhu cầu phân bón khác nhau
Mỗi giống bưởi sẽ có nhu cầu phân bón khác nhau

Bón phân chuồng cho bưởi da xanh

Bưởi da xanh năm 2, năm 3, tổng lượng phân cần dùng là 30 – 40kg phân chuồng, 300gr supe lân, 300gr ure, 300gr kali và chia thành 4 đợt:

  • Đợt 1: Vào cuối mùa mưa, bà con bón cho bưởi 100% phân chuồng cùng phân lân;
  • Đợt 2: Tháng 1 – 3 dương lịch, bón 30% lượng phân ure và kali;
  • Đợt 3: Tháng 5 – 6 dương lịch, bón 30% lượng phân ure và kali;
  • Đợt 4: Tháng 7 – 8 dương lịch, bón hết lượng phân còn lại;

Đối với bưởi da xanh năm 4 trở đi, bà con cần bón lượng phân nhiều hơn để cây có đủ dinh dưỡng. Cụ thể, tổng lượng phân cần dùng là 50kg phân chuồng, 500gr supe lân, 500gr ure, 500gr kali và cũng chia thành 4 đợt, thời gian bón phân tương tự như cách bón phân cho bưởi da xanh năm 2, năm 3 ở trên. 

Cách bón phân chuồng cho cây rau

Đối với bón lót cho rau

Bà con sẽ sử dụng phân chuồng kết hợp một số phân vô cơ chậm tan như: kali, lân, vôi sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả quá trình sinh trưởng của rau. Và một lượng phân đạm để rau đủ dinh dưỡng ở giai đoạn cây con (dùng ¼ hoặc ⅓ lượng phân đạm).

Bón phân chuồng là gì cho rau – Khi tiến hành bón lót, bà con có thể bón theo từng hốc hoặc rải phân đều vào các luống rau trước khi trồng/gieo. Hoặc có thể bón phân chuồng theo hàng, lấp phân xuống và trồng rau theo hàng dọc đã đặt phân chuồng trước đó. 

Chú ý: Bà con dùng các loại phân chuồng đã ủ hoai mục kết hợp phân lân hữu cơ vi sinh. Cứ 15 tấn phân chuồng, 300kg phân lân hữu cơ vi sinh, 50% K, 30% N cho 1ha rau. 

Bà con sử dụng phân chuồng kết hợp một số phân vô cơ chậm tan để cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả quá trình sinh trưởng của rau
Bà con sử dụng phân chuồng kết hợp một số phân vô cơ chậm tan để cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả quá trình sinh trưởng của rau

Đối với bón thúc cho rau

Bà con dùng chủ yếu là các loại phân dễ tiêu, dễ hòa tan như các loại phân chuồng đã được ủ hoai mục, phân kali, phân đạm. Bên cạnh đó, bà con có thể bón phân thúc cho rau qua lá bằng cách hòa phân chuồng với nước, phun cho rau. 

Đối với các loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (dưới 60 tháng), bà con nên bón thúc 2 lần và dừng bón trước khi thu hoạch 12 ngày. Đối với các loại rau có thời gian sinh trưởng dài ngày thì bà con bón thúc 3 lần và dừng bón các loại phân hóa học từ 30 – 40 ngày trước khi thu hoạch. 

Chú ý: Nếu bà con bón phân qua lá thì phải giảm lượng phân hóa học từ 30 – 50%. Tuyệt đối không được phân tươi hay nước phân pha loãng tưới cho rau. 

Cách bón phân chuồng cho lúa

Đối với mỗi giống lúa sẽ có nhu cầu phân bón khác nhau. Tuy nhiên, đối với phân chuồng, không gây hại cho đất, bà con có thể bón từ 8 – 10 tấn/ha. Nếu không đủ lượng phân như vậy, bà con có thể giữ lại phần rơm rạ của vụ trước, cày vùi xuống nhằm cung cấp chất hữu cơ hợp lý cho đất. 

Cách cách bón phân chuồng cho cây cà phê

Nguyên tắc bón phân chuồng cho cây cà phê cần đảm bảo các nguyên tắc: bón phân đúng tỉ lệ (cân đối), bón đúng lúc (kịp thời vụ), bón đúng cách và đủ hàm lượng. Bón phân chuồng đối với trồng mới là 8-10 tấn/ha. Các năm tiếp theo bón 10 tấn/ha, 2 năm bón phân 1 lần.

Chú ý: Phân chuồng và các loại vỏ cà phê cần được ủ hoai mục trước khi bón. Phân chuồng sẽ được bón theo các rãnh vào giữa và đầu mùa mưa. Rãnh bón phân sẽ được đào theo hình vách ngăn dọc 1 bên thành bồn, sâu 25 – 30cm, rộng 20cm. Sau khi bón phân chuồng xong thì lấp đất lại. Các năm sau rãnh được đào và bón phân theo hướng khác. 

Bón phân chuồng cho cà phê đúng kỹ thuật, đủ hàm lượng,...
Bón phân chuồng cho cà phê đúng kỹ thuật, đủ hàm lượng,…

Bí quyết ủ phân chuồng đơn giản, đúng kỹ thuật nhất

Qua những thông tin chia sẻ ở trên, bà con đã biết bón phân chuồng là gì và cách bón phân chuồng cho lúa, rau, cà phê, bưởi,… Sinh Học Đức Bình luôn khuyến cáo bà con sử dụng các loại phân chuồng đã được ủ hoai mục. Tuy nhiên, để loại bỏ các vi sinh vật có hại, tăng cường hệ vi sinh có lợi cho đất và cây trồng thì bà con cần ủ phân với các loại chế phẩm vi sinh. 

Một trong những loại chế phẩm vi sinh chuyên dùng để xử lý phân chuồng được đông đảo bà con tin dùng hiện nay đó là EMZEO. Sản phẩm có chứa trên 80 chủng vi sinh vật đặc hiệu giúp phân hủy nhanh phân chuồng, khử mùi hiệu quả, rút ngắn thời gian ủ hoai phân đáng kể. 

Ủ phân chuồng với chế phẩm vi sinh EMZEO đơn giản, hiệu quả
Ủ phân chuồng với chế phẩm vi sinh EMZEO đơn giản, hiệu quả

Chất lượng phân chuồng ủ với chế phẩm EMZEO có giá trị dinh dưỡng cao. Vừa có công dụng cải tạo đất vừa bổ sung đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho các loại cây trồng. Chỉ cần áp dụng đúng các cách bón phân chuồng Sinh Học Đức Bình chia sẻ trong bài viết, tin rằng bà con sẽ có được vụ mùa bội thu.

Nếu chưa biết mua chế phẩm EMZEO đảm bảo chất lượng ở đâu, bà con có thể truy cập địa chỉ web: , đặt hàng trực tiếp theo số hotline hiển thị trên web. Bất cứ số lượng nào Công ty cũng vận chuyển về tận nơi cho bà con. 

⫸ Xem thêm: 4 cách ủ phân chuồng nhanh hoai mục nhà nông nên biết

⫸ Xem thêm: Phân chuồng là gì? Cách ủ hoai để tăng dưỡng chất và hết mùi hôi

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *