Hiện nay, mô hình nuôi tôm thâm canh với công nghệ cao trên ao lót bạt đang cực kỳ phát triển. Thế nhưng, trong quá trình sử dụng lại thường gặp phải tình trạng ao bị nhớt hay nấm đồng tiền và nấm thủy mi gây hại cho tôm xuất hiện. Đừng lo lắng vì bài viết sau đây sẽ cung cấp những phương pháp xử lý nước ao tôm bị nhớt hiệu quả nhất cho bà con.

Bật mí cách xử lý nước ao tôm bị nhớt đáy siêu hiệu quả
Bật mí cách xử lý nước ao tôm bị nhớt đáy siêu hiệu quả

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nước ao tôm bị nhớt là gì ?

Nước ao tôm bị nhớt là hiện tượng nước trong bị nhiễm bẩn nặng, có độ sệt nhất định và màu đục hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, ao nuôi sẽ bị nổi bọt trong một thời gian dài. Tình trạng này có thể khiến tôm gầy gò hoặc thậm chí là rớt đáy. Sau đây là một vài nguyên nhân gây ra hiện tượng trên mà bà con cần nắm:

Do thức ăn còn thừa trong ao

Cho ăn luôn là một khâu quan trọng trong suốt quá trình nuôi trồng thuỷ nói chung và nuôi tôm nói riêng. Tuỳ vào điều kiện hoặc giai đoạn nuôi mà mức độ và chế độ cho tôm ăn sẽ khác nhau. Nếu bạn không quản lý hiệu quả việc cho tôm ăn thì sẽ xảy ra tình trạng dư thừa và gây ô nhiễm đến nguồn nước.

Các chất thải trong ao khiến nước bị ô nhiễm nghiêm trọng
Các chất thải trong ao khiến nước bị ô nhiễm nghiêm trọng

Lâu ngày, các khí độc sẽ dần hình thành và tăng nhanh đột biến. Hiện tượng nhớt bạt hay rong rêu sẽ xuất hiện và gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Năng suất đầu ra của bạn sẽ giảm đáng kể nếu như không có biện pháp xử lý nước ao tôm kịp thời.

Mật độ tảo có trong ao quá cao

Thông thường, trong ao tôm sẽ có 5 loại tảo chính và được phân chia thành 2 nhóm, cụ thể là: tảo có lợi không chứa các độc tố và hiếm khi gây ra hiện tượng nở hoa (tảo khuê, tảo lục) và các loại tảo có hại cho tôm thường sẽ nở hoa nhiều, lợn cợn chứa vô số độc tố (tảo lam, tảo mắt, tảo giáp).

Nếu người nuôi trồng thuỷ sản không thực hiện tốt việc kiểm soát mật độ tảo trong ảo sẽ gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc. Dù cho tảo có lợi hay hại thì đều sẽ bị nở hoa (sụp tảo), và đây cũng là nguyên nhân chủ chốt gây ra tình trạng ao bị nhớt bạt.

Sử dụng quá nhiều mật rỉ đường

Mật rỉ đường cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho tảo và vi sinh phát triển. Thế nhưng, chúng lại tiềm ẩn khá nhiều vi khuẩn cũng như nấm gây hại trong nước ao. Vì thế, nếu sử dụng quá liều sẽ xuất hiện tình trạng “xanh tảo” và vi khuẩn tăng nhanh khiến nước ao tôm bị nhớt.

Sử dụng hàm lượng hoá chất quá cao

Thông thường, người nuôi trồng thuỷ sản sẽ dùng các loại hoá chất giúp lắng lọc như: KMnO4, EDTA,… Nếu như sử dụng trong các trường hợp không phụ hợp hay liều lượng không tương thích với nguồn nước thì sẽ gây ra tình trạng nhớt bạc. Khi hoá chất không thể tan được thì chúng sẽ lắng xuống đáy ao và tạo thành rong rêu.

Phương pháp xử lý nước ao tôm bị nhớt phổ biến hiện nay – Chà thủ công

Nhớt đáy ao thường bắt nguồn từ sự tập hợp quá nhiều chất thải trong suốt quá trình nuôi. Vì thể, để xử lý nước ao tôm bị nhớt hiệu quả bạn cần phải quản lý các chất thải trong ao một cách chặt chẽ nhất. 

Cách xử lý nước ao tôm bị nhớt thủ công và đơn giản nhất
Cách xử lý nước ao tôm bị nhớt thủ công và đơn giản nhất

Chà thủ công là phương pháp cơ bản thường được mọi người sử dụng trong thời gian trước đây. Tuy nhiên, đây là cách truyền thống để xử lý nhớt nhưng chỉ phù hợp với những ao có diện tích nhỏ mà thôi. Nhược điểm của phương pháp này là sẽ tốn rất nhiều nhân công, thời gian, chi phí nhưng vẫn có khả năng bị tái phát lại.

Cách xử lý nước ao tôm bị nhớt nhanh chóng –  Xi phông đáy ao

Xi phông (Siphon) đáy ao nuôi tôm là việc sử dụng các loại thiết khác nhau liên quan đến dòng chảy để đưa các chất thải ra ngoài. Có rất nhiều vật liệu khác nhau được sử dụng trong phương pháp này. Hiện nay, có 3 cách xi phông để xử lý nước ao tôm bị nhớt là:

  • Sử dụng máy bơm: Cách thức này áp dụng cho ao có đáy không bằng phẳng và không xây hố xi phông từ trước. Diện tích ao phải lớn hơn 2500 m2 thì mới đạt được hiệu quả tối đa. Bà con cần trang bị 2 ống nhựa PVC có kích thước phù hợp và khoan nhiều lỗ nhỏ trên đầu chữ T. Chất thải sẽ thoát ra ngoài theo ống nước của máy bơm.
  • Sử dụng máy hút bùn đặt trên bờ: Phương pháp này thường áp dụng cho ao có hố gom chất thải hoặc lót bạt. Bạn có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí lót bạt cho toàn bộ ao. Đặc biệt, bạn có thể xi phông cùng lúc nhiều ao nếu chúng đặt cạnh nhau và có thiết kế chung 1 mô tơ đặt trên bờ để hút cùng một lúc.
Hướng dẫn xi phông để xử lý nước ao tôm nhanh nhất
Hướng dẫn xi phông để xử lý nước ao tôm nhanh nhất
  • Sử dụng van tự động: Phương pháp này dùng cho ao có diện tích dưới 2500 m2 hoặc có thiết kế hố xi phông, lót bạt hay có đổ bê tông dưới hố. Lưu ý rằng, bạn phải xây hố xử lý chất thải đủ rộng theo hình chóp nón để đạt được hiệu quả tối đa. Vào cuối vụ, bà con nên hút sạch bùn còn sót lại trong ống để tránh bị tắc nghẽn.

Cách xi phông đáy ao để xử lý nước ao tôm bị nhớt nên được thực hiện mỗi ngày sau khi bạn thả tôm. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu ảnh hưởng của phần cặn trong đáy ao, đồng thời có thể tác thức ăn thừa hoặc vỏ tôm. Bên cạnh đó, sau khi thực hiện xong, bà con nên bổ sung thêm nước vào ao nuôi để đảm bảo môi trường sống tốt cho giống tôm mới.

Mẹo xử lý nước ao tôm bị nhớt hiệu quả – Dùng men vi sinh Emzeo TS

Emzeo TS là chế phẩm sinh học có công dụng xử lý nước và đáy ao hồ nuôi tôm đạt hiệu quả trong thời gian ngắn. Đây là sản phẩm được làm ra bởi công nghệ sinh học hiện đại với mật độ vi sinh cực cao.

Nếu nước có mật độ khí độc (H2S, NH3) quá cao phương pháp này là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Sản phẩm giúp tôm có thể tăng trưởng tốt hơn, cải thiện hệ thống miễn dịch và từ đó chúng có thể chống lại nhiều loại bệnh tật.

Khi sử dụng đúng cách, men vi sinh sẽ giúp bạn xử lý các chất thải hữu cơ, phân thải hay thức ăn dư thừa có trong ao. Từ đó có thể giảm thiểu hàm lượng chất dinh dưỡng không cần thiết trong nước và ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật hoặc tảo gây hại cho tôm. Ngoải ra, chế phẩm còn bổ sung oxy hòa tan trong nước giúp tôm hô hấp tốt hơn.

Emzeo TS Đức Bình giúp xử lý nước ao tôm bị nhớt hiệu quả
Emzeo TS Đức Bình giúp xử lý nước ao tôm bị nhớt hiệu quả

Để xử lý nước ao tôm bị nhớt, bà con hãy hoà tan một gói chế phẩm Emzeo 200gr cho ao nuôi có thể tích là 3000m3 nước. Nên sử dụng trước khi thả tôm khoảng 2 – 3 ngày. Liều lượng thích hợp nhất theo chỉ định chính là:

  • Tháng 1: Cứ 10 ngày lại tạt 1 lần
  • Tháng 2: Tuần tự 7 ngày tạt 1 lần
  • Tháng 3: Cứ 5 ngày tạt 1 lần
  • Tháng 4: Tuần tự 5 ngày tạt 1 lần

Tuỳ thuộc vào mật độ nuôi cũng như mức độ ô nhiễm và nhớt đáy trong ao nuôi mà bạn có thể tăng hoặc giảm liều lượng men vi sinh sao cho phù hợp nhất. Lưu ý rằng, bà con nên tăng cường oxy và không nên dùng cùng lúc với thuốc diệt khuẩn trong vòng 48 – 72 giờ.

Trên đây là các phương pháp xử lý nước ao tôm bị nhớt hiệu quả nhưng vẫn tiết kiệm thời gian và công sức cho bà con. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ uy tín để mua các chế phẩm trong nuôi trồng thuỷ hải sản thì hãy đến ngay sinhhocducbinh.com.

⫸ Xem thêm:  TÁC HẠI CỦA BÙN VÀ CÁCH XỬ LÝ ĐÁY AO TÔM HIỆU QUẢ

⫸ Xem thêm: Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý nước trong ao tôm hiệu quả

⫸ Xem thêm: Cách xử lý nước đục trong ao tôm hiệu quả bằng chế phẩm sinh học

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *