Nếu như bạn đang muốn sử dụng phân hữu cơ được làm từ phân gà để tiết kiệm chi phí nuôi trồng. Bạn cần phải nắm bắt không chỉ một mà nhiều cách ủ phân gà khác nhau như là: cách ủ phân ướt, cách ủ phân gà vi sinh, cách ủ phân bằng vôi. Muốn biết làm sao để ủ phân gà không hôi thì đừng bỏ lỡ bài viết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Phân gà có vai trò gì trong nông nghiệp 

Phân gà là loại phân hữu cơ có ích trong nông nghiệp nuôi trồng và cải tạo đất.. Loại phân này được sử dụng nhiều trong nông nghiệp nuôi trồng, giúp cho người dân có thể tiết kiệm phần nào chi phí phân bón trong chăn nuôi. Tuy nhiên, nếu như là phân chưa được xử lý, chế biến và chưa ủ qua những loại men vi sinh ủ phân gà thì nó sẽ mang khá nhiều mầm mống gây nguy hiểm cho con người và cây trồng.

Phân gà đã ủ là phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng 
Phân gà đã ủ là phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng

Về cơ bản thì phân gà tươi là chất hữu cơ có nhiều vi khuẩn đồng thời cũng mang theo những mầm mống gây bệnh cho cây trồng. Theo như nghiên cứu của các chuyên gia nông nghiệp, người nông dân không nên sử dụng phân gà tươi để bón trực tiếp cho cây trồng. 

Hãy sử dụng phân gà khi đã được ủ đúng cách, phân gà không bị hôi nó sẽ như là một loại phân bón hữu cơ cực tốt. Nếu như biết cách ủ phân gà làm phân bón thì loại phân này sẽ không chỉ tốt cho đất mà sẽ là loại chất dinh dưỡng cho mọi loại cây trồng.

Theo như nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp, phân gà sau khi được ủ đúng cách sẽ có hàm lượng chất hữu cơ hơn hẳn một số loại phân hữu cơ thông thường. Người nông dân sử dụng và bón phân gà sau khi đã được ủ đúng cách sẽ giúp đất có khả năng giữ nước tốt hơn, đất tơi xốp và thông thoáng khí hơn.

Những cách ủ phân gà không hôi cho hiệu quả cao

Có rất nhiều cách thức ủ phân gà khác nhau như là: ủ nóng, ủ nguội kết hợp cả nóng và nguội, ủ vi sinh. Bạn có thể tham khảo những cách được chia sẻ dưới đây.

Chia sẻ 5 phương pháp ủ phân gà nhanh, không hôi 
Chia sẻ 5 phương pháp ủ phân gà nhanh, không hôi

Cách 1: Hướng dẫn ủ phân gà nóng

Ủ phân gà nóng được xem như là một cách ủ phân gà ướt khá đơn giản. Nhưng chất lượng phân sau khi thu được sẽ cho hiệu quả cao trong nông nghiệp. Hàm lượng dinh dưỡng không hề kém cạnh so với những loại phân hữu cơ đang được bán trên thị trường. Cách ủ phân gà nóng sẽ được hướng dẫn trong 3 bước sau đây.

Bước 1: Xếp lớp phân gà

Cách làm của bước này cũng khá đơn giản, bà con hãy lấy phân gà tươi ra khỏi chuồng và xếp lớp với nhau trên mặt phẳng. Độ dày của mỗi tầng phải đều nhau, tuy nhiên đừng quên trang bị thêm lớp lót phía dưới nhé. Nếu không phải nền bê tông và xi măng thì hãy lót thêm  tấm bạt chống thấm.

Bước 2: Trộn phân gà

Sau khi đã xếp lớp phân gà hãy chuẩn supe lân hàm lượng khoảng 2% và 1% vôi bột sau đó trộn đều với nhau. Có thể kiểm tra lại xem cách ủ phân gà nóng với vôi, supe lân này đã có hiệu quả chưa bằng tay. 

Ủ phân gà nóng với thời gian chỉ 40 - 60 ngày 
Ủ phân gà nóng với thời gian chỉ 40 – 60 ngày

Dùng tay bóp thử, nếu như thấy hàm lượng nước nhỏ rò rỉ qua kẽ tay là đạt. Khi đã trộn đều và kiểm tra chất lượng phân gà đa trộn thành phẩm tốt hãy phủ thêm 1 lớp bùn mỏng để ủ. Lưu ý: Duy trì độ ẩm từ 60-70% cho hàm lượng phân gà đã ủ bằng cách sử dụng nước tưới đều xung quanh. 

Bước 3: Chờ thành phẩm khoảng 40 – 60 ngày

Sau khi đã trộn lẫn phân gà và tiến hành ủ ở bước thứ 2 thì bà con sẽ duy trì tưới nước và chờ đợi quá trình phân hủy diễn ra. Bởi vì, hỗn hợp vôi và supe lân khi được trộn lẫn với phân gà ướt sẽ tạo nên môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật sinh sôi và và phát triển mạnh.

Nhiệt độ trong đống phân sẽ tăng dần từ khoảng 3 – 5 ngày ủ. Nhiệt độ sẽ tăng lên theo quá trình phân hủy, phân giải các chất hữu cơ thành vô cơ kết hợp với nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt những mầm bệnh, vi sinh vật gây hại trong đất.

Quá trình ủ phân gà ướt (ủ nóng) sẽ kết thúc trong khoảng 40 – 60 ngày. Tuy nhiên, bà con muốn rút ngắn thời gian ủ có thể sử dụng men vi sinh ủ phân gà. Tuy nhiên, hãy tham khảo thêm những kỹ sư chăn nuôi để biết loại men vi sinh nào phù hợp hơn nhé.

Thêm men vi sinh để đẩy nhanh hoạt động của vi sinh vật 
Thêm men vi sinh để đẩy nhanh hoạt động của vi sinh vật

Cách 2: Ủ phân gà nguội

Cách ủ phân gà nguội có cách làm hoàn toàn ngược lại so với cách ủ nóng bên trên, cụ thể:

  • Cũng lấy phân gà tươi ra khỏi chuồng và và xếp từng lớp chồng lên nhau như một đống cát. Kích thích phù hợp của động phân có thể rộng từ 2 đến 3m tùy vào diện tích sân và số lượng nguyên liệu, chiều cao trong khoảng từ 1m6 – 1m7 là vừa. 
  • Rải thêm phân lân (có chứa nitơ) với hàm lượng chiếm khoảng 2% vào từng lớp trong quá trình chất đống. Sau đó dùng dụng cụ có sẵn để nén chặt đống phân lại, loại bỏ bớt khí có trong phân. 
  • Tiến hành trộn thêm bùn, vỏ dừa, vụn gỗ, lấy cây khô, trấu,… ( rác thải hữu cơ khô) vào và lại tiếp tục nén chặt. Nếu muốn quá trình ủ phân được diễn ra nhanh hơn, có thể tham khảo trộn thêm chế phẩm ủ phân gà là vi sinh EcoClean Compost trước khi nén đống phân. 
  • Đắp kín đống phân bằng bùn và giành thời gian chờ đợi. 

Đối với phương pháp này, thời gian ủ sẽ kéo dài hơn so với phương pháp ủ nóng, có thể lên tới 9 đến 12 tháng. Lý do là vì khi nén chặt, hàm lượng oxy có trong đống là rất thấp, do đó hoạt động của vi sinh vật phát triển cũng bị chậm lại, nhiệt độ trong đống phân cũng thấp hơn (30 đến 40 độ C). Nhưng bù lại, hiệu quả phân gà cho ra sẽ cao hơn khi chứa hàm lượng đạm và các chất dinh dưỡng nhiều. 

Phương pháp  ủ nguội cho ra phân gà giàu dinh dưỡng 
Phương pháp  ủ nguội cho ra phân gà giàu dinh dưỡng

Cách 3: Kết hợp 2 cách ủ nóng và nguội

Đây là cách ủ phân gà có sự kết hợp giữa 2 phương pháp ủ bên trên, tận dụng được ưu điểm của ủ nóng và lấy được ưu điểm của ủ nguội. Cách làm như sau: 

  • Bước đầu vẫn lấy phân ra khỏi chuồng và xếp đống trên sàn không thấm nước, tưới thêm bước để giữ ẩm. Tất nhiên vẫn sẽ trộn thêm lân, vôi bột và chế phẩm sinh học để tăng tốc quá trình ủ lên nhanh hơn. 
  • Sau khoảng 4 – 6 ngày ủ nóng, tiến hành nén chặt đống phân và phủ thêm một lớp phân thứ 2 y như bước vừa làm bên trên sao cho hết nguyên liệu là được. Lưu ý phải nén chặt toàn bộ nguyên liệu để hạn chế oxy, đây chính là công đoạn ủ lạnh trong phương pháp này. 

Với cách làm này, thời gian ủ sẽ nhanh hơn so với ủ nguội, chất lượng phân cho ra chứa đạm và chất dinh dưỡng nhiều hơn so với ủ nóng. Bù lại hơi tốn công sức những thành quả mang lại là vô cùng cần thiết cho cây trồng và cho bà con. 

Kết hợp ủ nóng và ủ nguội tạo thành cách ủ phân gà 
Kết hợp ủ nóng và ủ nguội tạo thành cách ủ phân gà

Cách 4: Cách ủ phân gà với trichoderma (nấm Trichoderma) 

Chia sẻ cho bà con nông dân một phương pháp ủ phân gà vô cùng hiệu quả đang được áp dụng phổ biến hiện nay đó là ủ phân gà với chế phẩm nấm Trichoderma. Với cách ủ này, phân bà con thu được sẽ có chất lượng cao khi không chỉ giàu dinh dưỡng, nhiều đạm mà còn có khả năng giúp cây chống được các mầm bệnh gây hại. 

Để thực hiện phương pháp ủ phân gà với chế phẩm nấm trichoderma vô cùng đơn giản. Bà con chỉ cần làm theo các bước dưới đây là sau tầm 4 đến 5 tháng sẽ có phân gà chất lượng đem đi sử dụng cho cây trồng đạt hiệu quả cao. Đây cũng chính là cách ủ phân gà nhanh nhất được khuyên dùng. 

  • Trộn đều tất cả nguyên liệu phân với chế phẩm trichoderma sau đó chất thành đống. 
  • Hòa lân vào nước tạo thành dung dịch đem tưới đều lên đống phân đã chất. Để kiểm tra dung dịch nước và lân đã đủ hay chưa, bà con dùng tay bóp chặt nắm phân đã tưới trên tay sao cho thấy nước rỉ rỉ qua kẽ ngón là được. 
  • Đậy kín đống phân bằng bạt để tránh nước mưa và gió và ủ. 
  • Cần đảm bảo duy trì đủ độ ẩm bằng cách thực hiện tưới nước mỗi ngày với liều lượng giống như bên trên, không được quá ướt cũng không nên quá khô. 
  • Chỉ sau khoảng tầm 4 đến 5 tháng tùy kích thước mà bà con có thể thu được phân hoai mục hoàn toàn và đem đi sử dụng được ngay. 
Ủ phân với Trichoderma được khuyên dùng hiện nay 
Ủ phân với Trichoderma được khuyên dùng hiện nay

Cách 5: Cách ủ phân gà với vôi bột 

Ngoài 4 cách ủ phân bên trên ra thì vẫn còn một phương pháp ủ nhanh oai nữa là khi ủ với vôi bột. Vôi bột hay còn được gọi là canxi cacbonat là chất có tính kiềm nên trung hòa được độ axit có trong đống phân. Từ đó tạo ra môi trường cân bằng giúp cho các vi sinh vật hoạt động phân hủy chất thải thuận lợi. Dưới đây là cách làm phân với vôi bột mời bà con tham khảo: 

  • Trộn các vật liệu hữu cơ giàu carbon như: lá khô, giấy báo, rơm,… với phân gà sao cho tỉ lệ 3:1 ( phân gà chỉ chiếm 1/4 phần trong đống). Điều này sẽ giúp tạo ra phân hữu cơ cân bằng hơn so với phân thông thường. 
  • Rải vôi bột lên trên hỗn hợp với tỉ lệ là 0.25kg đến 5kg / 1 mét vuông hỗn hợp phân đã trộn. Tiếp tục trộn đều để các thành phần được hòa vào nhau. 
  • Đảm bảo độ ẩm trong đống phân, có thể tưới thêm nước nếu khô hoặc thêm nguyên liệu nếu quá ẩm. Trường hợp quá ẩm sẽ làm cho quá trình ủ phân bị chậm lại so với tốc độ bình thường nên có. 
  • Che đống phân bằng bạt để phủ kín, tạo nhiệt độ đống phân ổn định từ 54 đến 60 độ C.
  • Cứ 2 tuần sẽ thực hiện đảo đống phân một lần để sục khí, đẩy nhanh tiến độ. 
  • Chỉ sau 3 đến 6 tháng tùy vào điều kiện thời tiết mà nhà nông có thể lấy phân ra sử dụng ngay khi đạt yêu cầu. 
Ủ phân với vôi bột được dân gian truyền tay nhau 
Ủ phân với vôi bột được dân gian truyền tay nhau

Kết luận 

Bên trên là 5 cách ủ phân gà không hôi, nhanh hoai mục được áp dụng nhiều hiện nay. Có thể thấy, ủ phân với chế phẩm vi sinh là biện pháp an toàn và mang lại hiệu quả nhất. Bà con có thể tham khảo áp dụng để đem về phân giàu dinh dưỡng bón cho cây trồng, cải tạo đất màu mỡ. 

⫸ Xem thêm: Cách bón phân gà cho cây trồng như thế nào mới hiệu quả cao?

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *