Là một trong những nguồn phân bón hữu cơ tự nhiên nên phân gà không còn xa lạ với nhiều bà con làm nông. Tuy nhiên, do mỗi loại phân có những đặc điểm, tính chất riêng mà cách sử dụng không giống nhau. Do đó, để đạt năng suất và hiệu quả như mong muốn, mời bà con cùng tham khảo bài viết cách chế biến cũng như cách sử dụng phân gà đúng nhất nhé.
1. Giới thiệu phân gà
Phân gà thuộc nhóm phân chuồng hữu cơ, có nguồn tự nhiên là từ chất thải qua quá trình trao đổi chất của gà. Cùng với các loại phân bò, phân heo, dê,…thì đây cũng là nguồn phân bón tốt cho cây và đất trồng nhất hiện nay. Chính vì thế, ngành nhập khẩu phân gà ở dạng đã qua chế biến tại nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới được diễn ra mạnh mẽ.
2. Thành phần dinh dưỡng
Theo các chuyên gia khuyến nông, phân bón từ chất thải của của gà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng. Thậm chí, nếu so với các loại phân chuồng khác thì hàm lượng này còn cao hơn. Bao gồm từ đạm, lân, kali và phốt pho đến các khoáng chất và nguyên tố vi lượng quan trọng như magie, sắt, lưu huỳnh, kẽm, canxi.
Chưa hết, trong phân còn chứa nhiều dưỡng chất hữu cơ như chất xơ, fulvic, acid humic,… Sử dụng phân gà bón cây giúp cây sinh trưởng khỏe, tăng khả năng ra hoa, thụ phấn, đậu trái và hương vị cho thành phẩm nông sản. Đồng thời, giúp cải thiện đất bị hóa, tăng khả năng giữ nước, khoáng, độ phì nhiêu cho đất. Đặc biệt, phân giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng làm thức ăn cho các sinh vật, lợi khuẩn trong đất phát triển, làm đa dạng hệ sinh thái đất.
Loại phân (đơn vị %) | N | K | P | Canxi | Đạm | Lân |
Phân khô | 2 | 2 | 2 | 2.4 | 1.6 – 1.7 | 0.5 – 0.6 |
Phân tươi | 5 | 2 – 3 | 3 – 4 |
3. Giữa phân gà khô và tươi, loại nào tốt hơn?
Khi sử dụng phân gà để bón cây, ta thường gặp hai dạng chính là phân tươi và phân khô. Chính vì thế, giữa hai loại này đã có không ít người luôn phân vân nên chọn loại nào hơn.
Từ bảng thành phần trong phân gà với tỷ lệ các chất dinh dưỡng trên, ta thấy trong phân của gà dạng tươi có thành hàm lượng Nitơ và Phốt pho cao hơn. Tuy nhiên, đây lại chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hiện tượng cây dễ bị mục úng. Bởi phân gia cầm tươi đều có đặc tính chung là rất nóng, nên nếu bón trực tiếp thì trong quá trình phân hủy sẽ thải ra một lượng nhiệt và khí amoniac rất lớn, dẫn đến cháy cây và cháy rẽ non.
Hơn nữa, phân gia cầm tươi còn là môi trường tốt để các loại khuẩn, nấm và tuyến trùng có hại ẩn dưỡng – chúng có nguồn gốc từ các loại thức ăn mỗi ngày của gia cầm. Vì thế, kết hợp với phần rễ non bị cháy tổn thương trên, những tác nhân gây hại này sẽ tấn công, xâm nhập và gây bệnh cho cây. Từ đó khiến cây chậm phát triển, vàng lá, thối rễ; nguy hiểm hơn là cây bị chết.
Chưa hết, những mầm bệnh, nhất là các khuẩn E. coli, Salmonella có trong phân tươi khi nhiễm vào nông sản sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người sau khi ăn phải. Chúng gây ra các bệnh như thương hàn, tiêu chảy, tổn thương đường ruột…
Ngược lại, phân gà khô mặc dù thành phần N ít hơn nhưng bằng phương pháp ủ đúng cách mà các dưỡng chất không những được lưu giữ mà còn tăng thêm nhiều hữu cơ khác. Đặc biệt là các mối nguy hại từ các mầm bệnh, nấm, vi khuẩn,…được loại bỏ.
Nhìn chung, phân tươi có nhiều dưỡng chất hơn phân khô nhưng lại chứa nhiều mối nguy hiểm gây hại cho cây trồng, đất đai và con người. Vậy cách sử dụng phân gà tốt nhất chính là dùng phân ở dạng khô đã qua phương pháp ủ hoai mục hoặc chế biến thành phẩm xuất nhập khẩu.
4. Cách sử dụng phân gà bón cho cây đúng chuẩn
Để đạt hiệu quả và năng suất như mong muốn, cách bón phân gà cho cây đúng góp một phần không nhỏ. Tùy thuộc vào việc bà dùng loại phân đã qua chế biến như thế nào cũng như dựa vào đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của cây trồng để đưa ra cách bón phù hợp.
Cách bón phân theo truyền thống
Đây là dạng phân gia cầm đã được qua phương pháp ủ truyền thống như ủ với vỏ trấu, mùn cưa hoặc với rơm rạ.
- Phân gà ủ theo truyền thống thường thích hợp nhất là dùng để bón lót, trước khi gieo trồng khoảng 15 ngày. Do phân này thường lâu tan, phân hủy chậm nên cần bón trước vào đất, sau 15 ngày các dưỡng chất mới được chuyển hóa ở dạng dễ dàng hấp thu.
- Nếu dùng bà con nhớ rải theo hàng, xới đất lên để trộn đều với phân. Hoặc nếu bón phân gà cho rau, cây ăn quả với mục đích bón thúc thì khi dùng loại này nhớ rải xung quanh gốc rồi xới đất lên và lấp lại để khi gặp mưa phân không bị đẩy trôi.
Cách dùng phân gà hữu cơ vi sinh
Đây là dòng phân giàu vi sinh vật có lợi, được sản sinh do quá trình ủ hoai mục có sử dụng chế phẩm nấm sinh học Trichoderma Bacillus, EMZEO. Loại phân ủ này rất tốt cho đất, giúp cải tạo đất hiệu quả, đặc biệt giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết ở dạng dễ dàng hấp thụ hơn.
Đồng thời, các vi sinh vật có trong phân còn giúp bảo vệ rễ khỏi các tác nhân gây bệnh như nấm, khuẩn, tuyến trùng hiệu quả. Do đó, phân phù hợp dùng để bón thúc lẫn bón lót.
- Với bón lót, bà con có thể đào hố chuẩn bị trồng cây rồi rải phân vào trong, lấp một lớp đất mỏng rồi cho cây lên trên. Hoặc rải phân theo hàng lên mặt đất hay vùi vào trong đất đều được.
- Khi bón thúc, nên rải phân lên mặt đất, ngoài mép tán cây, cách xa gốc. Bởi như vậy đầu rễ mới hấp thụ hết dinh dưỡng và nước, khoáng.
- Với những các loại rau củ, cây ăn quả ngắn ngày như cà chua, dâu tây, cây họ đậu,….thì cần bón trước 90 – 120 ngày trước khi thu hoạch. Thời gian thích hợp nhất để bón phân chuồng ủ hoai khi bón lót là vào đầu xuân hoặc cuối đông.
Ngoài ra, loại phân gia cầm hữu cơ vi sinh này còn thích hợp dùng để bón sau thu hoạch hoặc cải tạo đất,…
Cách bón phân gà cho cây dạng đóng bao
Đây dòng phân được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hoặc được nhập khẩu từ các nước phát triển như Nhật, Mỹ,…Phân được dùng cho cả bón thúc lẫn bón lót và có thể bón bất cứ lúc nào.
- Khi bón lót thì nên bón theo hàng, rải đều vào từng gốc cây. Có thể xới đất rồi vùi gốc để tránh bị trôi khi gặp trời mưa. Với các loại cây gieo trồng thì trước khi bón có thể rải đều lên.
- Với bón thúc, những loại cây lâu năm, tán lá rộng thì nên bón vào mùa xuân bằng cách đào rãnh, rải đều rồi vùi lấp lại để có hiệu quả tốt nhất.
- Khi bón thúc cho cây ngắn ngày thì nên bón vào mùa xuân hoặc vào mùa sinh trưởng của cây và cần được bón sớm. Đồng thời đọc kỹ hướng dẫn từ nhãn hàng để có số lượng phân cần dùng phù hợp.
5. Cách tự ủ phân gà nhanh hoai mục và tăng dưỡng chất
Hiện nay thị trường nhập khẩu phân gà diễn ra sôi động nhưng bà con nên tận dụng nguồn phân dự trữ sẵn có để tự ủ hơn. Bởi bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học thì giờ đây quá trình này đã trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Điều này góp phần không nhỏ trong việc giúp rút ngắn thời gian và công sức sử dụng cho bà con. Quy trình tự ủ phân của gà nhanh, giàu dưỡng chất như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu ủ
Các nguyên liệu cần có để tạo ra phân gà hữu cơ với chế phẩm sinh học Trichoderma như sau:
- Phân gà dạng tươi: 1 tấn
- Cám gạo: 5 kilogram
- Phân lân: 20 kilogram
- Chế phẩm Trichoderma Bacillus hãng Đức Bình: 2 gói (mỗi gói trọng lượng 200gr). Đây là nấm sinh học nhằm giúp thúc đẩy các vi sinh vật có lợi phát triển, đẩy nhanh quá trình làm hoai mục.
- Khử mùi hôi EMZEO: 1 gói 200gr. Đây là bí quyết để xóa bỏ, khử sạch mùi phân khi ủ.
- Nước sạch
Đây là công thức chung, tùy vào quy mô sử dụng mà bà con ước lượng để tăng giảm số lượng các nguyên liệu có trên nhé.
BẬT MÍ:
- Bà con có thể dùng thêm khoảng 200 kilo phụ phẩm của nông nghiệp, nếu có.
- Có thể tăng thêm lượng bột nấm Trichoderma Bacillus để rút ngắn thời gian phân hủy, giúp phân nhanh hoai mục hơn
Bước 2: Cách tiến hành ủ
Khi tiến hành ủ, người thực hiện làm theo đúng từng bước của quy trình như sau:
- Trước tiên, ta trộn đều các chế phẩm sinh học (nấm trichoderma + khử mùi emzeo) với cám gạo.
- Tiếp theo, rải một lớp phân gà lên bề mặt đất trống, độ dày lớp phân khoảng 7 – 10cm
- Kế tiếp, ta rắc đều phân lân lên trên bề mặt lớp phân này rồi mới rắc hỗn hợp men ủ đã trộn với cám gạo lên trên bề mặt của phân.
- Tưới nước sạch lên hỗn hợp phân gà đã trộn với các nguyên liệu ủ nhằm đảm bảo độ ẩm khi ủ đạt 50-55%. (Có thể dùng tay bốc một nắm phân lên rồi nắm nhẹ để kiểm tra chất lượng độ ẩm, nếu có nước rỉ ra theo kẽ các ngón tay là đạt).
- Sau khi tưới nước thì đảo và trộn đều các hỗn hợp và phân lại với nhau.
- Sau đó, dùng dụng cụ đánh đống phân để ủ lên cao khoảng 1.6m, đường kính rộng 1.8 – 2m.
- Cuối cùng, dùng bạt để che đậy kín đổng ủ vừa giúp tránh mưa nắng lại vừa giúp vi sinh hoạt động tốt nhất.
- Thời gian ủ từ 30 – 35 ngày, trong quá trình này cứ nên cách 2 tuần thì đảo đống ủ 1 lần.
Bước 3: Bảo quản và sử dụng thành quả
Phân được ủ hoai mục nên rất tơi xốp, bà con có thể đóng vào bao tải đóng gói mà không cần xay, rồi cất trữ để dùng cho vụ bón tiếp theo. Nhớ bảo quản ở những nơi khô thoáng, tránh mưa gió, ẩm ướt và tránh ánh nắng của mặt trời. Và dùng để bón lót, bón thúc, bón sau khi thu hoạch, bón cải tạo đất trồng.
Trên đây là bài chia sẻ cách bón phân gà cho cây trồng đúng cách đem lại hiệu quả cao nhất. Nhìn chung, đây là nguồn phân bón giàu dưỡng chất nhất trong các loại phân chuồng, nhưng cách dùng tốt nhất là bà con nên ủ hoai mục như chúng tôi đã chỉ dẫn trên. Chúc người nông luôn có một mùa bội thu, đạt năng suất cao.
⫸ Xem thêm: Tổng hợp tất tần tật cách ủ phân gà hiệu quả từ trước đến nay
⫸ Xem thêm: Phân chuồng là gì? Cách ủ hoai để tăng dưỡng chất và hết mùi hôi