Hiện nay, phân hữu cơ chiếm vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp quy mô lớn nhỏ. Tuy nhiên, muốn ứng dụng phân hữu cơ hiệu quả thì hiểu về cách sử dụng thôi chưa đủ mà còn phải nắm được các phân loại của chúng. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp chi tiết về các loại phân bón hữu cơ cùng những thông tin liên quan, mời mọi người cùng tham khảo.
Tìm hiểu về phân hữu cơ
Phân hữu cơ là phân bón đặc biệt có lợi cho cây trồng khi cung cấp được đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh tường và phát triển. Đặc biệt phân này được sản xuất từ nguồn gốc tự nhiên, cụ thể là các nguyên liệu hữu cơ có trong cuộc sống như: phân chuồng, chất thải hữu cơ,….
Bên cạnh nguồn gốc sạch thì phân hữu cơ hoàn toàn không chứa các chất hóa học tổng hợp hay các chất phụ gia nhân tạo. Thay vào đó là được tạo nên từ quá trình thủy phân sinh học tự nhiên có chứa các vi sinh vật trong đó như vi khuẩn, nấm mốc hay côn trùng. Nhờ vậy, phân hữu cơ không chỉ cung cấp được các chất dinh dưỡng cho cây mà còn thân thiện với môi trường, bảo vệ được sức khỏe người tiêu dùng.
Ưu nhược điểm của phân hữu cơ là gì?
Tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của các loại phân bón hữu cơ để hiểu hơn về chúng, qua đó ứng dụng vào thực tiễn được hiệu quả hơn.
Ưu điểm
- Cung cấp được đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
- Cân bằng được hệ vi sinh vật có trong đất giúp đất ổn định và màu mỡ hơn. Đặc biệt là hạn chế được tình trạng thoái hóa và xói mòn ở đất.
- Thân thiện với môi trường và con người khi tận dụng được nguồn rác thải vô cơ. Đồng thời, phân cũng sẽ phân hủy hoàn toàn vào đất hoặc chuyển biến thành các chất dinh dưỡng được cây hấp thụ theo thời gian nên sẽ không để lại tàn dư trong môi trường.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư cho nông nghiệp khi có thể tự sản xuất phân tại nhà, gia tăng năng suất trồng trọt và gặt hái.
- Thay thế được phân vô cơ để giúp cải thiện phát triển của cây.
Nhược điểm
Mặc dù là phân bón đem lại lợi ích cho cây trồng nhưng cũng không tránh được một vài hạn chế. Dưới đây là nhược điểm của phân bón hữu cơ:
- Đa phần các loại phân bón hữu cơ đều có mùi hơi hắc, khá khó ngửi.
- Tỷ lệ dinh dưỡng khó xác định được. Tùy vào nguyên liệu sản xuất mà thành phần dinh dưỡng trong phân không giống nhau.
- Mất nhiều thời gian phân hủy nên hiệu quả khá chậm.
Các loại phân bón hữu cơ hiện nay
Phân hữu cơ gồm những loại nào là câu hỏi được nhiều nhà nông thắc mắc. Vì nguồn gốc sản xuất đa dạng nên phân hữu cơ cũng được chia làm nhiều phân loại, cụ thể là phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ công nghiệp.
Phân hữu cơ truyền thống
Phân hữu cơ truyền thống là phân được làm từ phương pháp ủ truyền thống với các nguyên liệu là rác thải sinh hoạt hữu cơ hoặc phụ phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản,… Chúng thường chứa các chất dinh dưỡng vi lượng, trung lượng, khoáng đa lượng cho cây phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả lại khá chậm và hàm lượng dinh dưỡng cũng không cao.
Các loại phân bón hữu cơ truyền thống bao gồm:
- Phân xanh: được làm từ nguyên liệu là lá cây, thân cây. Loại phân này có công dụng chủ yếu là bảo vệ đất, cải tạo đất trồng hiệu quả và hạn chế được xói mòn.
- Phân rác: có nguồn gốc làm từ lá cây, thân cây hay rơm rạ,… sau khi trở thành phân có công dụng giúp cho đất tơi xốp, ổn định và tăng độ bám chắc.
- Phân chuồng: là phân được làm từ phân và nước tiểu của động vật. Trong phân có chứa các chất khoáng đa trung vi lượng giúp đất màu mỡ và phì nhiêu hơn, tạo điều kiện cho rễ cây hấp thu và phát triển.
- Than bùn: bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất giúp tăng độ phù nhiêu. Tuy nhiên cách chế biến khá phức tạp nên ít người áp dụng.
Các loại phân hữu cơ truyền thống mặc dù đều bổ sung dưỡng chất cho đất giúp cây phát triển nhưng mỗi loại đều sẽ có những đặc điểm khác nhau. Khi sử dụng, nhà nông cần hết sức lưu ý để mang lại hiệu quả là cao nhất.
Phân hữu cơ công nghiệp
Các loại phân bón hữu cơ công nghiệp bao gồm 3 loại dưới đây, mỗi loại đều có có tính chất và đặc điểm riêng khác nhau, chi tiết như sau:
Phân hữu cơ vi sinh
Đây là loại phân có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh có ích tham gia vào quá trình. Sản xuất được làm bằng cách ủ men các nguyên liệu hữu cơ đã được phối trộn và xử lý cùng với các chủng vi sinh đó. Sau đó tạo thành phân vi sinh hữu cơ có tác dụng chủ yếu là cải tạo đất. Từ đó giúp cây trồng có nhiều dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thu mạnh để phát triển.
Trên thực tế, muốn tạo ra phân hữu cơ vi sinh cuối cùng là không hề đơn giản với những ai chưa có kinh nghiệm. Nếu thực hiện không đúng cách hoặc thời gian ủ chưa đủ thì hiệu quả phân cho ra sẽ không được chất lượng.
Để tạo đảm bảo mang lại hiệu quả tốt, trong quá trình làm phân bạn có thể kết hợp thêm các loại như: phân bón vi sinh EcoStim hoặc vi sinh ủ phân EcoClean Compost. Chúng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình thủy phân các nguyên liệu hữu cơ và giải phóng dinh dưỡng. Qua đó, phân có chứa các thành phần dinh dưỡng đem bón giúp cây trồng phát triển và tăng năng suất cuối mùa.
Phân hữu cơ sinh học
Trong thành phần của phân bón hữu cơ sinh học có chứa các chất hữu cơ và một hoặc nhiều chất sinh học. Ví dụ như: acid humic, acid amin, acid fulvic, vitamin,… Ngoài vai trò giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây thì phân hữu cơ sinh học còn kích thích tăng sinh trưởng ở thực vật. Đồng thời giữ nước cho đất, hỗ trợ các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động ổn định.
Đối với loại phân này, khi nhà nông sử dụng sẽ mang về những lợi ích như:
- Bổ sung các chất dinh dưỡng giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Tăng được sức đề kháng để chống chọi lại với các mầm bệnh.
- Cung cấp các vi sinh vật phải giải chất mà cây khó hấp thụ, từ đó biến các chất này thành dạng dễ hấp thu hơn. Vừa đẩy nhanh quá trình vừa nâng cao hiệu quả cho cây kịp thời phát triển.
- Có thể dùng phân cho mọi giai đoạn ở cây trồng mà vẫn đạt hiệu quả tốt. Đặc biệt là thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn cho các sinh vật xung quanh.
Sử dụng phân bón sinh học là giải pháp tối ưu cho nhiều nhà nông, tuy nhiên giá thành loại phân này cao hơn so với các loại phân bón hữu cơ khác ở trên thị trường.
Phân hữu cơ khoáng
Phân khoáng hữu cơ được sản xuất từ nguyên liệu lành tính đến từ thiên nhiên như: phế phẩm thực vật hay thực vật,… Đồng thời được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ nên thành phần có chứa N, P , K.
Với hàm lượng dinh dưỡng khá cao nên phân hữu cơ khoáng được sử dụng khá rộng rãi trong nền nông nghiệp hiện nay. Xong tính chất an toàn với cả môi trường, cây trồng, vật nuôi và cả con người khi tiếp xúc nên loại phân này cũng được ưa chuộng. Tuy nhiên, liều lượng phân bón cũng cần hạn chế vì khi bón quá nhiều trong một thời gian dài, đất và hệ sinh vật bên trong đất có thể bị gây hại.
Hướng dẫn cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ hiệu quả cao
Để giúp nhà nông có thể sử dụng phân bón hữu cơ một cách hiệu quả nhất, dưới đây sẽ là chia sẻ về hướng dẫn sử dụng phân sao cho đúng loại, đúng liệu lượng giúp cây hấp thụ tốt.
Tìm hiểu về nhu cầu cây trồng hiện tại:
Được biết, mỗi loại cây trồng đều sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Do vậy, hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của từng loại để chọn và phân bổ với tỷ lệ phân phù hợp nhất. Điều này giúp đảm bảo rằng cây sẽ nhận được đúng chất dinh dưỡng đang cần cho sự phát triển.
Lựa chọn loại phân thích hợp:
Khi đã xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây, nhà nông cần chọn được loại phân phù hợp có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết đó. Bởi hiện nay, có rất nhiều loại phân bón hữu cơ, mỗi loại đều có tính chất và đặc điểm riêng. Do đó, hãy tìm hiểu về các loại phân bón hữu cơ để đưa ra lựa chọn hoàn hảo nhất.
Định lượng phân bón:
Muốn tối ưu được việc bón phân, tránh quá ít hay dư thừa thì việc định lượng phân là rất cần thiết. Nếu bón quá ít, cây sẽ không đủ để hấp thu nên không thấy rõ được hiệu quả. Nếu bón quá nhiều, không chỉ tốn chi phí mà còn có thể vô tình gây hại đến cây và cả đất. Chính vì thế, hãy tham khảo hướng dẫn về liều lượng của người bán để điều chỉnh cho phù hợp.
Một vài sản phẩm phân bón hữu cơ tốt đang được ưa chuộng
- Phân bón lá hữu cơ cao cấp O – Mic: được tổng hợp từ canxi và dịch trùn quế với công dụng giúp phát triển lá cây to khỏe, xanh bóng, kích hoa ra đều và đẹp.
- Phân bón hữu cơ EcoClean: ủ từ thực phẩm hoặc từ mụn dừa: ứng dụng có thể đem đi tưới rau hoặc bón cho cây trồng giúp bổ sung di dưỡng.
- Phân vi sinh cải tạo đất hữu cơ Ecostim: thuộc loại hữu cơ vi sinh dạng nấm ăn toàn cho môi trường. Công dụng giúp cho cây cứng cáp, rễ chắc khỏe, cành lá tươi tốt hơn.
- Phân hữu cơ sinh học viên nén Minro: tăng khả năng giữ nước, làm đất tơi xốp, kích thích phát triển hệ sinh vật trong đất.
Lời kết
Với các loại phân bón hữu cơ có ích cho cây trồng bên trên, tin rằng chúng có thể giúp cây phát triển tốt và khắc phục năng suất cây trồng đến cuối mùa vụ. Đặc biệt là cải tạo được đất, trống suy hóa và xói mòn hiệu quả.