Tình trạng bùn lắng đọng dưới đáy chính là vấn đề nhức nhối của bà con làm trong ngành chăn nuôi tôm cá. Nếu không tìm đúng hướng giải quyết kịp thời, thì không chỉ ảnh hưởng đến sự sống vật nuôi mà còn gây ô nhiễm môi trường nước. Vậy nguyên nhân bùn lắng và cách xử lý đáy ao tôm ra sao? Hãy cùng sinhhocducbinh.com tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Nguyên nhân khiến bùn đọng lại nhiều dưới đáy ao
Trong suốt quá trình chăn nuôi tôm cá, chắc chắn bà con đã ít nhất nghe hay một lần gặp phải tình huống bùn lắng đọng dưới đáy ngày càng nhiều. Cho dù đã dùng liên tục hút bùn liên tục nhưng một thời gian sau lần nữa trở lại như cũ. Một số nguyên nhân tạo ra sự khó chịu này gồm:
- Lượng thức ăn còn dư thừa quá nhiều, đọng lại trong ao.
- Khi mưa đến, làm đất hai bên bờ bị rửa trôi, dạt xuống ao.
- Dòng chảy của nước khiến đất ao dần bị xói mòn.
- Xác chết chưa kịp phân hủy của các loại sinh vật.
- Phân thải ra hàng ngày của vật nuôi.
- Các loại khoáng chất chứa trong đất sét, phù sa và vôi.
- Những chất hữu cơ hòa tan dạng lỏng do người chăn nuôi sử dụng.
- Khí độc có trong ao như NH3 và NO2.
Mối nguy hại của bùn trong chăn nuôi thủy sản
Trong quá trình chăn nuôi tôm cá, lượng lớn bùn nằm dưới đáy là vấn đề khó khăn. Khi thời gian càng dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Nếu bà con không nhanh phát hiện và xử lý đáy ao nuôi tôm đúng cách, thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ.
Tích khí độc
Khi lượng bùn tích tụ vượt quá mức cho phép, không chỉ khiến nước ao chuyển sang màu nâu sẫm, mà con sản sinh ra các loại khí độc như NH3, NO2, H2S. Điều này bắt nguồn từ quá trình bài tiết của tôm và các chất hữu cơ bị phân hủy hoàn toàn trong điều kiện yếm khí.
Ngộ độc và tạo điều kiện tốt cho mầm bệnh phát triển
Bùn quá nhiều làm cho tinh thần vật nuôi có trong ao cũng trở nên stress và ngộ độc. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho rong rêu hay các loại tảo phát triển mạnh mẽ, gây ra nhiều mầm bệnh khác nhau như: bệnh đường ruột, phân trắng,… Ngoài ra, chúng còn là vật cản trở hô hấp ở tôm, khiến não thiếu oxy, từ đó dẫn đến việc bị nổi đầu.
Làm giảm tốc độ sinh trưởng thông thường của tôm cá
Nếu không xử lý bùn đáy ao nuôi tôm hiệu quả thì tính Kiềm cùng nồng độ pH của nước bị thay đổi, sức ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng ở tôm. Khi các hoạt động của tôm dưới đáy ao diễn ra, lớp bùn bị khuấy đảo liên tục, khiến nước đục. Từ đó, hạn chế ánh sáng đi xuyên qua nước, giảm khả năng quang hợp, thiếu oxy cho tôm hô hấp.
Ô nhiễm môi trường sống
Các hạt vô cơ tích điện âm như đất sét hay phù sa không chỉ tạo nên nhiều vát, bọt trắng nổi lềnh bềnh trên mặt nước mà còn bốc lên mùi hôi khó chịu. Điều này làm chất lượng nước ao bị suy giảm nghiêm trọng, sức khỏe tôm kém và năng suất của vụ nuôi không được cao.
Một số cách xử lý đáy ao tôm tốt nhất
Thật ra, không quá khó để giải quyết tình trạng này, bà con có thể áp dụng phương pháp thủ công hoặc công nghệ đều được. Sau đây, chúng tôi sẽ mách cho người đọc một số cách dọn sạch đáy ao phổ biến nhé!
Xi – phông
Trước khi bước qua một mùa vụ mới, tốt nhất bà con nên làm vệ sinh đáy ao cũ. Bởi vì, các tạp chất còn sót lại sẽ ảnh hưởng đến giống sau, làm tôm dễ dàng mắc bệnh. Trong đó, phương pháp xi – phông này vẫn hay được các trang trại chăn nuôi tôm áp dụng.
Nên thực hiện cách làm nảy sau 2-3 tháng nuôi giống. Để tiến hành xi – phông, bà con cần có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết, hiện đại để đem đến hiệu quả tốt nhất.
Nạo vét ao
Đối với cách xử lý đáy ao tôm này, người chăn nuôi cần tốn khá nhiều công sức và tiền bạc. Không chỉ thời gian tiến hành rất lâu mà còn yêu cầu rất nghiêm khắc về trình độ chuyên môn và phải có đầy đủ thiết bị riêng biệt để hỗ trợ. Do đó, bà con nên tìm đến một đơn vị chuyên nghiệp, chất lượng và uy tín.
Thiết kế ao hợp lý, chống xói mòn
Bùn cũng được hình thành do đất bị xói mòn. Mà lý do chính làm điều này xảy ra chính là do mưa lớn hoặc quạt nước quá mạnh, khiến đất bị trôi xuống ao, tích tụ dưới đáy ao. Do đó, bà con cần tìm cách chống xói mòn thông qua việc xây dựng đường bờ ao chắn. Đồng thời sử dụng thiết kế ao hợp lý, làm bùn tụ về một điểm và bổ sung thêm bờ kè hai bên.
Quản lý lượng thức ăn
Việc chọn lựa thức ăn cung cấp cũng rất quan trọng, nếu cho ăn loại kém chất lượng, không tan tốt trong nước thì lâu ngày rất dễ đọng lại dưới đáy hồ. Vì thế, hãy luôn đảm bảo thức ăn sạch, không ẩm mốc, hư hại. Ngoài ra, cần kiểm soát gắt gao lượng thức ăn, nên cho tôm dùng vừa đủ, tránh dư thừa quá nhiều.
Bổ sung thêm bạt đáy
Đặt bạt dưới đáy ao cũng là biện pháp hay, giúp ngăn chặn việc bùn phát triển. Tuy nhiên, bạn cần chọn loại bạt có màu sắc tối để hấp thụ nhiệt tốt, dày tương đối và độ bền cao. Bởi vì chọn như vậy mới đảm bảo được chất lượng của nước và sức khỏe tôm cá.
Phân bố các thiết bị quạt hợp lý
Quạt nước cũng chính là thần công giúp nước trong ao lưu thông, tránh tình trạng tích bùn dưới đáy. Tuy nhiên, bàn con cần chú ý hơn trong cách sắp xếp vị trí các quạt hợp. Thông thường, chúng ta nên đặt quạt ở góc ao để tạo dòng chảy hoặc giữa ao để tạo xoáy.
Men vi sinh – cách xử lý đáy ao tôm tối ưu
Men vi sinh hay chế phẩm sinh học hiện đang là biện pháp hàng đầu, được chuyên gia khuyên dùng. Bởi hiệu quả đem lại rất tốt, giải quyết nhanh chóng và không khó để thực hiện. Có khá nhiều loại men vi sinh xử lý đáy ao tôm được tung ra trên thị trường, trong đó, EMZEO TS là sản phẩm men an toàn, lành tính, rất được lòng người dân.
Men vi sinh EMZEO TS – giải pháp hiệu quả cao nhất
EMZEO TS là loại men vi sinh chuyên dụng xử lý ao nuôi tôm cá, được đánh cao khi trở thành bí quyết dọn đáy hiệu quả và tối ưu chi phí nhất cho bà con. Sản phẩm hiện đang được bán rộng rãi trên thị trường, được nhiều người tin tưởng sử dụng.
Thành phần chính
Đây là một loại chế phẩm sinh học dạng bột với 250gr trọng lượng cho mỗi bịch. Sản phẩm được tạo thành từ dây chuyền sản xuất hiện đại, tân tiến của Công ty TNHH Công nghệ Sinh Học Đức Bình.
Mỗi gói men bao gồm rất nhiều vi sinh vật đặc hiệu, có lợi và hoạt lực cao được chọn lọc cẩn thận như: Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus licheniformis, Bacillus amyloliquefaciens, Lactobacillus spp,…
Trong đó:
- Tổng lượng vi sinh vật: > 2,5 *10^9 CFU (CFU là đơn vị tính của bào tử)
- Enzym tổng hợp: > 15.000 IU (IU là đơn vị tính của enzym)
- Chất độn: đủ dùng.
Ngoài ra, men vi sinh không chứa bất kỳ chất kháng sinh, kích thích hay hormone nào độc hại. Sản phẩm ưu tiên độ lành tính, an toàn, thân thiện và không gây ô nhiễm môi trường.
Công dụng
Những công dụng chính của chế phẩm sinh học EMZEO TS Đức Bình là:
- Giảm tình trạng nước đục, sẫm màu, có mùi hôi: Các vi sinh vật đặc hiệu sẽ nhanh chóng phân giải toàn bộ tạp chất khó nhằn, xử lý bùn đáy ao nuôi tôm, bã hữu cơ,…. Từ đó, giúp thải dần độc tố có trong nước, giảm mùi hôi và chất nhầy dưới đáy ao.
- Hạn chế tối đa khả năng hình thành các khí độc và mầm bệnh: Khi giảm được đáng kể lượng bùn sẽ làm mất đi điều kiện môi trường phù hợp để phát rong rêu hay tảo phát triển. Từ đó, giảm thiểu sự hình thành của những loại khí độc hại như: NH3, NO2, H2S,…
- Ổn định pH của nước: Men còn làm độ pH trong ao nuôi được ổn định, tránh thay đổi bất thường, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm cá.
- Ức chế sự hình thành của vi khuẩn có hại: Men hỗ trợ ức chế sự phát triển và tấn công của vi khuẩn độc hại. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho những vi sinh vật đặc hiệu xử lý bùn.
Hướng dẫn sử dụng chi tiết
Bà con cần chuẩn bị một gói men EMZEO TS, cho hoà tan với 2 lít mật rỉ đường, sau đó đổ thêm 48 lít nước sạch vào hỗn hợp trên và khuấy đều tay. Tiếp theo là đậy kín miệng thùng, tiến hành ủ men trong khoảng từ 24-48h. Thành phẩm mà bạn sẽ thu được chính là 50 lít chế phẩm được được hoạt hóa đúng cách. Cách xử lý đáy ao tôm bằng men tốt như sau:
- Tháng 1: Tạt men đã được chuẩn bị 1 lần sau 10 ngày.
- Tháng 2: Tạt men đã được chuẩn bị 1 lần sau 7 ngày.
- Tháng 3: Tạt men đã được chuẩn bị 1 lần sau 5 ngày.
- Tháng 4: Tạt men đã được chuẩn bị 1 lần sau 3 ngày.
Với lượng men này, rất phù hợp để sử dụng cho ao có từ 2000-3000m3 nước. Để hoạt chất phát huy tối đa công dụng, bà con hãy dùng vào sáng sớm hoặc chiều mát mẻ, không nhiều gió và mưa. Tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm và lượng nước trong ao, bà con có thể tăng thêm gói men để hoạt hóa.
Bài viết trên là tổng hợp thông tin chi tiết về cách xử lý đáy ao tôm mà chúng tôi muốn cập nhật đến người đọc. Mong rằng với những nội dung trên, các bạn có thể hiểu rõ và áp dụng thành công phương pháp làm sạch đáy ao nhé!
⫸ Xem thêm: Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý nước trong ao tôm hiệu quả