Nuôi trồng thủy hải sản ngày nay đang được coi là thế mạnh của nền kinh tế nước ta. Chính vì thế mà các kỹ thuật chăn nuôi hải sản được khai thác mạnh, cùng với đó không thể thiếu được công nghệ xử lý nước thải hiệu quả. Vậy bà con đã nắm được quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá, tôm, hải sản hay chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé! 

Vì sao phải lý nước thải trong ao nuôi cá, hải sản? 

Trên thực tế, trong quá trình chăn nuôi hải sản tại ao hồ để lại một vài yếu tố làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Nhẹ thì đổi màu nước, nặng thì ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng tới chất lượng nuôi trồng nói riêng và bà con nói chung.  

Tạo sao phải xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản 
Tạo sao phải xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản

Cụ thể, thức ăn dư thừa mà bà con đem bón cho cá, tôm không được xử lý, sau một thời gian sẽ tích tụ dưới bùn. Vấn đề này gây lên tính trạng thiếu khí, sản sinh ra các chất độc hại và làm cho mùi hôi thối bốc lên khỏi mặt nước. 

Không những làm ảnh hưởng tới đời sống người xung quanh mà cá, tôm trong hồ cũng thiếu oxy mà chết hàng loạt. Chưa kể tới nếu như xác cá không được xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới hệ sinh vật có lợi khác trong hồ. 

Ngoài ra, nước thải trong quá trình nuôi và nước thải trong khi chế biến không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường lân cận. Lượng kháng sinh dư thừa trong quá trình nuôi hải sản chứa nhiều chất độc hại, gây ảnh hưởng trực tiếp tới động vật khác và cả con người quanh khu vực. 

Có thể thấy, việc nuôi trồng thủy hải sản đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng cần có biện pháp xử lý nước thải nuôi trồng kịp thời. Vừa bảo vệ môi trường sống, vừa tối ưu hóa việc chăn nuôi có hiệu quả. 

Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá hiện nay 

Nhằm giải quyết vấn đề nước thải thì người ta đã nghiên cứu ra các phương pháp xử lý thích hợp. Từ đó, hạn chế được các thiệt hại mà rác thải đem tới. Dưới đây là các phương pháp xử lý, mời bà con tham khảo: 

Xử lý nước thải trong chăn nuôi thủy hải sản hiện nay 
Xử lý nước thải trong chăn nuôi thủy hải sản hiện nay

Phương pháp xử lý cơ học

Đây là phương pháp thường được ứng dụng trong giai đoạn đầu của quy trình xử lý nước. Bằng cách này có thể loại bỏ được các tạp chất không hòa tan có trong nước, bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Nguyên vật liệu được áp dụng trong quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá này là vật chắn, có ứng dụng hệ thống lọc cơ học và hệ thống lắng. 

  • Sử dụng vật chắn: đây là bước đầu trong phương pháp xử lý cơ học. Sử dụng lớp chắn để lọc và loại bỏ các vật chất hữu cơ thô, rắn khi đi qua. 
  • Hệ thống lắng: dựa vào sự khác nhau về trọng lượng của các chất có trong nước thải để tách các lớp lơ lửng trong nước. Ở bước này giúp loại bỏ thành công được từ 90 đến 99% những chất cặn lơ lửng trong nước thải. 
  • Hệ thống lọc: bước cuối cùng ứng dụng hệ thống lọc để loại bỏ các chất cặn còn sót lại. Đồng thời còn loại bỏ các chất hữu cơ vừa và nhỏ đang trong giai đoạn phân hủy. Với hệ thống lọc, chưa thực sự được quan tâm và đầu tư nhiều trừ sử dụng trong nuôi tôm sú quy mô lớn. 
Sử dụng lớp chắn để lọc và loại bỏ chất thải 
Sử dụng lớp chắn để lọc và loại bỏ chất thải

Phương pháp sinh học

Ở phương pháp xử lý sinh học, người ta lợi dụng khả năng sinh sống và hoạt động của các vi sinh vật trong nước để phân hủy các chất hữu cơ. Ví dụ như cặn bẩn, chất gây ô nhiễm có trong nước thải. Các vi sinh vật này coi các chất hữu cơ đó và chất khoáng là thức ăn và biến thành dinh dưỡng để chúng phát triển. 

Dựa vào tính chất hoạt động của từng loại vi khuẩn là mạnh hay yếu mà quá trình sinh học xảy ra trong điều kiện khác nhau. Bao gồm các điều kiện như sau: 

  • Quá trình sinh học hiếu khí: là quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải ở điều kiện có oxy, nuôi vi sinh vật phát triển. 
  • Quá trình sinh học kỵ khí: là quá trình phân hủy ca vô cơ và hữu cơ nhưng trong môi trường không có oxy. 
  • Quá trình sinh học tự nhiên: là sự kết hợp giữa quá trình hóa lý và sinh hóa tự nhiên trong đất và nước nhờ sự xuất hiện của oxy hòa tan và động vật, thực vật có trong nước. Từ đó tạo ra quá trình làm sạch nước tự nhiên nhất, không tốn chi phí mà lại thân thiện với môi trường. 
Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá hiệu quả 
Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá hiệu quả

Đến với biện pháp sinh học, nước thải sẽ được loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan hoặc chất phân tán nhỏ lắng tụ dưới đáy. Qua quá trình chuyển hóa, thứ còn lại cuối cùng là khí CO2, nước, nitơ,… dẹp tan các chất thải gây ô nhiễm môi trường. 

Phương pháp xử lý hóa lý

Ứng dụng hóa lý để loại bỏ chất thải trong nước bằng các phản ứng hóa học. Lúc này các cặn bẩn lắng đọng sẽ bị hòa tan thành các chất không độc hại trong nước. Bên cạnh đó, dựa vào cơ chế kết tủa của từng chất thải trong quá trình hấp thụ, keo tụ, trao đổi ion và bay hơi hoặc có thể cô đặc để bỏ các chất vô cơ hay hữu cơ ra bên ngoài. Dụ cụ hút chất thải lúc này có thể là máy bơm chìm hút các chất và đẩy ra bên ngoài nhanh chóng. 

Phương pháp xử lý hóa lý được áp dụng nhiều trại các mô hình nuôi tôm quy mô lớn nhỏ vì hiệu quả mang lại là khá cao. Thường được dùng để làm sạch các chất hòa tan nhưng phân hủy ít sau khi xử lý cơ học hay sinh học. 

Xử lý nước thải nhằm bảo vệ môi trường 
Xử lý nước thải nhằm bảo vệ môi trường

Phương pháp xử lý hóa học

Sử dụng một số chất hóa học đưa vào trong nước thải chính là cách mà phương pháp này áp dụng. Các chất hóa học này sẽ cùng với các chất gây ô nhiễm để thực hiện phản ứng oxi hóa khử. Từ đó biến vật chất gây ô nhiễm thành loại ít ô nhiễm hơn hoặc dạng trung hòa và tách ra khỏi nước. 

Trong quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá bằng phương pháp hóa học thì phương pháp Purolite được sử dụng nhiều vì tốc độ nhanh chóng. Có thể loại bỏ được các chất gây ô nhiễm lơ lửng trong nước và hòa tan chúng lắng xuống đáy, sau đó lọc bỏ ra ngoài bằng máy. 

Một điểm hạn chế của phương pháp này là khi thực hiện phải tốn một lượng kha khá hóa chất và khó có thể định lượng được liều lượng vừa đủ. Hoàn toàn không phù hợp với xu hướng phát triển ngành nông nghiệp xanh trong tương lai do các chất hóa học tồn dư trong ao làm ảnh hưởng tới chất lượng vật nuôi. Đây chính là lý do bà con chỉ nên dùng phương pháp này trong trường hợp không thể loại bỏ chất ô nhiễm bằng các phương pháp an toàn khác. 

Xử lý nước thải bằng nhiều phương pháp nhanh chóng 
Xử lý nước thải bằng nhiều phương pháp nhanh chóng

Một vài biện pháp xử lý nước thải khác nhanh chóng 

Ngoài các phương pháp bên trên thì cũng có một vài quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá, tôm, hải sản nhanh chóng khác như sử dụng chế phẩm sinh học, biện pháp nuôi kết hợp hiệu quả. Bà con cùng tham khảo để áp dụng ngay nhé! 

Sử dụng chế phẩm sinh học

Trong môi trường nước, vi sinh vật nói chung và vi khuẩn nói riêng có vai trò rất quan trọng. Chúng làm chu chuyển được vật chất như phân hủy chất hữu cơ hoặc chuyển đổi các chất hữu cơ trong nước từ dạng này sang dạng khác. 

Mặc dù hệ vi sinh vật trong nước tồn tại một cách tự nhiên nhưng khi đối đầu với một lượng lớn chất hữu cơ có trong nước thải nuôi tôm, cá dư thừa thì lại không thể hoàn thành tốt vai trò. Chính vì thế, việc tiếp thêm các vi sinh vật có lợi như vi khuẩn, nấm men, xạ khuẩn đến từ chế phẩm sinh học là điều nên làm. 

Vi sinh vật xử lý nước thải trong chế phẩm vi sinh 
Vi sinh vật xử lý nước thải trong chế phẩm vi sinh

Khi sử dụng chế phẩm sinh học vào ao hồ thì lượng lớn thức ăn dư thừa cùng các chất thải trong chăn nuôi hải sản sẽ được giải quyết nhanh chóng. Trên thực tế, mỗi loại nước thải trong nuôi trồng từng loại như cá hoặc tôm đều có tính chất khác nhau. Do đó, cũng có nhiều loại chế phẩm vi sinh xử lý nước thải phù hợp. 

Bà con cần tìm đúng loại chế phẩm vi sinh xử lsy nước trong ao hồ canh tác của mình để áp dụng mang lại hiệu quả cao nhất. Như vậy thì không chỉ xử lý nước thải ao nuôi cá tra mà bất kỳ nước thải ao nuôi thủy hải sản nào cũng có thể xử lý được nếu như sử dụng chế phẩm vi sinh đúng loại. 

Kết hợp nuôi các thủy sinh có lợi khác

Xử lý nước trong ao để nuôi cá, tôm,… xong cũng có thể kết hợp nuôi các loại động vật thủy sinh có lợi khác như: loài hai mảnh vỏ ( sò đá, vọp, hàu,…), rong biển hay một vài loại cá có khả năng hấp thu các dinh dưỡng dư thừa trong thâm canh hải sản tôm, cua, cá,… 

Kết hợp nuôi cùng rong biển để hạn chế chất thải trong nước
Kết hợp nuôi cùng rong biển để hạn chế chất thải trong nước

Đây cũng là biện pháp xử lý nước thải trong nông nghiệp nuôi trồng tht thủy hải sản đang được quan tâm trên thế giới. Thông qua nghiên cứu, bước đầu cho thấy biện pháp kết hợp nuôi này rất hiệu quả, cải thiện được môi trường ao nuôi một cách tự nhiên và tối ưu nhất. 

  • Loài hai mảnh vỏ như: sò đá, vọp, hàu là những động vật thủy sinh có khả năng làm giảm hàm lượng mùn bã hữu cơ, vi khuẩn tổng hợp,… và cách chất gây hại trong nước ao hồ thâm canh, do vậy việc canh nuôi kết hợp là việc nên làm và đáng để bà con tham khảo. 
  • Rong biển: một vài nguyên cứu cũng đưa ra rằng là dùng rong biển để hấp thu các chất dư thừa trong nước canh nuôi hải sản tôm. Cụ thể là các loài rong biển như Gracilaria Arcuata, Ulva Australis. 
  • Cá: cá đối, cá rô phi, cá dìa cũng là một trong những loại cá có khả năng hấp thu được dinh dưỡng dư thừa trong nước thải ao nuôi tôm. Bà con có thể tham khảo các loại cá này để chăn nuôi kết hợp mang lại hiệu quả. 

Kết luận 

Chăn nuôi thủy hải sản mang lại nguồn thu nhập cho bà con xong cũng ảnh hưởng đến môi trường nếu như bà con không xử lý nước thải. Do vậy, với các quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá, tôm, hải sản bên trên, bà con có thể yên tâm xử lý nước nhanh chóng và hiệu quả. 

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *